CEFR là gì? Và những điều CẦN BIẾT về chứng chỉ tiếng Anh tại Việt Nam

Chắc hẳn bạn đã hơn một lần nghe những câu nói như “Tôi có bằng B1 tiếng Anh” hay “Tôi đang ôn thi lấy chứng chỉ tiếng Anh B2.” Vậy B1 hay B2 có nghĩa là gì? Đây chính là những cấp độ trong khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung Châu Âu (Common European Framework of Reference for Languages – CEFR). CEFR có tất cả bao nhiêu cấp độ? Làm sao để hiểu rõ chứng chỉ tiếng Anh của mình có thứ hạng như thế nào trên khung CEFR? Hãy cùng FLYER tìm hiểu về tiêu chuẩn này, và xem bạn đang ở cấp độ nào nhé!

1. CEFR gồm những cấp độ nào?

CEFR là một tiêu chuẩn quốc tế được thành lập bởi Hội đồng Châu Âu nhằm đánh giá khả năng ngôn ngữ của bạn với 6 cấp độ, bao gồm A1, A2, B1, B2, C1 và C2.

Thực tế, khi không quá khắt khe về mặt học thuật, người học thường … áng chừng khả năng ngôn ngữ của mình mỗi khi cần giới thiệu về bản thân, nói rằng tiếng Anh của tôi ở mức B2, tiếng Đức của tôi ở mức A1 chẳng hạn. Tuy nhiên, cũng có các kì thi chính thống để họ biết được chắn chắn khả năng ngôn ngữ của họ hiện đang ở cấp độ nào. Có thể kể đến các kì thi lấy chứng chỉ tiếng Anh các trình độ của Cambridge được thực hiện tại các trung tâm ủy quyền của Cambridge, hoặc các kì thi cấp chứng chỉ tiếng Anh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.


Trước tiên, hãy cùng xem khả năng ngôn ngữ ở mỗi cấp độ cụ thể theo CEFR ra sao nhé.

1.1 Level A: Người dùng ngôn ngữ căn bản

Level A gồm có A1 Người mới bắt đầu (Beginner) và A2 Cơ bản (Elementary)

A1- Beginner

  • Có khả năng hiểu và sử dụng các cấu trúc câu đơn giản nhằm đáp ứng những yêu cầu cụ thể.
  • Có khả năng giới thiệu bản thân và hỏi người khác về thông tin cá nhân của họ
  • Có thể giao tiếp một cách đơn giản khi người nói có tốc độ nói chậm rãi và rõ ràng

A2 – Elementary

  • Có thể hiểu các câu và các cụm từ thông thường trong những hầu hết các chủ đề quen thuộc như mua sắm, gia đình, công việc, v..v
  • Có thể giao tiếp đơn giản, thực hiện các yêu cầu cơ bản và nắm bắt được thông tin khi giao tiếp trong các bối cảnh quen thuộc.
  • Có thể dùng từ vựng đơn giản để miêu tả những nhu cầu cấp bách.
Vượt qua bài thi Flyers Cambridge, học sinh được công nhận trình độ tiếng Anh A2

1.2 Level B: Người dùng ngôn ngữ độc lập

Level B gồm có B1 Trung cấp (Intermediate) và B2 Cao trung cấp (Upper Intermediate)

B1 – Intermediate

  • Có khả năng hiểu những ý chính của các chủ đề quen thuộc thường gặp trong công việc, ở trường học hay khu vui chơi…
  • Có thể xử lý hầu hết các tình huống có thể xảy ra trong giao tiếp khi đi du lịch
  • Nói/viết các câu đơn giản liên quan đến sở thích cá nhân
  • Có thể miêu tả các sự kiện, các trải nghiệm, giấc mơ, hay tham vọng của mình và đưa ra những nguyên nhân, giải thích ngắn gọn cho các ý kiến và dự định đó
Bài thi PET Cambridge thuộc level B1 – người dùng ngôn ngữ trung cấp

B2 – Upper Intermediate

  • Có khả năng hiểu các ý chính trong văn bản phức tạp, ví dụ như các vấn đề kỹ thuật trong chuyên ngành của người học
  • Giao tiếp một cách tự nhiên và lưu loát với người bản địa, không gây sự hiểu lầm giữa đôi bên
  • Có khả năng sử dụng các câu chi tiết, rõ ràng trong nhiều chủ đề khác nhau

1.3 Level C: Người dùng ngôn ngữ thành thạo

Level C bao gồm C1 Cao cấp (Advanced) và C2 Thông thạo (Proficiency)

C1 – Advanced

  • Có khả năng hiểu các loại văn bản dài và phức tạp
  • Biểu hiện khả năng ngôn ngữ một cách tự nhiên, thuần thục mà không gặp phải nhiều khó khăn
  • Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ trong các mục đích xã hội, học tập hay công việc
  • Có khả năng dùng các câu có cấu trúc chặt chẽ, rõ ý về những đề tài phức tạp

C2 – Proficiency

  • Có khả năng hiểu một cách dễ dàng hầu hết những thông tin mình đọc hoặc nghe
  • Tóm tắt thông tin từ các nguồn khác nhau, tái cấu trúc các lập luận và miêu tả thành một trình tự gắn kết
  • Biểu hiện khả năng ngôn ngữ một cách tự nhiên, trôi chảy và chính xác, kể cả trong những tình huống phức tạp

2. CEFR cần thiết khi nào?

CEFR thường được sử dụng bởi các nhà tuyển dụng và trong môi trường học thuật. Bạn có thể sẽ cần chứng chỉ tiếng Anh theo khung CEFR để xin học hoặc xin việc làm. Chứng chỉ tiếng Anh theo khung CEFR rất tiện dụng để bạn bổ sung thông tin vào sơ yếu lí lịch (CV) của mình.

cefr-va-nhung-dieu-can-biet-ve-chung-chi-tieng-anh-tai-viet-nam

Nhiều người học ngôn ngữ sử dụng các cấp độ CEFR để tự đánh giá và xác định rõ hơn những gì họ cần làm để đạt được mục tiêu học ngôn ngữ của mình. Đặt mục tiêu đạt được các cấp độ CEFR cao hơn cũng là một con đường tuyệt vời để bạn chuyển mình từ người dùng ngôn ngữ cơ bản/độc lập trở thành người dùng ngôn ngữ thành thạo.

Nếu bạn muốn có một “cú hích” hoặc tìm cách vượt qua tình trạng học một ngôn ngữ mà cứ dậm chân tại chỗ mãi, thì một bài thi đích thực là thứ bạn đang kiếm tìm.

3. Khi nào thì CEFR không có ý nghĩa?

Ngoài lĩnh vực chuyên môn hoặc học thuật thì cấp độ CEFR không có ý nghĩa quan trọng. Những cấp độ này chỉ có ý nghĩa khi bạn muốn xác định trình độ ngôn ngữ của bạn. Nếu bạn chỉ học một môn ngoại ngữ nào đó chỉ vì bạn thích, chứ không phải vì yêu cầu học tập hay công việc, thì CEFR chỉ đơn thuần là một công cụ giúp bạn đo lường quá trình học tập của mình mà thôi.

Tham dự bất cứ kì thi nào cũng cần ôn luyện. Nếu mục tiêu của bạn là nói một ngôn ngữ thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng thời gian ôn luyện các kĩ năng khác như nghe, đọc, viết trong bài thi để nâng cao khả năng nói của mình thôi. Thực tế là khi ôn thi lấy chứng chỉ, bạn sẽ phải xử lý rất nhiều học liệu chẳng hề liên quan đến mục đích rốt ráo của mình trong việc học một ngôn ngữ.

Vì vậy, nếu mục tiêu học ngôn ngữ của bạn không khớp với CEFR, và bạn không cần bằng cấp chuyên môn về ngôn ngữ thì hoàn toàn có thể không cần phải để tâm đến CEFR.

4. Làm thế nào để biết được trình độ của mình trong CEFR?

Các bạn có thể dựa vào mô tả trình độ ngôn ngữ như đã trình bày ở trên để tự đánh giá khả năng ngôn ngữ của mình.

Với các bạn muốn có chứng chỉ chính thức thì các bạn nên tham dự kì thi. Điều đáng chú ý là các cấp độ trong CEFR bao gồm nhiều kỹ năng khác nhau. Một bài kiểm tra đầy đủ thường đánh giá các kĩ năng như nghe, đọc, nói, viết, dịch nói và dịch viết. Đó là lý do tại sao một số người học phân chia khả năng của họ, ví dụ họ nhận định kĩ năng nghe của mình đạt B2 nhưng kĩ năng nói lại đạt B1.

Nếu bạn đã học tiếng Anh nhiều năm nhưng chưa biết mình đạt trình độ nào trên khung CEFR, bạn cũng chưa có thời gian tới một trung tâm ngoại ngữ để làm bài kiểm tra đầy đủ các kĩ năng tiếng Anh, hãy tham khảo các bài test nhanh sau để đánh giá năng lực tiếng Anh của mình nhé!

5. Việt Nam có những chứng chỉ tiếng Anh theo khung CEFR nào? 

Ngày 24/01/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam với nhiều đổi mới nhằm bắt kịp với chuẩn ngôn ngữ quốc tế. Thay vì áp dụng các yêu cầu đối cũ với chuẩn trình độ của cán bộ, công chức/ viên chức, thi tuyển đầu vào công chức/viên chức, quy định trình độ ngoại ngữ đầu ra các cấp bậc sau đại học bằng các loại chứng chỉ truyền thống A, B, C như trước kia, một loạt các văn bản quy phạm pháp luật mới đã nhanh chóng cập nhật Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (KNLNNVN) bao gồm 6 bậc để làm tiêu chuẩn.

KNLNNVN được phát triển dựa trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng CEFR, được chia làm 3 cấp (sơ cấp, trung cấp, cao cấp) bao gồm 6 bậc (từ 1 đến 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR).

KNLNNVN

CEFR

Sơ cấp: Bậc 1, bậc 2A1, A2
Trung cấp: Bậc 3, bậc 4B1, B2
Cao cấp: Bậc 5, bậc 6C1, C2

Tùy vào yêu cầu của đơn vị giáo dục/tuyển dụng, mà bạn sẽ cần chứng chỉ tiếng Anh có cấp độ tương ứng. Để được cấp chứng chỉ tiếng Anh, bạn có thể lựa chọn các chứng chỉ tiếng Anh Cambridge được tổ chức thi tại các trung tâm ủy quyền Cambridge tại Việt Nam, hoặc chứng chỉ VSTEP (Vietnamese Standardized Test of English Proficiency) theo KNLNNVN 6 bậc.

Về chứng chỉ tiếng Anh Cambridge, các cấp độ bao gồm A1 Movers (cho thiếu nhi), A2 Flyers (cho thiếu nhi)/KET (cho thiếu niên), B1 PET (cho thiếu niên/người đi làm), B2 FCE (cho thanh niên/người đi làm), C1 CAE và C2 CPE (cho thanh niên/người đi làm).

Chứng chỉ tiếng Anh PET (cấp độ B1) của Cambridge

Lịch thi chứng chỉ tiếng Anh Cambridge được công bố tại các trung tâm ủy quyền, thông thường có lịch thi theo cả năm để người học lựa chọn. Việt Nam hiện có 25 trung tâm tại 18 tỉnh, thành trên cả nước được ủy quyền tổ chức thi một/nhiều bài thi Cambridge bao gồm: Bến Tre, Bình Dương, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Long An, Tây Ninh, Thừa Thiên Huế, Trà Vinh, Tuy Hoà và Vũng Tàu. Tên các trung tâm đủ thẩm quyền tổ chức thi này đều được công bố tại Website chính thức của Cambridge.

Về Chứng chỉ tiếng Anh Vstep, người học có thể liên hệ một trong số các trường đại học được phép cấp chứng chỉ như sau:

  • Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế
  • Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng
  • Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Thái Nguyên
  • Trường Đại học CầnThơ
  • Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Trường Đại học Hà Nội
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Vinh
CEFR-va-nhung-dieu-can-biet-ve-chung-chi-tieng-anh-tai-viet-nam
Chứng chỉ tiếng Anh Vstep bậc 2

6. Các kì thi tiếng Anh trẻ em YLE có tương quan với CEFR như thế nào?


Chương trình tiếng Anh trẻ em YLE (Cambridge English: Young Learners) của Cambridge dành cho các em tuổi từ 6 đến 12, được chia thành ba cấp độ:

  • Pre-A1 Starters: thí sinh thường ở độ tuổi 6 – 8 và đã có khoảng 90-100 giờ học tiếng Anh
  • A1 Movers: thí sinh thường ở độ tuổi 8 – 10 tuổi và đã có khoảng 90-100 giờ học tiếng Anh
  • A2 Flyers: thí sinh thường ở độ tuổi 9 – 11 tuổi và đã có khoảng 180-200 giờ học tiếng Anh

Dễ thấy, Pre-A1 Starters, A1 Movers và A2 Flyers chính là những “nấc thang” nền tảng đầu tiên trong khung đánh giá trình độ tiếng Anh của Cambridge. Ba mẹ định hướng cho bé tham dự các kì thi tiếng Anh trẻ em chính là mang lại cho bé khởi đầu trong hành trình chinh phục các cấp bậc tiếng Anh theo Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu CEFR.

Tổng kết

Như vậy, CEFR là tiêu chuẩn quốc tế được thành lập bởi Hội đồng Châu Âu nhằm đánh giá khả năng ngôn ngữ 6 cấp độ, bao gồm A1, A2, B1, B2, C1 và C2. Tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân, người học có thể chọn các chứng chỉ tiếng Anh Cambridge hay chứng chỉ VSTEP theo KNLNNVN 6 bậc để khẳng định khả năng tiếng Anh trong hành trình học tập hoặc phát triển sự nghiệp của bản thân.

Phụ huynh cũng có thể tham khảo phòng luyện thi ảo Cambridge của FLYER tại đây với giá chỉ từ 490k/năm với lượng đề thi được biên soạn cập nhật liên tục để giúp con em mình ôn luyện vững vàng cho các kì thi https://flyer.vn/

    ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM FLYER

    ✅ Trải nghiệm miễn phí ôn luyện phòng thi ảo chuẩn quốc tế
    ✅ Truy cập 1700+ đề thi thử & bài luyện tập mọi cấp độ Cambridge, TOEFL, IOE, thi vào chuyên...
    ✅ Chấm, chữa bài luyện Nói chi tiết với AI Speaking

    Comments

    Subscribe
    Notify of
    guest
    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments
    Thuan Duong
    Thuan Duonghttps://flyer.vn/
    Làm việc với giáo viên bản ngữ trong các lớp tiếng Anh nhiều trình độ từ khi học đại học, hoàn thành chương trình cao học chuyên ngành Ngôn ngữ Anh tại ĐHNN – ĐHQG Hà Nội năm 2014, mình yêu thích tìm hiểu các nền tảng & công nghệ dạy-học tiếng Anh thú vị & mang tính thực tiễn cao.

    Related Posts