Câu cầu khiến và những điều bạn có thể chưa biết. Giải đáp tất cả các thắc mắc về câu cầu khiến

Trong giao tiếp hằng ngày khi muốn nhờ đến sự giúp đỡ hoặc yêu cầu ai đó làm gì các bạn sẽ nói như thế nào để vẫn giữ được phép lịch sự? Câu trả lời là sử dụng câu cầu khiến – một điểm ngữ pháp không khó bắt gặp trong các bài thi lớn nhỏ cũng như các tình huống giao tiếp hàng ngày. Các bạn đã nắm chắc các cấu trúc của loại câu này chưa? Hãy cùng FLYER tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Câu cầu khiến
Cấu trúc câu cầu khiến trong tiếng Anh

1. Câu cầu khiến là gì?

Câu cầu khiến (Imperative Sentence) là loại câu dùng để diễn tả mong muốn, nguyện vọng hoặc dùng để yêu cầu nhờ vả ai đó làm/ không làm điều gì. 

Ví dụ:

  • Could you please seat our party near that window?

Bạn có thể sắp xếp bữa tiệc của chúng tôi gần cái cửa sổ đó không?

  • When you hear your name, raise your voice.

Khi bạn nghe thấy tên của mình, hãy lên tiếng.

Trong trường hợp câu không có tân ngữ (người được yêu cầu) thì ta ngầm hiểu người được cầu khiến  là người nghe.

Ví dụ:

  • Say hello to my new friends!

Hãy gửi lời chào đến những người bạn mới của tôi!

  • Stop feeding the ducks at the lake.

Đừng cho lũ vịt trong hồ thức ăn nữa.

-> Giải thích: Trong trường hợp này chúng ta có thể hiểu rằng người được cầu khiến là người đang cho “lũ vịt” ăn.

2. Các cách dùng câu cầu khiến

cách dùng câu cầu khiến
Các cách dùng câu cầu khiến

Câu cầu khiến trong tiếng Anh có khá nhiều cách dùng, chúng ta cùng tìm hiểu nhé:

2.1. Ra chỉ thị trực tiếp

Trong các tình huống khẩn cấp, hoặc yêu cầu người khác phải thực hiện nhanh chóng các bạn có thể sử dụng câu cầu khiến, trong các trường hợp này câu thường ngắn gọn, đôi khi chỉ còn lại động từ, có thêm cảm xúc và dấu chấm than cuối câu.

Ví dụ:

  • Tidy your room!

Dọn phòng của con ngay.

  • Go!

Đi ngay!

  • Run!

Chạy đi!

2.2. Dùng trong hướng dẫn, biển báo

Các bạn có thể bắt gặp dạng cầu khiến này khi đọc hướng dẫn sử dụng, các biển hướng dẫn trên các phương tiện công cộng,….hoặc chỉ đường, phương hướng cho người khác.Trong các trường hợp này thì câu cầu khiến sẽ được lược bỏ chủ ngữ và ngầm hiểu đối tượng là người đọc.

Ví dụ:

  • Walk along this road and turn right.

Hãy đi dọc theo con đường này và rẽ phải.

  • Boil the milk for at least three to four minutes before using.

Đun sữa ít nhất từ ba đến bốn phút trước khi sử dụng.

  • Put them in the fridge for 6 – 10 minutes.

Bỏ chúng vào tủ lạnh trong 6 – 10 phút.

2.3. Đưa ra lời mời

Các bạn có thể đưa ra những lời mời bằng câu cầu khiến như trong các ví dụ sau:

  • Come with me for dinner.

Hãy đến ăn bữa tối với chúng tôi nhé.

  • Let us go for a walk.

Chúng ta hãy đi dạo một chút.

  • Please cooperate with our team.

Hãy tham gia cùng đội chúng tôi.

2.4. Đưa ra lời khuyên

Đưa ra lời khuyên bằng câu cầu khiến cũng là một cách dùng khá phổ biến.

Ví dụ:

  • Don’t open the door unless your mom or your dad are at home.

Đừng bao giờ mở cửa trừ khi cha hoặc mẹ bạn ở nhà.

  • Don’t forget to carry an umbrella or a raincoat.

Đừng quên mang theo một cái ô hoặc áo mưa của con đó.

  • Drink a lot of juice.

Hãy uống nhiều nước ép.

3. Cấu trúc câu cầu khiến

3.1. Let/ Permit/ Allow

Cấu trúc:

Let + somebody + V + something

Permit/ Allow + somebody + to V + something

Ba cấu trúc trên đều mang nghĩa là “Cho phép/ để ai đó làm gì” trong các trường hợp trang trọng, lịch sự.

Ví dụ:

  • Please let me off at the next traffic light.

Để tôi xuống ở cột đèn giao thông tiếp theo nhé.

  • Allow me to talk with her in 1 minute.

Hãy để tôi nói chuyện với cô ấy trong 1 phút thôi.

  • Please permit me to have tomorrow’s class off.

Xin cho em được nghỉ buổi học ngày mai.

3.2. Get

Cấu trúc khẳng định:

Get + somebody/ something + to V 

Chúng ta dùng cấu trúc này đối với những đối tượng không phải là còn người.

Ví dụ:

  • Get all the lights to shut down before you leave.

Tắt hết điện trước khi bạn rời đi.

  • Get your room to be cleaned up now.

Làm sạch phòng của con bây giờ đi.

Cấu trúc bị động:

Get + something + done

Khác với cấu trúc khẳng định, cấu trúc phủ định của “get” đi với “V-pp” (không có “to”).

Ví dụ:

  • I got my hair dyed yesterday. 

Tôi đã đi nhuộm tóc ngày hôm qua.

  • She is getting her homework done before her teacher gets angry.

Cô ấy đang làm xong bài tập trước khi thầy giáo của cô ấy nổi giận.

cấu trúc câu cầu khiến
Các cấu trúc câu cầu khiến.

3.3. Do

Cấu trúc: 

Do + V + something

Đây là một cấu trúc đặc biệt., dùng để nhấn mạnh hành động đưa ra trong lời yêu cầu, xin lỗi, phàn nàn…

Ví dụ:

  • Do try to keep the noise down, guys.

Các bạn hãy hạ giọng xuống.

  • Do forgive us. We didn’t mean to offend you.

Hãy tha thứ cho chúng tôi. Chúng tôi không hề xúc phạm các bạn.

3.4. Help

Help + somebody + V/ to V + something

Cấu trúc này mang nghĩa là “Giúp ai đó làm gì”, dùng khi muốn nhờ vả ai đó.

Ví dụ:

  • Help me get out of here.

Hãy giúp tôi ra khỏi đây.

  • Please help hể open that door.

Làm ơn hãy giúp cô ấy mở cánh cửa đó.

3.5. Need/ Want

Cấu trúc:

S + want/ need + something + (to be) + Vpp

Các bạn dùng cấu trúc này khi thể hiện ý muốn của ai đó phải làm gì cho mình (với ý nghĩa ra lệnh)

Ví dụ:

  • I want my account to be checked right now.

Tôi muốn tài khoản của tôi được kiểm tra ngay lập tức.

  • I need my history project done right away

Tôi muốn làm xong dự án lịch sử ngay lập tức.

  • She needs to get it done today.

Cô ấy cần hoàn thành nó trong hôm nay.

  • I want this assignment to be done as quickly as possible.

Tôi muốn bài tập này hoàn thành nhanh nhất có thể.

3.6. Can/ Could/ Would/ Will

Chúng ta có thể sử dụng một số mẫu câu nghi vấn để nhờ vả, hỏi sự giúp đỡ hoặc yêu cầu người khác làm gì.

Cấu trúc:

Could/ Can/ Would/ Will + S + V +…(please)?

Cấu trúc này có nghĩa là “Ai có thể vui lòng làm gì”, dùng khi nhờ vả ai đó làm gì.

Lưu ý: “Could”/ “Would” dùng trong các trường hợp cần lịch sự, “Can”/ “Will” mang tính chất suồng sã hơn.

Ví dụ:

  • Could I use your phone a bit?

Tôi có thể dùng điện của anh một chút được không?

  • Can you talk louder?

Bạn có thể nói to lên một chút không?

  • Would you please count the change one more time?

Bạn có thể đếm lại tiền thừa một lần nữa không?

  • Will anyone lend me 500 bucks?

Có thể có ai cho tôi mượn 500 đô được không?

3.7. Question tag (Câu hỏi đuôi)

Có bốn nguyên tắc khi sử dụng câu hỏi đuôi với câu cầu khiến. 

Quy tắc 1: Sau một câu đề nghị, câu mời, lời khuyên, lời đề nghị,… chúng ta sẽ dùng “will/ can/ could/ would you?” với ý nghĩa khẳng định (mong muốn người đó thực hiện hành động); và “won’t/ can’t/ couldn’t/ wouldn’t you?” với ý nghĩa phủ định (hay không muốn người đó thực hiện hành động)

Ví dụ:

  • Lend me a buck, can you?

Có thể cho tôi vay một đồng không?

  • Keep going, won’t you?

Đừng tiếp tục nữa nhé.

Quy tắc 2: Nếu câu cầu khiến bắt đầu bằng “Don’t” thì câu hỏi đuôi sẽ là “will you?”

Ví dụ:

  • Don’t make any noises, will you?

Đừng gây ra bất cứ tiếng ồn nào.

  • Don’t ever speak to me like that again, will you?

Đừng bao giờ nói chuyện với tôi như thế này nữa.

Quy tắc 3:  Nếu câu cầu khiến bắt đầu bằng “Let’s” hoặc “Let us” thì câu hỏi đuôi sẽ là “will you?”

Ví dụ:

  • Let’s sit under the tree, shall we?

Chúng ta hãy ngồi dưới cái cây.

  • Let us help you guys.

Hãy để chúng tôi giúp các bạn.

Quy tắc 4: Sau Let him/ them/ me các bạn phải dùng “will you?” 

Ví dụ:

  • Let your daughter do whatever she likes, will you?

Để con gái anh làm những gì con bé thích.

  • Let them come in, will you?

Hãy để bọn họ đi vào.

bài tập câu cầu khiến
Bài tập về câu cầu khiến

4. Bài tập ôn luyện câu cầu khiến

Bài tập: Hoàn thành các câu sau bằng những từ cho sẵn trong ngoặc.

1. smoke in the room (not/ to smoke)

2.  careful on that hill though. (To be)

3. afraid, we are always by your side. (Not/ to be)

4.   your car carefully if the wind blows. (To drive)

5. to call me after reaching the destination. (Not/ to forget)

6. me some food or anything from the refrigerator. (To get)

7.   time or you will lose it (To take)

8. too loud at public places (Not/ to talk)

9. to brush your teeth after eating. (Not/ to forget)

10. quiet, sir! (To be)

5. Tổng kết 

Qua phần lý thuyết và luyện tập trên, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn rõ hơn về câu cầu khiến rồi đúng không nào? Chỉ cần nhớ rằng câu cầu khiến dùng để diễn tả yêu cầu của người nói bằng nhiều giọng điệu khác nhau, và thường được lược bỏ chủ ngữ. Đừng quên luyện tập chăm chỉ bằng cách đọc lại lý thuyết, áp dụng làm bài tập thường xuyên cũng như vào ứng dụng vào thực tế, bạn sẽ không còn lúng tùng nếu có gặp mẫu câu này trong bài thi nữa.

Để luyện tập nhiều hơn với câu cầu khiến cùng hàng ngàn điểm ngữ pháp khác, hãy đăng ký ngay tài khoản tại Phòng luyện thi ảo FLYER. Rất nhiều bộ đề kết hợp các tính năng game hấp dẫn đang chờ bạn khám phá. Với giao diện đầy màu sắc vô cùng bắt mắt, phương pháp học mới lạ, cùng các phần quà hấp dẫn, FLYER tin chắc rằng buổi học tiếng Anh của bạn sẽ vô cùng thú vị đấy. 

Đừng quên tham gia ngay nhóm Luyện Thi Cambridge & TOEFL cùng FLYER để được cập nhật các kiến thức vài tài liệu tiếng Anh mới nhất nhé.

Xem thêm:

    ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM FLYER

    ✅ Trải nghiệm miễn phí ôn luyện phòng thi ảo chuẩn quốc tế
    ✅ Truy cập 1700+ đề thi thử & bài luyện tập mọi cấp độ Cambridge, TOEFL, IOE, thi vào chuyên...
    ✅ Chấm, chữa bài luyện Nói chi tiết với AI Speaking

    Comments

    Subscribe
    Notify of
    guest

    0 Comments
    Oldest
    Newest Most Voted
    Inline Feedbacks
    View all comments
    Thúy Quỳnh
    Thúy Quỳnh
    Your time is limited, so don’t waste it living someone else’s life. Don’t be trapped by dogma, which is living with the results of other people’s thinking. Don’t let the noise of others’ opinions drown out your own inner voice. And most important, have the courage to follow your heart and intuition.

    Related Posts