Project-based learning là gì? Cách áp dụng “Học qua dự án” hiệu quả

Project-based learning (Học qua dự án) không đơn thuần chỉ là việc thực hiện một dự án. Học qua dự án yêu cầu học sinh vận dụng đa dạng kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21 như tư duy, phân tích, làm việc nhóm,…. Bài viết sau đây sẽ giúp thầy cô trả lời 2 câu hỏi lớn: “project-based learning là gì?” và “Học qua dự án khác với việc thực hiện một dự án như thế nào?”. Mời quý thầy cô cùng theo dõi.

1. Project-based learning (Học qua dự án) là gì?

1.1. Khái niệm 

Project-based learning là gì? Học qua dự án
Project-based learning (Học qua dự án) là gì?

Project-based learning: học qua dự án (PBL) là phương pháp giảng dạy giúp học sinh tiếp thu kiến thức sâu hơn dựa trên những gì đã biết bằng cách tham gia vào các dự án thực tế. Những dự án này có thể kéo dài hàng tháng và thường hướng đến một chủ đề nhất định.

Ý tưởng cốt lõi của học qua dự án là đặt ra những vấn đề thiết thực, có thể thu hút sự quan tâm của học sinh và thúc đẩy các em tham gia tích cực. Trong quá trình triển khai dự án, học sinh cần ứng dụng kiến thức mới và cũ vào bối cảnh để giải quyết vấn đề.

Hiểu thêm về project-based learning qua video dưới đây:

Project-based learning (Học qua dự án)

1.2. Nguồn gốc

Một trong những người tiên phong đề xướng phương pháp Project-based learning (Học qua dự án) là John Dewey. Ông tin rằng, giáo viên không đến trường để áp đặt tư duy, ý tưởng hoặc hình thành thói quen ở trẻ. Họ ở đó với tư cách là một phần của cộng đồng có thể ảnh hưởng đến tư duy và hành vi của các em.

1.3. Các loại hình học qua dự án

Theo Teach Taught, có 3 loại hình Project-based learning (Học qua dự án):

Project-Based Learning (Học qua dự án)
Các loại hình Project-based learning (Học qua dự án)
Loại hìnhĐặc điểmVí dụ
Học tập dựa trên thử thách/ vấn đề Khuyến khích học sinh tận dụng công nghệ quen thuộc như tivi, máy tính, điện thoại,… để thu thập thông tin nhằm giải quyết vấn đề thực tế.Giáo viên hỏi “làm thế nào để tăng hiệu suất của các tấm pin mặt trời?”, học sinh sử dụng điện thoại để tra cứu thông tin, phân tích thông tin chính và đưa ra giải pháp.
Giáo dục tại địa điểm– Bắt đầu bằng những chuyến tham quan các di tích lịch sử, cảnh quan hoặc trải nghiệm văn hóa địa phương, phục vụ cộng đồng, thực tập,… 
– Học sinh sử dụng những kiến thức tiếp thu được trong chuyến đi thực tế làm nền tảng cho việc học qua dự án.
Học sinh đến hồ Đại Lải để kiểm tra chất lượng nước và tình trạng tổng thể như một phần của bài học chủ đề “hồ học”.
Học tập dựa trên hoạt độngHọc sinh tự xây dựng ý nghĩa của dự án thông qua các hoạt động thực hành, thử nghiệm.Trong lớp tiếng Anh, để minh họa cho những từ vựng về trái cây, học sinh tự mang táo, xoài, ổi,… đến lớp và gọi tên chúng.
3 loại hình Project-based learning (Học qua dự án)

2. Vai trò của giáo viên, học sinh trong Project-based learning (Học qua dự án)

Trong quá trình học qua dự án, học sinh là “người triển khai dự án” và giáo viên là “người dẫn đường”. 

Project-based learning là gì? Học qua dự án
Vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình học qua dự án (project-based learning)

Trách nhiệm cụ thể của giáo viên và học sinh được thể hiện trong bảng sau:

Người dẫn đườngNgười triển khai dự án
Truyền đạt kiến thức lý thuyết nền tảngTiếp thu và hiểu kiến thức lý thuyết nền tảng
Đặt vấn đề/ câu hỏi dự án và phân bổ nhómỨng dụng kiến thức nền tảng và kiến thức mới để giải quyết vấn đề xoay quanh dự án
Hướng dẫn, quan sát, hỗ trợ học sinh triển khai kế hoạchLập kế hoạch triển khai dự án, đặt mục tiêu, tìm và nghiên cứu tài liệu
Đánh giá kết quả cuối cùng và nhận xét, góp ý cho từng nhóm/ cá nhânLàm việc nhóm (gồm giao tiếp, lãnh đạo, phân bổ nhiệm vụ, xử lý tình huống,…)
Thúc đẩy học sinh học tập trong suốt quá trìnhĐộng viên, thúc đẩy lẫn nhau học tập
Gợi ý và cung cấp tài liệu nếu cóTự đánh giá bản thân và đánh giá các thành viên trong nhóm
Vai trò của giáo viên và học sinh trong học qua dự án

Có thể nói, trong hành trình tìm lời giải đáp cho một vấn đề lớn, bản thân học sinh phải thật sự tập trung và nỗ lực rất nhiều. Các em cần hợp tác, cải thiện kỹ năng lắng nghe tích cực và giao tiếp với mọi người một cách thông minh. Học qua dự án buộc học sinh phải nắm bắt thành công của mình với sự hỗ trợ của thầy cô giáo.

3. Lợi ích của Project-based learning (Học qua dự án)

Một số nhà giáo dục nhận ra rằng thế giới hiện đại được duy trì và phát triển thông qua việc hoàn thành các dự án. Dự án chính là minh chứng tốt nhất cho kiến thức và kinh nghiệm mà người thực hiện tích lũy được. Vì vậy, rèn luyện học sinh giải quyết vấn đề lớn bằng Project-based learning (Học qua dự án) sẽ góp phần giúp các em thành công trong cuộc sống.

Lợi ích nổi bật của phương pháp học qua dự án đối với học sinh:

  • Tạo cơ hội cho học sinh tham gia nghiên cứu sâu;
  • Cải thiện thái độ học tập của học sinh nhờ những vấn đề thực tế và thú vị;
  • Kết nối học sinh với thế giới bên ngoài lớp học;
  • Giúp học sinh chuẩn bị cho tương lai, chấp nhận với những thách thức trong đời thực.

Lợi ích của học qua dự án đối với giáo viên:

  • Mở rộng góc nhìn thông qua những ý tưởng và cách giải quyết của học sinh;
  • Khuyến khích thầy cô thật sự “hiểu” học trò của mình để đặt vấn đề phù hợp;
  • Phát hiện tiềm năng tương lai của học sinh trong khi quan sát các em thực hành;
  • Tăng khả năng tương tác với học sinh;
  • Đẩy mạnh khả năng tư duy, nghiên cứu vấn đề bậc cao nhằm đánh giá học sinh chính xác hơn.

Học qua dự án mang lại lợi ích gì cho trẻ:

Xem thêm: Gợi ý 15 phương pháp dùng trong Diagnostic assessment (Đánh giá chẩn đoán) thầy cô có thể áp dụng ngay! 

4. Ưu điểm, nhược điểm của Project-based learning (Học qua dự án)

4.1. Ưu điểm

Project-based learning là gì? Học qua dự án
Một số ưu điểm của Project-based learning (Học qua dự án)
Ưu điểmGiải thích
Học tập hợp tácNếu tham gia vào một nhóm cùng chung mục tiêu, học sinh sẽ học được các kỹ năng có thể ứng dụng trong cuộc sống ở mọi thời đại bao gồm: giao tiếp, làm việc nhóm, lãnh đạo,…
Giúp việc học trở nên thú vịYếu tố “thú vị” trong PBL nằm ở chủ đề dự án và việc học sinh được trao quyền quyết định mọi việc. Người học có thể tìm hiểu bất cứ điều gì mình muốn, miễn là những thông tin đó giúp các em tìm ra câu trả lời cuối cùng.
“Cá nhân hóa” quá trình học tậpPBL phù hợp với nhiều đối tượng và phong cách học tập. Những hoạt động trong quá trình thực hiện dự án vô cùng đa dạng, chẳng hạn như: đi khảo sát, đọc/ nghe, viết, suy ngẫm,… Không gian học tập cũng được thay đổi thường xuyên và do chính học sinh lựa chọn. Ví dụ: quán cà phê, công viên, di tích lịch sử, tại nhà,…
Học sâuHọc sinh không tiếp thu thông tin theo cách truyền thống. Kiến thức được thu nạp một cách tự nhiên và ghi nhớ lâu dài thông qua những hoạt động thảo luận, nghiên cứu, phân tích, suy ngẫm, tự đánh giá,…
Ưu điểm của Project-based learning (Học qua dự án)

4.2. Nhược điểm

Nhược điểmGiải thích
Gây khó khăn trong quản lý lớp họcHọc sinh có thể gây ồn trong lớp, gây xung đột trong nhóm, không chịu hợp tác với thầy cô và bạn bè,… Nếu thầy cô chưa có kinh nghiệm xử lý những tình huống tương tự, lớp rất dễ mất đoàn kết và không tập trung trong suốt quá trình học tập.
Dễ “sót” nội dungMặc dù thầy cô vẫn giảng dạy lý thuyết nền tảng, nhưng một số thông tin có thể bị lược bỏ để thế chỗ cho các dự án. Mặt khác, học sinh thường bị thu hút bởi những thông tin mà bản thân quan tâm và vô tình bỏ sót những nội dung trên lớp mà vốn dĩ cũng rất quan trọng.
Không phù hợp với 100% đối tượngMột vài học sinh thích làm việc độc lập và không phù hợp với việc làm việc nhóm. Một vài học sinh khác bộc lộ thái độ không hợp tác, phụ thuộc vào bạn bè trong khi những thành viên khác phải ôm đồm quá nhiều việc.
Không phù hợp với Toán họcToán học vốn đã cung cấp đủ các công thức, định luật giúp học sinh giải bài thay vì phải tự nghiên cứu hoặc thu thập thông tin. Trong khi đó, học toán qua dự án cản trở học sinh thực hành các kỹ năng tính toán cần thiết. 
Đánh giá không chính xácThầy cô là người đánh giá kết quả cuối cùng của dự án. Tuy nhiên, những dự án quy mô lớn và mang tính học thuật (như dự án tốt nghiệp, dự án nghiên cứu khoa học,…) đòi hỏi góc nhìn từ một hoặc nhiều chuyên gia. 
Nhược điểm của Project-based learning (Học qua dự án)

5. 7 yếu tố chính giúp Project-based learning (Học qua dự án) hiệu quả

Theo John Dewey, một hoạt động học qua dự án được gọi là “thành công” nếu đáp ứng đủ 7 yếu tố sau:

Vấn đề/ câu hỏi mang tính thách thứcDự án phải xoay quanh các vấn đề và các câu hỏi cần được giải đáp.
Ví dụ: Vì sao “thời trang nhanh” lại trở nên phổ biến? Vì sao phần lớn trẻ em Việt Nam lại nghe, nói tiếng Anh kém?
Đặt câu hỏi liên tụcMột câu hỏi cần đủ “lớn” để kích thích trí tò mò của học sinh, buộc các em phải đặt ra những câu hỏi nhỏ hơn trước khi giải quyết vấn đề cuối cùng.
Tính xác thựcDự án cần mô tả một vấn đề thực tế (hoặc ít nhất là giải đáp được mối quan tâm của học sinh).
Ví dụ chủ đề dự án chưa xác thực:
Vì sao “cô tiên” không có thực?
Vì sao loài mèo không biết nói?
Tiếng nói và sự lựa chọn của học sinhHọc sinh được tự do đưa ra quyết định trong quá trình học tập và cách các em giải quyết vấn đề.
Tự đối chiếuHọc sinh cần suy ngẫm về quá trình học tập của mình sau khi hoàn thành dự án.
Phê bình và sửa đổiGiáo viên giúp học sinh xác định điểm mạnh/ yếu của thành phẩm và gợi ý cách để cải thiện điểm yếu, cải tiến quy trình.
Công bốDự án cần được công bố trước trường/ lớp/ bạn bè/ mạng xã hội,…, học sinh cần giải thích, trình bày về ý tưởng của mình.
7 yếu tố giúp Project-based learning (Học qua dự án) phát huy công dụng

6. “Học qua dự án” khác với việc “thực hiện một dự án” như thế nào?

Project-based learning là gì? Học qua dự án
Học qua dự án khác thực hiện dự án như thế nào?

Project-based learning đang được sử dụng rộng rãi trong trường học và nhiều môi trường dưới các hình thức khác nhau. Tuy nhiên, thầy cô có thể nhầm lẫn việc “thực hiện một dự án” với “học qua dự án”. Sau đây là một số điểm phân biệt rõ rệt hai khía cạnh này.

Thực hiện một dự ánHọc qua dự án
Thời gianĐược thực hiện ở cuối bài học tựa một phần thực hành để vận dụng những kiến thức vừa họcCó thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào phù hợp
Chủ đềĐóng khung trong chương trình họcCó liên quan đến nội dung học và có thể mở rộng sang môn học/ lĩnh vực khác
Số người tham giaNhóm hoặc cá nhân bất kỳNhóm hoặc cá nhân chung mục tiêu hoặc chung mối quan tâm
Giáo viên hướng dẫnCó hoặc không cóPhải có
Yêu cầu về tư duy và kỹ năngNgười học chỉ cần vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện một dự án ngắnNgười học cần sử dụng các kỹ năng tư duy bậc cao và học cách làm việc theo nhóm trong thời gian dài
Ví dụ– Học sinh được yêu cầu thêu hình bất kỳ bài học về thêu sau tiết Thủ Công.
– Học sinh vẽ một bức tranh chân dung sau buổi học mỹ thuật “vẽ chân dung”.
– Thiết kế một kế hoạch marketing cho sản phẩm bất kỳ.
– Tranh luận tại lớp theo nhóm để trả lời câu hỏi do giáo viên đặt ra.
“Học qua dự án” và “Thực hiện dự án” khác nhau thế nào?

Có thể nói, thực hiện dự án chỉ nằm ở mức tư duy cơ bản. Những trải nghiệm này phần lớn chỉ đọng lại những kiến thức “sách vở” và ít khi ứng dụng trong thực tế.

Mặt khác, học qua dự án đặt ra các vấn đề có chiều sâu nhằm thử thách suy nghĩ và phản ứng của học sinh một cách nghiêm túc. Trải nghiệm học theo dự án cung cấp kiến thức thực tế và những kỹ năng cần thiết để ứng dụng trong đời sống.

7. Ví dụ thực tế về Project-based learning (Học qua dự án)

Ví dụ 1: 

Chuyến đi thực tế: Học sinh được dẫn đi tham quan sở thú để tìm hiểu về môi trường sống của động vật. Giáo viên đặt ra câu hỏi: “Môi trường sống nào phù hợp nhất với loài động vật (do học sinh chọn)”. Các em cần lập nhóm để lập ra một kế hoạch phát triển môi trường sống, sau đó trình bày kết quả cho giáo viên (hoặc nhà động vật học nếu được).

Ví dụ 2: 

Thử nghiệm: Một nhóm học sinh được yêu cầu tạo chiến dịch truyền thông bền vững cho trường học của mình. Các em cần lập một kế hoạch truyền thông cụ thể với các giai đoạn và thử nghiệm ngay tại văn phòng của trường trong vòng 1 tháng (nếu có thể).

Ví dụ 3: 

Dự án sử dụng công nghệ: Tạo một trang blog theo chủ đề “Sống xanh”. Thay vì viết một bài luận, học sinh có thể viết những bài blog với hình ảnh minh họa thú vị. Các em sẽ được tự do sáng tạo giao diện blog và thỏa thích chia sẻ ý tưởng và góc nhìn của mình.

Ví dụ 4:

Thuyết trình: Giáo viên đưa ra đề bài so sánh một cuốn sách và bộ phim được chuyển thể dựa trên cuốn sách đó bằng một bài thuyết trình nhóm. Học sinh cần xem, đọc, viết, phân tích,… Các hoạt động hầu như mang tính chất giải trí nên quá trình học qua dự án có thể diễn ra rất vui vẻ.

Học qua dự án trong lớp học chủ đề: “Thông điệp môi trường”:

Ví dụ 5: 

Phục vụ cộng đồng: Học sinh thực hiện chiến dịch gây quỹ giúp đỡ trẻ em mắc bệnh về tim mạch. Các nhóm cần lập kế hoạch và tự thiết kế áp phích nhằm thu hút người khác tham gia gây quỹ.

Ví dụ 6:

Vẽ sơ đồ: Câu hỏi được đặt ra: “Thế hệ trước của gia đình đã giúp các em trở thành một người như thế nào?”. Để trả lời câu hỏi này, học sinh cần tìm hiểu sâu về lịch sử gia đình và vẽ sơ đồ gia phả. Ví dụ này phù hợp với cá nhân thay vì nhóm.

Ví dụ về học qua dự án chủ đề “gia đình”:

Ví dụ 7: 

Tổ chức buổi ngoại khóa: Sau khi nghiên cứu về chủ đề buổi ngoại khóa, học sinh lập ra kế hoạch chi tiết và dự trù kinh phí để triển khai. Sau đó, các em thiết kế áp phích cho sự kiện và đăng thông tin gồm thời gian, địa điểm, cách thức tham gia, các hoạt động trong buổi ngoại khóa lên fanpage của trường. 

Ví dụ 8: 

Lớp học hợp tác: Giáo viên yêu cầu học sinh cùng nhau tạo nên một video giới thiệu trường. Cả lớp được chia thành các nhóm chức năng bao gồm: Nhóm nghiên cứu chủ đề, nhóm viết kịch bản, nhóm quay video và nhóm hỗ trợ.

Video học lịch sử thú vị qua dự án:

Ví dụ 9: 

Dự án nghệ thuật: Nhân ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, học sinh tạo ra các bức tranh tường để thể hiện lòng biết ơn tới thầy cô. Các em cần lên ý tưởng cho bức tranh, phân công nhiệm vụ, thiết kế bố cục và tiến hành vẽ, tô màu.

Dạy học qua dự án cùng sơ đồ tư duy:

Tham khảo thêm: Cooperative learning (Học tập hợp tác): 5 chiến lược học hợp tác đơn giản, dễ ứng dụng

8. Cách bắt đầu ứng dụng Project-based learning (Học qua dự án)

Một dự án có thể rất phức tạp và kéo dài hàng tháng. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu thực hiện phương pháp giảng dạy học qua dự án, thầy cô nên tối giản hóa quá trình bằng một số cách sau:

Project-based learning là gì? Học qua dự án
Cách bắt đầu dạy học qua dự án
  • Giới hạn phạm vi và thời gian của dự án. Trong lớp học, thầy cô nên ưu tiên loại hình học tập dựa trên hoạt động và học tập dựa trên vấn đề. Khi đã có kinh nghiệm về ứng dụng PBL, thầy cô có thể sử dụng loại hình giáo dục tại địa điểm sau này. 
  • Sử dụng/ cải tạo một dự án đã có sẵn.
  • Giúp học sinh bước đầu tiếp cận với học qua dự án bằng cách cung cấp tài nguyên để các em hiểu về PBL, sau đó hướng dẫn các bước cụ thể. 
  • Thiết lập các tiêu chí đánh giá hiệu quả. Các tiêu chí này bao gồm: Tính xác thực, tính thách thức của dự án, sự hợp tác và phản hồi của học sinh.
  • Khảo sát ý kiến của học sinh và cho phép các em tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch học qua dự án. 

9. Tổng kết

Project-based learning (Học qua dự án) là một cách tuyệt vời để thu hút học sinh tham gia học tập một cách tích cực. Thầy cô có thể giúp học sinh phát triển vô vàn kỹ năng và kiến thức có tính ứng dụng cao bao gồm: tư duy phản biện, hợp tác, giao tiếp thông qua các hoạt động học tập dự án từ nhỏ đến lớn. Đây cũng là cách khiến lớp học trở nên sôi động, thúc đẩy các em học tập một cách chủ động. FLYER chúc thầy cô thành công trên chặng đường sắp tới.

Thầy, cô quan tâm đến ứng dụng công nghệ vào giảng dạy tiếng Anh Cambridge, TOEFL, IOE,…?

FLYER SCHOOL đem đến trải nghiệm luyện thi tiếng Anh sinh động & đa tương tác với các tính năng học tập mô phỏng game!

Tiết kiệm thời gian & chi phí soạn đề với 1700+ đề thi thử Cambridge, TOEFL, IOE, BGD,…

Quản lý hàng ngàn học sinh hiệu quả, tối ưu & tự động với Trang Quản lý lớp

Tính năng nổi bật: Theo dõi tiến độ học tập, giao bài tập online, tạo phòng thi ảo thi đua cho học sinh, tính năng Kiểm tra đầu vào, tạo bài luyện thi ngắn,…

Chấm điểm Speaking với AI (tính năng mới!)

Giảng dạy tiếng Anh theo cách thú vị, hiệu quả hơn với Phòng thi ảo FLYER ngay hôm nay!

Để được tư vấn thêm, thầy/ cô vui lòng liên hệ với FLYER qua hotline 086.879.3188

>>> Xem thêm: 

    Đăng ký Đối tác

    Comments

    Subscribe
    Notify of
    guest
    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments
    Tâm Trần
    Tâm Trần
    "Muốn thay đổi vận mệnh, trước tiên hãy thay đổi tính cách".

    Related Posts