Soạn giáo án cho lớp hỗn hợp năng lực có “khó nhằn” như chúng ta tưởng?

Các thầy cô dạy lớp đông hẳn đều trải qua cảm giác bất lực khi không thể nào bao quát được cả lớp học, dạy kiến thức cơ bản thì các bạn học tốt hơn có thể sẽ chán. Và ngược lại, nếu hướng tới các bạn học khá thì các bạn yếu khó theo kịp tiến độ. Để quá trình dạy học hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của người học, khâu lên lesson plan là một sự chuẩn bị vô cùng quan trọng. Hãy cùng em/ mình điểm qua các “keywords” sau để phần nào giải quyết vấn đề này nhé!

Objectives

– Giáo viên cần xác định rõ “objectives” cho bài học của mình là gì với công thức S.M.A.R.T (Specific, measurable, achievable, relevant, time- based) và “success criteria” cho các nhóm đối tượng chính. Các thầy cô có thể đọc thêm về “success criteria” qua bài viết ngắn gọn với hướng dẫn cụ thể:

Success criteria

– Chúng ta cũng có thể dựa trên “thang Bloom” với các yêu cầu khác nhau để xác định được trước mức độ giáo viên kỳ vọng từ học sinh.

Differentiation

– Chính bởi đây là lớp học hỗn hợp năng lực, nên giáo viên cần áp dụng kỹ năng dạy học phân hoá để mỗi cá nhân đều có cơ hội được thể hiện năng lực, sở thích của mình, và được đắp đúng điểm “cần”. Sự phân hoá có thể là phân hoá theo nội dung, quá trình, và đánh giá đầu ra dựa trên nền tảng tư duy, sở thích, hứng thú và phong cách học tập của học sinh. Trích chia sẻ của thầy Phan Đức khi được làm việc cùng chuyên gia về dạy học phân hoá: “Đừng nghĩ về phân hoá theo góc độ mỗi học sinh một bài, mà nghĩ dưới góc độ instruction, support, và đánh giá đầu ra, …”. Ví dụ với học sinh yếu, ta đưa hướng dẫn, câu hỏi dễ hiểu hơn, hỗ trợ nhiều hơn, và đặt mục tiêu đầu ra nhẹ nhàng hơn, đó chính là phân hoá. Giáo viên cũng có thể sử dụng thuyết trí thông minh đa dạng của Howard Gardner để thành lập các nhóm dựa theo sở thích và phong cách học tập cụ thể.

Scaffolding (preparation)

Thuật ngữ này sẽ không còn lạ gì với các giáo viên tiếng Anh, và sự liên hệ giữa Scaffolding, ZPD và Gradual Release Model (I do- We do together- You do together- You do alone). Trong lớp học hỗn hợp năng lực, scaffolding không chỉ cần thiết cho những bạn yếu hơn, mà cả với những bạn học khá hơn trong lớp. Khi soạn lesson plan, giáo viên cần xem xét rõ hoạt động trước có hỗ trợ gì cho hoạt động sau, để đưa ra hỗ trợ cần thiết.

Ngoài ra, giáo viên cũng có thể lên sẵn ý tưởng để các bạn cùng lớp có thể scaffold nhau. Một cách rất hay bản thân đã học được đó là sẽ cho các bạn thảo luận theo nhóm trước khi tham gia hoạt động cần kiến thức nền và trí nhớ, tránh trường hợp các bạn học tốt hơn sẽ tranh phần nói hết của bạn yếu.

Tôi sẽ có một bài khác chia sẻ kỹ hơn về Scaffolding và nguyên tắc sử dụng trong lớp học:

Trên đây là chia sẻ về 3 yếu tố tôi tin rằng rất quan trọng không chỉ với lớp học hỗn hợp năng lực, mà còn với cả các lớp học tiếng anh thông thường khác. Xin chia sẻ với các thầy cô kế hoạch bài dạy chi tiết kèm Powerpoint, có lồng ghép 3 yếu tố trên với mong muốn đem lại trải nghiệm học tập tốt nhất cho học viên:

Kế hoạch bài dạy chi tiết kèm Powerpoint

Theo các thầy cô còn yếu tố nào quan trọng giáo viên cũng cần cân nhắc khi lên lesson plan cho lớp hỗn hợp năng lực nữa không? Rất mong nhận được ý kiến đóng góp để chúng ta cùng hoàn thiện và có góc nhìn đa chiều hơn nhé!

Cô giáo Thu Trang

    Đăng ký Đối tác

    Comments

    Subscribe
    Notify of
    guest
    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments
    Minh Anh Lê
    Minh Anh Lê
    Education is the most powerful weapon which you can use to change the world - Nelson Mandela

    Related Posts