“If I were you, I wouldn’t do that”- Đây là một trong những câu xuất hiện trong đề thi thường xuyên nhất đó, các bạn có thấy có gì đó sai sai không? Tại sao “I” lại đi với “were” nhỉ? Thoạt nhìn thì có vẻ câu nói này đã sai ngữ pháp, nhưng thực ra đó lại là một trong những cấu trúc câu điều kiện. Vậy câu điều kiện là gì? Cách dùng như thế nào? Hãy cùng FLYER tìm đáp án cho những câu hỏi nay trong bài viết ngày hôm nay nhé!
1. Câu điều kiện là gì?
Theo định nghĩa của từ điển Cambridge, câu điều kiện là một loại câu ghép, một vế sẽ đưa ra giả định và một vế đưa ra kết quả của giả định đó, hay dịch một cách đơn giản là “nếu…thì…”. Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các câu điều kiện với “If”
Ví dụ:
- If Tom calls me, tell him I’m not at home.
Giả dụ Tom gọi điện thoại đến thì bảo anh ta là tôi không có ở nhà.
- Mary would have been here by now if she’d caught the earliest train.
Nếu Mary đi chuyến tàu sớm nhất, lúc này cô ấy đã ở đây rồi.
- If your boyfriend were here, I could explain to him myself.
Giả dụ lúc đó bạn trai cậu ở đây thì mình đã đích thân giải thích cho anh ấy biết
Chúng ta có thể thấy các ví dụ trên mặc dù đều là câu điều kiện nhưng cấu trúc có khác nhau. Vậy trong tiếng Anh có mấy loại câu điều kiện? Câu trả lời là 4 loại cơ bản, ngoài ra còn có các loại đặc biệt và mở rộng. Hãy cùng FLYER tìm hiểu trong các phần dưới đây nhé.

2. Các loại câu điều kiện cơ bản
Mặc dù các câu điều kiện có thể có cấu trúc khác nhau nhưng tất cả đều bao gồm hai mệnh đề, một mệnh đề điều kiện (vế if) và một mệnh đề chính (mệnh đề kết quả). Hai mệnh đề này hoàn toàn có thể đổi chỗ cho nhau mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu văn.
2.1. Câu điều kiện loại 0
Cấu trúc:
Mệnh đề if | Mệnh đề chính | |
---|---|---|
Công thức | If + S + V (s, es) | S + V (s, es) |
Thì của động từ | Hiện tại đơn | Hiện tại đơn |
Cách dùng: Diễn tả một thói quen, hành động thường xuyên xảy ra nếu điều kiện đó được đáp ứng. Ngoài ra, cấu trúc này còn diễn tả một sự thật hiển nhiên hoặc kết quả tất yếu xảy ra.
Ví dụ:
- I usually ride around on weekends if the weather is good.
Tôi thường đạp xe vòng quanh vào cuối tuần nếu thời tiết tốt.
-> Giải thích: Trong trường hợp này người nói về một thói quen có thật nên dùng điều kiện loại 0.
- If children play outside, they don’t get obese.
Nếu bọn trẻ chơi ngoài trời, bọn chúng sẽ không bị thừa cân.
-> Giải thích: Nếu điều kiện “trẻ chơi ngoài trời” được đáp ứng thì kết quả “chúng sẽ không bị thừa cân” sẽ xảy ra nên chúng ta dùng điều kiện loại 0.
- Water evaporates if you boil it.
Nước sẽ bốc hơi nếu bạn đun nó lên
-> Giải thích: Nước bốc hơi khi đun là điều hiển nhiên nên chúng ta cũng dùng điều kiện loại 0
2.2. Câu điều kiện loại 1
Cấu trúc:
Mệnh đề if | Mệnh đề chính | |
---|---|---|
Công thức | If + S + V (s, es)… | S + will/ can/ may (not) + V1 |
Thì của động từ | Hiện tại đơn | Thì tương lai đơn với will |
Cách dùng: Để diễn tả một hành động có thể xảy ra, có khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Ví dụ:
- I’ll only stay if you offer me a little more money.
Nếu anh đưa thêm chút tiền cho tôi thì tôi mới ở lại.
- If you sit down for a few moments, I will tell the manager you got here.
Nếu ngài vui lòng đợi chờ một lát, tôi sẽ báo cho giám đốc biết là ngài đã đến.
- I will feel good the next day if I go to sleep early.
Tôi sẽ cảm thấy tâm trạng tốt vào hôm sau nếu hôm nay tôi đi ngủ sớm.
2.3. Câu điều kiện loại 2
Cấu trúc:
Mệnh đề if | Mệnh đề chính | |
---|---|---|
Công thức | If + S + V-ed If + S + were (not) | S + would/ could/ should (not) + V-inf |
Thì của động từ | Thì quá khứ đơn | would/ could/ should + V-inf |
Lưu ý: Trong trường hợp động từ là to be ở mệnh đề if thì nó luôn được chia là “were” với tất cả mọi ngôi.
Cách dùng: Để diễn tả một hành động không thể hay không có khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai. Ngoài ra, nó còn để giả định về một điều không có thật ở hiện tại xảy ra.
Ví dụ:
- If you learned to type keyboard, you would easily find a job
Nếu anh đã học đánh máy đánh chữ thì anh sẽ dễ tìm việc làm
- Would she tell us the truth if we asked her sincerely?
Nếu chúng ta hỏi một cách chân thành, liệu bà ta có kể sự thật cho chúng ta nghe hay không?
- If I were a man, they would have given me this job.
Nếu tôi là đàn ông, có lẽ họ đã cho tôi làm công việc này
2.4. Câu điều kiện loại 3
Cấu trúc:
Mệnh đề if | Mệnh đề chính | |
---|---|---|
Công thức | If + S + had + Vpp | S + would/ could/ should + have + VII |
Thì của động từ | Quá khứ hoàn thành | Would have + VII |
Cách dùng: Để diễn tả, giả định một hành động và kết quả của nó đã không xảy ra trong quá khứ.
Ví dụ:
- If I had studied harder, I would have passed the very last exam.
Nếu tôi đã học bài chăm chỉ hơn thì tôi đã thi đậu bài thi cuối rồi.
- I wouldn’t have believed it possible if I hadn’t seen it happen.
Nếu tôi không tận mắt nhìn thấy thì có lẽ tôi đã không tin là chuyện đó có thể xảy ra rồi.
3. Câu điều kiện hỗn hợp

Câu điều kiện hỗn hợp (Mix conditional) là loại câu điều kiện được kết hợp loại 2 và loại 3, dùng để đưa ra giả thiết sự việc đã xảy ra trong quá khứ nhưng kết quả của việc đó có ảnh hưởng tới hiện tại hoặc ngược lại
Cấu trúc: Tình huống hiện tại + Kết quả quá khứ (Loại 2 + Loại 3)
Mệnh đề if | Mệnh đề chính | |
---|---|---|
Công thức | – If + S + V-ed – If + S + were (not) | S + would/ could/ should + have + VII |
Thì của động từ | Quá khứ đơn | would + have + VII |
Ví dụ:
- If I were you, I would have accepted that scholarship immediately.
Nếu tôi là bạn thì tôi đã nhận học bổng đó ngay lập tức rồi.
- If I weren’t in the meeting, I would have been happy to help you.
Nếu tôi không ở trong cuộc họp, tôi sẽ rất vui được giúp anh.
Cấu trúc: Tình huống quá khứ + Kết quả hiện tại/tương lai (Loại 3 + Loại 2)
Mệnh đề if | Mệnh đề chính | |
---|---|---|
Công thức | lf +S + had + VII | S + would/ could/ should (not) + V-inf |
Thì của động từ | Quá khứ hoàn thành | would/ could/ should + V-inf |
Ví dụ:
- If I had accepted that scholarship, I would be in London Now.
Nếu tôi chấp nhận học bổng đó trước đây, giờ tôi sẽ ở London.
- If he had worked harder, then he would be super rich now.
Nếu anh tai làm việc chăm chỉ hơn, thì bây giờ hắn đã siêu giàu có.
4. Các loại câu điều kiện đảo

4.1. Câu điều kiện đảo loại 1
Đảo ngữ trong câu loại 1 làm cho câu mang ý nghĩa lịch sự hơn, trang nhã hơn và thường là để đưa ra lời yêu cầu, nhờ vả một cách khẩn thiết.
Cấu trúc:
Should + S1 + (not)+ V-inf , S2 + will/may/might/should/can… + V-inf
Lưu ý:
– Nếu trong câu có “should” ở mệnh đề if, thì đảo “should” lên đầu câu
– Nếu trong câu không có “should”, chúng ta phải mượn “should”
Ví dụ:
- If Leo has free time, he’ll play tennis
=> Should Leo have free time, he’ll play tennis.
Nếu Leo có thời gian rảnh, anh ấy sẽ chơi tennis.
- If you should meet Jane, please ask her to call me at once.
=> Should you meet Jane, please ask her to call me at once.
Nếu bạn gặp Jane hãy bảo cô ấy gọi cho tôi ít nhất một cuộc điện thoại.
4.2. Câu điều kiện đảo loại 2
Câu điều kiện loại 2 chúng ta sẽ đảo “Were” lên đầu, trong trường hợp trong câu không có “were” chúng ta sẽ mượn và “were” và dùng “to V”
Cấu trúc:
Were + S1 + (not) + O, S2 + would/might/could… + V-inf
Ví dụ:
- If I learnt English, I would read an English book
=> Were I to learn English, I would read an English book.
Nếu tôi học tiếng Anh thì tôi sẽ đọc một cuốn sách tiếng Anh.
- If I were her, I would not do such a rude thing.
=> Were I her, I would not do such a rude thing.
Nếu tôi là cô ta tôi sẽ không làm chuyện thô thiển như vậy đâu.
4.3. Câu điều kiện đảo loại 3
Đảo ngữ câu điều kiện loại 3 vô cùng đơn giản vì chúng ta chỉ việc đảo “Had” lên đầu câu và bỏ “If”, mục đích là để nhấn mạnh ý ở mệnh đề giả thiết.
Cấu trúc:
Had + S1 + (not) + Vpp, S2 + would/might/could… + have + Vpp.
Ví dụ:
- If it hadn’t been for her help, I wouldn’t have succeeded.
=> Had it not been for her help, I wouldn’t have succeeded.
Nếu không có sự giúp đỡ của cô ấy tôi đã không thể thành công.
- If the fire alarm hadn’t gone off, it would have been a disaster.
=> Had the fire alarm not gone off, it would have been a disaster.
Nếu chuông báo cháy không kêu thì đã có một thảm họa
4.4. Câu điều kiện đảo loại hỗn hợp
Đối với dạng đảo ngữ của câu điều kiện hỗn hợp chúng ta chỉ đảo ngữ mệnh đề “If” giống câu loại 3 còn vế sau giống câu loại 2.
Cấu trúc:
Had + S1 (+ not) + Vpp + O, S2 + would/might/could + V-inf
Ví dụ:
- If I had studied harder for this exam, I wouldn’t be disappointed now.
=> Had I studied harder for this exam, I wouldn’t be disappointed now.
Nếu tôi học hành chăm chỉ hơn cho bài kiểm tra thì tôi đã không thất vọng bây giờ.
- If she hadn’t broken her telephone, she wouldn’t be sad right now.
=> Had she not broken her telephone, she wouldn’t be sad right now.
Nếu cô ấy không làm hỏng điện thoại chắc giờ cô ấy cũng không buồn thế đâu.
5. Một số trường hợp khác của câu điều kiện.
5.1. Một số biến thể của các câu điều kiện cơ bản
Đối với các trường hợp biến thể, cách sử dụng sẽ giống với cách sử dụng của câu gốc nhưng cấu trúc sẽ biến đổi (chia động từ ở thì khác), dựa trên mục đích của người nói.
Câu điều kiện loại 1:
Ví dụ:
- If the kids are enjoying themselves, I’ll just let them go on playing.
Nếu bọn trẻ đang tận hưởng cuộc vui, tôi sẽ để chúng chơi tiếp.
- If the economy is growing by 7%, then it is growing too fast.
Nếu nền kinh tế đang tăng trưởng ở mức 7%, nó đang tăng trưởng quá nhanh.
-> Giải thích: Mệnh đề if trong hai trường hợp trên được chia ở thì hiện tại tiếp diễn vì người nói muốn nhấn mạnh đến giả thiết nếu sự việc đang được diễn ra.
- If you want to get up early, do not stay up until 1 a.m.
Nếu bạn muốn dậy sớm, đừng thức đến 1 giờ sáng
-> Giải thích: Người nói muốn đưa ra lời khuyên hoặc mệnh lệnh thì thường sử dụng chủ ngữ ẩn ở mệnh đề chính.
Câu điều kiện loại 3:
Ví dụ:
- If it hadn’t rained heavily, I would have been waiting outside when he came.
Nếu trời không mưa, tôi đã đứng đợi sẵn bên ngoài lúc anh ấy đến.
-> Giải thích: Người nói sử dụng thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn ở mệnh đề chính để nhấn mạnh quá trình đợi, tuy nhiên thực tế người đó không đợi vì trời mưa.
- If she hadn’t been overeating the whole week, she would have reached the goal weight.
Nếu cô ấy không ăn quá nhiều cả tuần qua, cô ấy đã có thể chạm số cân nặng mơ ước.
-> Giải thích: Tương tự ví dụ trên, người nói muốn nhấn mạnh giả thiết rằng trong cả tuần (chứ không phải tại thời điểm cuối tuần) cô ấy đều không đạt được cân nặng mong muốn.
5.2. Một số cách dùng thay thế
5.2.1. Unless

Chúng ta có thể dùng “unless” (trừ khí) để thay thế cho “If…not”, và cấu trúc này có thể thay thế cho tất cả các câu điều kiện.
Công thức | |
---|---|
Loại 1 | Unless + S + V(s/es), S + will/can/shall + V. |
Loại 2 | Unless + S +Ved, S+ would + V. |
Loại 3 | Unless + S + had + VII , S + would + have + VII |
Ví dụ:
- If you do not study hard, you’ll fail the final test.
Nếu bạn không học hành chăm chỉ bạn sẽ trượt bài thi cuối.
=> Unless you study hard, you’ll fail the final test.
Trừ khi bạ học hành chăm chỉ, nếu không bạn sẽ trượt bài thi cuối.
- If the England team doesn’t improve their game, they’re going to lose the match.
Nếu đội Anh không cải tiến lối chơi họ sẽ thua trận này.
=> Unless the English team improves their game, they’re going to lose the match.
Trừ khi đội Anh cải tiến lối chơi, nếu không họ sẽ thua trận này.
5.2.2. Suppose/ Supposing
Suppose/ Supposing (Giả sử) có thể được dùng để thay thế “If” trong các câu điều kiện.
Ví dụ:
- If the queen doesn’t come, will the party go on?
Nếu nữ hoàng không đến, liệu bữa tiệc vẫn sẽ được tổ chức chứ?
=> Supposing the queen doesn’t come, will the party go on?
Giả sử nữ hoàng không đến, liệu bữa tiệc vẫn sẽ được tổ chức chứ?
- If you won in a lottery – what would you do first?
Nếu anh trúng số, anh sẽ làm gì trước tiên?
=> Suppose you won in a lottery – what would you do first?
Giả sử anh trúng số, anh sẽ làm gì trước tiên?
5.2.3. As long as, so long as, provided (that), on condition (that)
As long as, so long as, provided (that), on condition (that) có nghĩa là “miễn là”, “với điều kiện là” . Chúng ta có thể sử dụng cấu trúc này thay thế câu điều kiện loại 1
Ví dụ:
- You are allowed to go if you let us know when you arrive.
Bạn được cho phép đến nếu bạn cho chúng tôi biết thời gian bạn đến.
= You are allowed to go as long as you let us know when you arrive.
Bạn được phép đến miễn là bạn cho chúng tôi biết thời gian bạn đến.
- You can borrow the car if you don’t drive too fast.
Bạn có thể mượn chiếc xe nếu bạn không lái quá nhanh.
= You can borrow the car so long as you don’t drive too fast.
Bạn có thể mượn chiếc xe miễn là bạn không lái quá nhanh.
- I will pardon him if he acknowledges his fault.
Tôi sẽ tha thứ cho anh ấy miễn là anh ấy thừa nhận lỗi lầm.
= I will pardon him provided that he acknowledges his fault.
Miễn là anh ta thừa nhận đó là lỗi của anh ấy, tôi sẽ tha thứ cho anh ấy.
5.2.4. Even if
Cụm từ “Even if” có nghĩa là “ngay cả khi”, “cho dù” thường được sử dụng để đưa ra một giả thiết có thể xảy ra nhưng không làm thay đổi kết quả. “Even if” có thể dùng trong tất cả các loại câu điều kiện.
Ví dụ:
- I’ll get there, even if I have to walk.
Dù có phải đi bộ tôi cũng phải tới đó.
- Even if she saw it, she wouldn’t believe it.
Ngay cả nếu cô ấy trông thấy tận mắt, cô ấy cũng sẽ không tin.
6. Bài tập vận dụng cấu trúc câu điều kiện

Bài tập: Chia dạng đúng của động từ trong ngoặc
7. Tổng kết
Không thể phủ nhận rằng câu điều kiện vô cùng phức tạp và khó nhớ, nhưng không có nghĩa chúng ta không thể làm chủ được chúng. FLYER đã giúp bạn tổng kết toàn bộ kiến thức về câu điều kiện, các bạn chỉ cần luyện tập thật chăm chỉ và thường xuyên thông qua các dạng bài tập là hoàn toàn có thể nắm vững được điểm ngữ pháp này.
Hãy thử trải nghiệm một hình thức ôn luyện tiếng Anh hoàn toàn mới tại Phòng luyện thi ảo FLYER, với các tính năng mô phỏng game thú vị cùng hàng ngàn phần quà hấp dẫn. Chỉ với vài bước đăng ký đơn giản là bạn đã có thể thoải mái sử dụng bộ đề thi phong phú và được cập nhật liên tục đến từ FLYER đấy.
Tham gia ngay nhóm Luyện Thi Cambridge & TOEFL cùng FLYER để cập nhật những kiến thức và tài liệu tiếng Anh mới nhất bạn nhé!
>>>Xem thêm