Trả lời phỏng vấn bằng Tiếng Anh: 5 bí kíp giúp bạn ‘đánh gục’ mọi nhà tuyển dụng

Với các buổi phỏng vấn bằng Tiếng Việt, dù không có khó khăn nào về ngôn ngữ giao tiếp nhưng tâm lý hồi hộp, lo lắng cũng khiến chúng ta cảm thấy áp lực nhiều hơn. Trong khi đó, phỏng vấn Tiếng Anh là một ngôn ngữ nước ngoài và khác hoàn toàn tiếng mẹ đẻ thì liệu các bạn có tự tin ngay từ những phút đầu tiên hay không? Trong bài viết này, FLYER sẽ giới thiệu 5 bí kíp trả lời phỏng vấn giúp bạn chinh phục mọi nhà tuyển dụng. Vì vậy, nếu bạn đang sắp bước vào một buổi phỏng vấn bằng tiếng Anh thì hãy chuẩn bị tinh thần thật kỹ và tham khảo ngay 5 tips bổ ích dưới đây nhé!

1. Phỏng vấn bằng tiếng Anh có thực sự khó?

Trên thực tế, phỏng vấn bằng Tiếng Anh không chỉ đòi hỏi ứng viên kỹ năng trả lời, phân tích, xử lý tình huống mà còn yêu cầu cả kỹ năng ngoại ngữ ổn định cùng vốn từ vựng phong phú. Chính vì vậy, một số người vì năng lực ngoại ngữ còn hạn chế nên đã né tránh các cơ hội phỏng vấn bằng Tiếng Anh. Điều này có thể khiến ứng viên mất đi nhiều cơ hội làm việc tuyệt vời.

Các công ty yêu cầu phỏng vấn bằng Tiếng Anh thường là các tập đoàn đa quốc gia và có mức lương khá hấp dẫn. Những công ty này đòi hỏi nhân viên phải có khả năng sử dụng Tiếng Anh ít nhất ở trình độ Trung cấp (Intermediate) để thành thạo giao tiếp và đàm phán với khách hàng nước ngoài. Vì vậy, nếu bạn từ chối những cơ hội phỏng vấn Tiếng Anh, bạn có thể đã bỏ lỡ một môi trường làm việc tốt, một mức lương cao, một cơ hội phát triển bản thân và nhiều phúc lợi hấp dẫn khác. 

Vậy việc trả lời phỏng vấn bằng Tiếng Anh là khó hay dễ? Điều đó phụ thuộc vào khả năng ngoại ngữ và kĩ năng giao tiếp của mỗi người. Có người rất thành thạo khi giao tiếp bằng ngôn ngữ quốc tế trong khi có người chỉ nghe thấy Tiếng Anh thôi đã ngại. Nếu như bạn đam mê Tiếng Anh, chịu khó học hỏi, tập luyện nói hằng ngày thì việc thành thạo ngôn ngữ này hoàn toàn khả thi. Ngược lại nếu bạn cứ e ngại thì bạn cũng sẽ chẳng có nhiều cơ hội bằng những người thành thạo ngoại ngữ.

Nói một cách công bằng, không có một câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi “Phỏng vấn bằng tiếng anh có thực sự khó?”. Điều này phụ thuộc rất lớn vào vốn kiến thức ngoại ngữ mà bạn có và cả sự chuẩn bị của bạn. Hãy tham khảo nay phần tiếp theo để xem những tips cho buổi phỏng vấn mà FLYER giới thiệu cho bạn nhé.

Trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh có thực sự khó?
Phỏng vấn bằng tiếng Anh có thực sự khó?

2. Cần chuẩn bị những gì trước buổi phỏng vấn bằng tiếng Anh?

Cho dù bạn đi phỏng vấn xin việc hay bất kỳ một buổi phỏng vấn nào khác thì sự chuẩn bị luôn có ý nghĩa rất lớn. Chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp bạn tự tin, bình tĩnh hơn và phòng trừ cho mọi tình huống rủi ro nhất. Dưới đây là 5 điều bạn thực sự cần chuẩn bị trước để gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn nhé:

2.1. Chuẩn bị kỹ lưỡng những thông tin cần thiết

Phỏng vấn Tiếng Anh, nhất là phỏng vấn xin việc thì bạn cần chuẩn bị những thông tin có lợi cho mình, bao gồm: 

  • Thông tin về công ty hay doanh nghiệp mà mình đang ứng tuyển. Ví dụ như công ty đang hoạt động trong lĩnh vực gì, có bao nhiêu chi nhánh, thành tựu của công ty trong những năm gần đây, văn hóa làm việc, những khó khăn hiện tại,…
  • Thông tin về vị trí mà mình đang ứng tuyển. Ví dụ như yêu cầu công việc, quyền lợi hay những kỹ năng cần có trong công việc,…
  • Thông tin về người phỏng vấn. Ví dụ như họ đã làm việc trong công ty bao lâu rồi, chuyên ngành của họ là gì,…
  • Thông tin về quá trình tuyển dụng. Ví dụ như có bao nhiêu vòng phỏng vấn, phỏng vấn cá nhân hay phỏng vấn nhóm, cần chuẩn bị những kiến thức gì cho buổi phỏng vấn,…

2.2. Chuẩn bị trước một số câu hỏi hay gặp trong các cuộc phỏng vấn

Đối với những người có đã nhiều kinh nghiệm tham gia các cuộc phỏng vấn hay cả những sinh viên mới ra trường còn non nớt, thiếu sự va chạm thì đều phải trải qua tâm lý căng thẳng, hồi hộp mỗi khi tham gia các cuộc phỏng vấn xin việc. Việc chuẩn bị trước một số câu hỏi thường gặp sẽ giúp bạn định hình được cách giải quyết và trả lời một cách tốt nhất nếu gặp phải. Tuy nhiên, bạn vẫn nên trả lời một cách tự nhiên nhất khi được hỏi, đừng khiến cho người phỏng vấn thấy bạn đang học thuộc những “câu hỏi tủ” trong phỏng vấn. Bạn có thể chuẩn bị trước phần giới thiệu bản thân (điểm mạnh và điểm yếu, kinh nghiệm làm việc,…), mục tiêu nghề nghiệp (cả ngắn hạn và dài hạn) hay lý do bạn chọn công việc để không bỡ ngỡ, hoang mang khi nhà tuyển dụng hỏi những câu như vậy. 

Chuẩn bị trước một số câu hỏi hay gặp khi trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh
Chuẩn bị trước một số câu hỏi hay gặp

2.3. Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho buổi phỏng vấn

Khi tham gia phỏng vấn trực tiếp bạn nên chuẩn bị trước một bộ hồ sơ xin việc bản cứng bao gồm CV xin việc (resume), thư xin việc (cover letter), những chứng chỉ liên quanportfolio (nếu có). Bên cạnh đó các loại giấy tờ công chứng, giấy tờ tuỳ thân và những loại giấy tờ, chứng nhận khác như đã được yêu cầu cũng cần chuẩn bị đầy đủ từ trước.

Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết khi trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh
Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho buổi phỏng vấn

2.4. Chuẩn bị kiến thức chuyên môn cho vị trí ứng tuyển

Để thể hiện bản thân tốt nhất trong buổi phỏng vấn, bạn nên có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt chuyên môn, bởi các cuộc phỏng vấn ở vòng 2 này có thể là các bài test như aptitude test (kiểm tra năng lực)hay psychometric test (kiểm tra tâm lý) để đánh giá toàn diện về bạn. Việc ôn lại kiến thức kỹ càng sẽ giúp bạn tự tin thể hiện bản thân và cũng để nhà tuyển dụng tin tưởng rằng bạn thật sự phù hợp với công việc. 

Chuẩn bị kiến thức chuyên môn cho vị trí ứng tuyển khi trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh
Chuẩn bị kiến thức chuyên môn cho vị trí ứng tuyển

Bài viết tham khảo: Viết thư bằng Tiếng Anh thế nào cho ấn tượng? 5 mẫu thư tiếng Anh phổ biến nhất cho người mới bắt đầu

3. Top 10 câu hỏi phổ biến khi phỏng vấn tiếng Anh và hướng dẫn trả lời

3.1. Tell us about yourself. (Hãy cho chúng tôi biết về bản thân bạn.)

Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng Anh cơ bản nhất trong tuyển dụng. Ở câu hỏi này, người phỏng vấn mong muốn nhìn thấy ở bạn sự tự tin, nhiệt huyết và niềm đam mê qua câu trả lời. Vì vậy, bạn nên trả lời một cách cởi mở nhất về các thông tin của bản thân. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên đưa ra những thông tin cần thiết và liên quan đến công việc mà bạn chưa đề cập trong CV để nhà tuyển dụng hiểu hơn về bạn.

Trả lời:

Hello. My name is Tung. I’m 23 years old. I graduated with a good degree in International Business and Economics at Foreign Trade University two months ago. I chose that field of study because I’ve always been interested in logistics and supply chain, and a couple of seniors at school told me it leads to great career options. One of my key accomplishments during my academic career was speaking at a conference on the topic of supply chain management, based on research I had done for one of my senior-level classes. This led to an internship period that I just wrapped up, so I am actively looking for a full-time position now.

(Xin chào. Tên em là Tùng. Năm nay em 23 tuổi. Em vừa tốt nghiệp với bằng giỏi chuyên ngành Kinh tế đối ngoại tại Đại học Ngoại Thương được hai tháng. Em chọn ngành học này do em có đam mê với logistics và chuỗi cung ứng, đồng thời anh chị tại trường cũng định hướng giúp em rằng đây là một ngành có triển vọng trong tương lai. Một trong những thành tích em đạt được khi đi học là được chọn để phát biểu tại một hội nghị về chủ đề quản lý chuỗi cung ứng – cũng là một chủ đề nghiên cứu mà em đã thực hiện tại những lớp chuyên ngành của mình. Sau đó em đã được đi thực tập trong hai tháng và bây giờ em đang mong muốn tìm kiếm một công việc toàn thời gian tại công ty mình.)

3.2. What are your strengths? (Điểm mạnh của bạn là gì?)

Đối với câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh về thế mạnh của bản thân, người phỏng vấn mong muốn tìm kiếm ở bạn những tính cách, phẩm chất và kỹ năng tốt phù hợp với vị trí họ đang tuyển. Tuy người phỏng vấn hỏi điểm mạnh nói chung nhưng bạn nên phân tích những điểm mạnh liên quan đến công việc mình ứng tuyển. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng ấn tượng hơn và cơ hội trúng tuyển cũng sẽ cao hơn đó.

Trả lời:

I believe my two greatest strengths are the ability to manage time and solve problems effectively. I can distribute the timeframes adequately for all tasks such as studying, doing a part-time job or participating in extracurricular activities when I was at university. I can also analyze many aspects of a problem, which makes me eligible to complete my work even in challenging conditions. I believe that these two traits will be beneficial as I can collaborate with others effectively and achieve high work productivity.

(Tôi tin rằng hai điểm mạnh lớn nhất của tôi là kỹ năng quản lý thời gian và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Tôi có thể phân chia thời gian một cách hợp lý giữa việc học, làm thêm và tham gia hoạt động ngoại khóa khi còn học đại học. Tôi cũng có thể phân tích nhiều khía cạnh của một vấn đề, điều này khiến tôi đủ điều kiện để hoàn thành công việc của mình ngay cả trong những điều kiện đầy thách thức. Tôi tin rằng hai đặc điểm trên sẽ giúp tôi cộng tác với các đồng nghiệp khác tốt hơn và đạt hiệu suất công việc cao.)

3.3. What are your weaknesses? (Điểm yếu của bạn là gì?)

Câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng Anh này đôi khi có thể là một “cái bẫy”. Nếu bạn trả lời quá thành thật về điểm yếu của mình, nhà tuyển dụng có thể sẽ đánh giá thấp, tuy nhiên bạn cũng không thể nói mình không có khuyết điểm nào. Một gợi ý nhỏ cho câu hỏi này là bạn hãy trả lời về những điểm yếu không quá ảnh hưởng đến công việc và hứa sẽ cải thiện theo thời gian. Tuyệt đối không nên đưa cho nhà tuyển dụng những khuyết điểm như “lười”, “thiếu trách nhiệm”, “bảo thủ”… bởi nó sẽ khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn tiêu cực đối với bạn.

Trả lời: 

I tend to be overly critical of myself. Even if I receive favorable feedback from coworkers and clients after completing a project, I always feel like I could do better for the job. I frequently overwork and am weary as a result of this. Over the last few years, I’ve attempted to take the time to objectively assess my performance and to congratulate myself on my accomplishments. This not only boosted my job and confidence, but it also taught me to respect my colleagues and other supportive people that are always there for me.

(Tôi có xu hướng chỉ trích bản thân quá mức. Ngay cả khi tôi nhận được phản hồi tích cực từ đồng nghiệp và khách hàng sau khi hoàn thành một dự án, tôi luôn cảm thấy mình có thể làm tốt hơn cho công việc. Tôi thường xuyên làm việc quá sức và cảm thấy mệt mỏi vì điều này. Trong vài năm qua, tôi đã cố gắng dành thời gian để đánh giá khách quan về hiệu suất của mình và tự chúc mừng những thành tích của mình. Điều này không chỉ thúc đẩy công việc và sự tự tin của tôi mà còn dạy tôi tôn trọng đồng nghiệp và những người hỗ trợ khác luôn ở bên cạnh tôi.)

3.4. What are your short term goals? (Mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì?)

Trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh

Mục tiêu ngắn hạn cũng là một câu hỏi mà nhà tuyển dụng mong muốn được biết từ ứng viên. Câu hỏi này sẽ giúp họ đánh giá mức độ phù hợp của vị trí công ty với những gì bạn đang hướng tới. Vì vậy, hãy thể hiện là mình sẽ nỗ lực hết mình để đóng góp và cống hiến cho tổ chức hoặc công ty đó.

Trả lời:

My short term goal is to find a job that allows me to improve my skills and expertise. I’d like to collaborate with great co-workers and contribute significantly to the company’s sustainable growth. 

(Mục tiêu ngắn hạn của tôi là tìm một công việc mà tôi có thể phát triển những kỹ năng và kiến thức của mình. Tôi muốn cùng làm việc với những đồng nghiệp giỏi và đóng góp đáng kể vào sự phát triển bền vững của công ty.)

3.5. What are your long term goals? (Mục tiêu dài hạn của bạn là gì?)

Câu hỏi này cũng gây khá nhiều khó khăn cho người được phỏng vấn, đặc biệt là với các bạn sinh viên mới ra trường khi chưa rõ mục tiêu trong 5 – 10 năm nữa của mình là gì. Vì vậy, trước khi đi tìm việc bạn nên vạch ra cho mình một lộ trình phát triển cho bản thân theo từng năm. Những người có mục tiêu rõ ràng và nỗ lực từng ngày để đạt được mục tiêu đó sẽ luôn được đánh giá cao hơn những người làm việc không có mục tiêu.

Trả lời:

In five years, I’d like to be working as the Director of Sales in a corporation. I want to make a difference, and I will strive hard to attain that. I will help the corporation to reach increasing sales revenue on a monthly basis and contribute greatly to the corporation’s expansion.  

(Trong vòng 5 năm tới, tôi muốn lên đến vị trí Giám đốc Kinh doanh của một công ty. Tôi muốn tạo nên sự khác biệt và tôi sẽ cố gắng chăm chỉ làm việc đạt được mục tiêu này. Tôi sẽ giúp công ty đạt được doanh thu bán hàng ngày càng tăng hàng tháng và đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của công ty.)

3.6. Why did you leave your last job? (Tại sao bạn bỏ công việc cũ?)

Với câu hỏi này, bạn hãy thành thật trình bày những lý do mà bạn cảm thấy không phù hợp hay không có điều kiện làm việc tại công ty cũ. Tuyệt đối không nên nói những điều quá tiêu cực về công ty, về lãnh đạo nơi bạn đã làm việc. Cách trả lời tốt nhất là bạn nên đưa ra những kỳ vọng của mình về một công việc tốt trong tương lai.

Trả lời: 

I’d like to work for a company that offers greater opportunities. My previous one was a bit small and didn’t have any room for expansion. After understanding more about the working environment here, I realized that this is the type of company where I want to work and contribute my values.

(Tôi muốn làm việc cho một công ty mang lại nhiều cơ hội hơn. Công ty trước tôi làm việc thì hơi nhỏ và chưa mở rộng thêm. Sau khi tìm hiểu thêm về môi trường làm việc tại đây, tôi nhận ra rằng đây là loại hình công ty mà tôi muốn làm việc và cống hiến những giá trị của bản thân.)

3.7. Do you work well under pressure? (Bạn có thể hoàn thành tốt công việc khi bị áp lực không?)

Khi nhà tuyển dụng hỏi câu này, họ thực sự muốn biết liệu bạn có bị stress hay hoảng loạn khi phải làm việc trong 1 hoàn cảnh vô cùng áp lực không. Thực tế, các công ty ngày nay đều rất kỳ vọng vào khả năng chịu áp lực của nhân viên. Họ thường giao cho nhân viên một khối lượng công việc khổng lồ và khuyến khích tăng ca nếu có thể. Vì vậy, bạn nên trả lời rằng bạn có khả năng chịu áp lực, để thể hiện rằng mình có nhiệt huyết và sẵn sàng làm việc hết mình cho công việc.

Trả lời: 

When I face overwhelming work tasks, I try to prioritize and plan as much as possible. After I’ve organized all tasks adequately, I will immediately stick to the job and work smartly. I don’t let the stress affect my work productivity. Therefore, I believe that my ability to work under pressure is quite good.

(Khi đối mặt với khối lượng công việc lớn, tôi cố gắng sắp xếp thứ tự ưu tiên và lên kế hoạch nhiều nhất có thể. Sau khi tôi đã sắp xếp mọi công việc một cách đầy đủ, tôi sẽ ngay lập tức tập trung vào công việc và làm việc một cách thông minh. Tôi không để những căng thẳng ảnh hưởng đến năng suất làm việc của mình. Vì vậy, tôi tin rằng khả năng làm việc dưới áp lực của mình là khá tốt.)

3.8. Why should I hire you? (Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn vào vị trí này?)

Đây chính là lúc để bạn một lần nữa khẳng định lại những thế mạnh của mình và thể hiện sự phù hợp với vị trí ứng tuyển cũng như lộ trình phát triển của công ty. Vì vậy, hãy thể hiện sự tự tin và trả lời hết những kinh nghiệm, kỹ năng mình có để tăng cơ hội trúng tuyển nhé.

Trả lời:

I think that the knowledge and skills I learned at university and my previous workplace will benefit the company greatly. After reviewing your job description, it’s clear that you’re looking for a candidate that is extremely familiar with experiences and skills in media management and content creation. Given these requirements, I am certain that I have the essential skills, knowledge and experience to successfully do the job and perform above expectations.

(Tôi nghĩ rằng những kiến ​​thức và kỹ năng tôi học được ở trường đại học và nơi làm việc trước đây của tôi sẽ mang lại lợi ích to lớn cho công ty. Sau khi xem xét mô tả công việc, hẳn là anh/chị đang tìm kiếm một ứng viên đã có kinh nghiệm và kỹ năng trong quản lý truyền thông và sáng tạo nội dung. Với những yêu cầu này, tôi chắc chắn rằng mình có đủ các kỹ năng, kiến ​​thức và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện thành công công việc và đạt được những kỳ vọng kể trên.)

trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh
“Why should I hire you?” là câu hỏi về năng lực và sự phù hợp của bạn với vị trí hơn so với các ứng viên khác.

3.9. What kind of salary do you expect? (Mức lương mong đợi của bạn?)

Đây là một câu hỏi tưởng không khó nhưng lại khó không tưởng. Bởi lẽ lương là một vấn đề tế nhị, nếu bạn đề xuất mức lương quá cao, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn tự tin thái quá và không sẵn sàng đáp ứng, tuy nhiên nếu ‘deal’ một mức lương quá thấp thì lại thiệt cho mình. Do đó, trước khi đi phỏng vấn, bạn nên khảo sát khoảng lương cho vị trí mình ứng tuyển để offer một mức lương hợp lý nhé.. 

Trả lời: 

Salary is not a priority for me as a new employee. This is a fantastic opportunity to begin my career. In addition, I want to expand my knowledge, abilities, and experience. Therefore, I expect a substantial pay commensurate with my abilities and your company’s norms, which will meet my financial demands.

(Lương không phải là ưu tiên đối với tôi khi đang là một nhân viên mới. Đây là một cơ hội tuyệt vời để bắt đầu sự nghiệp của tôi. Ngoài ra, tôi muốn mở rộng kiến ​​thức, khả năng và kinh nghiệm của mình. Vì vậy, tôi mong đợi một mức lương đáng kể tương xứng với khả năng của tôi và định mức của công ty bạn, và nó cũng sẽ đáp ứng được nhu cầu tài chính của tôi.).

3.10. How long do you plan on working here? (Bạn dự định sẽ làm việc tại đây trong khoảng bao lâu?)

Bất kỳ công ty nào cũng sẽ hy vọng nhân viên nhân viên sẽ luôn cố gắng hết mình và gắn bó với công ty. Vì vậy ở câu hỏi này, bạn nên trả lời rõ ràng về tính cam kết của mình với công ty, đồng thời bổ sung thêm những yếu tố khiến mình có thể gắn bó với công ty một cách lâu dài.

Trả lời: 

Your company has all of the qualities that come to my expectations. The type of work, co-workers, working environment and the benefits are absolutely fantastic. If I am given the opportunity to join your team, I believe I will be able to improve and get more experience, as well as demonstrate my competence through a number of successful projects. I intend to stay in this company for a long time.

(Quý công ty có tất cả những điều kiện mà tôi mong đợi. Loại hình công việc, đồng nghiệp, môi trường làm việc và những lợi ích mang lại là hoàn toàn tuyệt vời. Nếu được trao cơ hội làm việc tại đây, tôi tin rằng mình sẽ có thể cải thiện và có thêm kinh nghiệm, cũng như chứng tỏ năng lực của mình thông qua một số dự án thành công. Tôi dự định sẽ gắn bó lâu dài với quý công ty.)

4. 5 bí kíp giúp buổi phỏng vấn Tiếng Anh thành công 

4.1. Nhấn mạnh rằng bạn phù hợp với văn hóa công ty

Đối với một số nhà tuyển dụng và một số vị trí tuyển, bằng cấp không thực sự là ưu tiên hàng đầu. Điều quan trọng là một khi đã đáp ứng được yêu cầu công việc, bạn cần khẳng định rằng bản thân phù hợp với văn hóa công ty. Bạn có thể nhấn mạnh vào những yếu tố như môi trường làm việc, thời gian làm việc, đồng nghiệp,.. để thể hiện rằng mình đã chọn đúng nơi làm việc.  Ngoài bạn cũng nên nói rõ những niềm tin và giá trị mà bạn có sẽ phù hợp với công ty hay không? Nhấn mạnh vào yếu  tố này sẽ quyết định được cơ hội trúng tuyển của bạn và thời gian bạn gắn bó với công ty. 

4.2. Thể hiện rõ ràng mục tiêu của bạn trong buổi phỏng vấn

Nhà tuyển dụng luôn ưu tiên những ứng viên làm việc chăm chỉ và có mục tiêu phấn đấu. Vì vậy, bạn không nên ngần ngại chia sẻ về những mục tiêu cá nhân (muốn tìm kiếm một môi trường làm việc tốt, hướng tới sự công bằng và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp,…) tại buổi phỏng vấn. Đồng thời, dựa trên những nghiên cứu ban đầu của bạn về nhà tuyển dụng, hãy nhấn mạnh về trách nhiệm của bản thân nếu được tuyển dụng liên quan tới các mục tiêu và kế hoạch phát triển trong tương lai của công ty. Các nhà tuyển dụng thường rất ấn tượng với những ứng viên thể hiện những hiểu biết sâu sắc về công ty và có sự chuẩn bị kỹ càng trước buổi phỏng vấn.

4.3. Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của ngôn ngữ cơ thể

Theo nhà tâm lý học Albert Mehrabian thì chỉ có 7% giao tiếp liên quan đến lời nói nhưng có đến 55% giao tiếp dựa trên các hành vi phi ngôn ngữ như tư thế (posture), cử chỉ (gesture), ánh mắt (eye contact), và 38% dựa trên giọng điệu (voice).

Các nhà tuyển dụng có thể bỏ qua nếu như bạn chẳng may phát âm sai một từ Tiếng Anh. Nhưng họ sẽ đánh giá thấp nếu bạn không thể hiện được sự tự tin để tạo ấn tượng tích cực trong mắt họ. Vì thế mà bạn cũng nên thực hành ngôn ngữ cơ thể trước khi đi phỏng vấn.

Tầm quan trọng của ngôn ngữ cơ thể khi trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh
Tầm quan trọng của ngôn ngữ cơ thể

4.4 Hãy lồng ghép những kiến thức thực tiễn nhất vào buổi phỏng vấn

Một số nhà tuyển dụng thường không muốn tìm hiểu xem bạn có gì mà là bạn sẽ làm được gì cho công ty họ. Những câu trả lời như “Tôi có kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực này” hay “Tôi có kiến thức và kỹ năng cần thiết” có thể họ đã tìm hiểu thông qua CV của bạn. Vì vậy bạn nên thể hiện những gì thực tế nhất tại buổi phỏng vấn. Chẳng hạn khi bạn đang ứng tuyển cho vị trí Marketing, nếu nhà tuyển dụng hỏi về kiến thức chuyên môn, bạn hoàn toàn có thể lấy ví dụ một sản phẩm và phân tích “insight” của sản phẩm đó. Điều này thể hiện bạn có kiến thức chuyên môn vững vàng và hoàn toàn có thể làm việc tốt nếu được tuyển vào công ty họ. 

4.5. Cảm ơn người phỏng vấn và thể hiện sự nhiệt tình

Nhiều người nghĩ việc cảm ơn nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn chỉ cần thiết khi bạn biết chắc mình sẽ trúng tuyển. Tuy nhiên, đây lại là một phép ứng xử rất cơ bản, ngay cả khi bạn cảm thấy mình đã thể hiện không tốt trong buổi phỏng vấn.

Cảm ơn người phỏng vấn và thể hiện sự nhiệt tình - trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh
Cảm ơn người phỏng vấn và thể hiện sự nhiệt tình

Một lời cảm ơn chân thành như “Cảm ơn ông/bà vì đã dành thời gian quý báu để trao đổi với tôi. Tôi biết là ông bà rất bận” hoặc “Cảm ơn ông/bà vì đã cho tôi cơ hội để tìm hiểu kỹ hơn về công ty” hoặc “Cảm ơn ông/bà. Ông/bà đúng là những người phỏng vấn tuyệt vời nhất mà tôi từng gặp”. Những điều này tuy nhỏ nhưng sẽ lưu lại một ấn tượng rất tốt trong mắt những người phỏng vấn. Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, bạn cũng nên soạn email cảm ơn tới nhà tuyển dụng để thể hiện sự biết ơn và khẳng định lại sự quan tâm của bạn đối với vị trí công việc mà họ đang tuyển. 

Tham khảo video phỏng vấn bằng Tiếng Anh sau để có một buổi phỏng vấn thành công:

5. Top 100 từ vựng thông dụng trong phỏng vấn tiếng Anh

5.1. Nhóm từ vựng về phỏng vấn nói chung

STTTừ vựngPhiên âmNghĩa tiếng Việt
1Apply (to sb for sth) (v)/əˈplaɪ/ứng tuyển vào vị trí
2Appointment (n)/əˈpɔɪntmənt/cuộc hẹn, cuộc gặp mặt
3Asset (n)/ˈæset/người có ích
4Believe (v)/bɪˈliːv/tin vào, tự tin vào
5Boss (n)/bɒs/ông chủ
6Candidate (n)/ˈkændɪdət/ứng cử viên
7Career objective (n.p)/kəˈrɪə əbˈdʒektɪv/mục tiêu nghề nghiệp
8Challenge (n, v)/ˈtʃælɪndʒ/sự thách thức, thách thức
9Company (n)/ˈkʌmpəni/công ty
10Describe (v)/dɪˈskraɪb/mô tả
11Director (n)/dəˈrektə(r)/giám đốc
12Employee (n)/ɪmˈplɔɪiː/nhân viên, người lao động
13Employer (n)/ɪmˈplɔɪə/người sử dụng lao động
14Eventually (a)/ɪˈventʃuəli/cuối cùng, sau cùng
15Good fit (n.p)/gʊd fɪt/người phù hợp
16GPA (n)(Grade point average)/ˌdʒiː piː ˈeɪ/(/greɪd pɔɪnt ˈævərɪʤ/)điểm trung bình
17Graduate (v)/ˈɡrædʒuət/tốt nghiệp
18Hire (v)/ˈhaɪə(r)/tuyển dụng
19Human resources department (n.p)/ˈhjuːmən rɪˈsɔːsɪz dɪˈpɑːtmənt/phòng nhân sự
20Important (adj)/ɪmˈpɔːtnt/quan trọng
21Internship (n)/ˈɪntɜːnʃɪp/kỳ thực tập
22Interview (n)/ˈɪntəvjuː/buổi phỏng vấn/ cuộc phỏng vấn
23Job description (n.p)/dʒɒb dɪˈskrɪpʃn/mô tả công việc
24Level (n)/ˈlevl/cấp bậc
25Offer of employment (n.p)/ˈɒfər ɒv ɪmˈplɔɪmənt/lời mời làm việc
26Performance (n)/pəˈfɔːməns/kết quả, tự thể hiện
27Position (n)/pəˈzɪʃ(ə)n/vị trí
28Recruiter (n)/rɪˈkruːtə/người tuyển dụng
29Staff (n)/stɑːf/nhân viên
30Supervisor (n)/ˈsuːpəvaɪzə(r)/sếp, người giám sát
31Team player/member (n)/tiːm ˈpleɪə/đồng đội, thành viên trong đội
32Undertake (v)/ʌndəˈteɪk/tiếp nhận, đảm nhiệm
33Work (for) (v)/wɜːk/làm việc cho ai, công ty nào
34Work ethic (n.p)/wɜːk ˈeθɪk/đạo đức nghề nghiệp
35Work style (n.p)/wɜːk staɪl/phong cách làm việc
Từ vựng tiếng Anh về phỏng vấn

5.2. Nhóm từ vựng về phúc lợi doanh nghiệp

STTTừ vựngPhiên âmNghĩa tiếng Việt
1Bonus (n)/ˈbəʊnəs/tiền thưởng
2Extra paymentfor overtime work (n.p)/ˈekstrə ˈpeɪməntfɔːr ˈəʊvətaɪm wɜːk/Lương tăng ca
3Health insurance (n.p)/hɛlθ ɪnˈʃʊər(ə)ns/bảo hiểm sức khỏe
4Leaving date (n.p)/ˈliːvɪŋ deɪt/ngày nghỉ việc
5Maternity leave (n.p)/məˈtɜːnəti liːv/nghỉ thai sản
6Paid holiday (n.p)/peɪd ˈhɒlədeɪ/ngày nghỉ vẫn trả lương
7Part-time education (n.p)/On-the-job training (n.p)/pɑːt–taɪm ˌedʒuˈkeɪʃn//ɒn-ðə-ʤɒb ˈtreɪnɪŋ/đào tạo bán thời gian/ đào tạo tại chỗ
8Promotion (n)/prəˈməʊʃn/thăng chức
9Salary = pay (n)/ˈsæləri/ = /peɪ/tiền lương
10Salary increase (n.p)/ˈsæləri ɪnˈkriːs/tăng lương
11Sick pay (n.p)/sɪk peɪ/lương ngày ốm, bệnh
12Starting date (n.p)/ˈstɑːtɪŋ deɪt/ngày bắt đầu
13Training scheme (n.p)/ˈtreɪnɪŋ skiːm/chế độ tập huấn
14Travel expense (n.p)/ˈtrævl ɪkˈspens/chi phí đi lại
15Welfare (n)/ˈwelfeə(r)/chế độ đãi ngộ
Từ vựng tiếng Anh về phúc lợi doanh nghiệp

5.3. Nhóm từ vựng về thời gian làm việc

STTTừ vựngPhiên âmNghĩa tiếng Việt
1Full-time (adj, adv)/ˌfʊl ˈtaɪm/toàn thời gian
2Part-time (adj, adv)/ˌpɑːt ˈtaɪm/bán thời gian
3Permanent worker (n.p)/ˈpɜːmənənt ˈwɜːkə(r)/nhân viên dài hạn
4Temporary worker (n.p)/ˈtemprəri ˈwɜːkə(r)/nhân viên thời vụ
5Working hours (n.p)/ˈwɜːkɪŋ ˈaʊəz/thời gian làm việc
Từ vựng tiếng Anh về thời gian làm việc

5.4. Nhóm từ vựng về kỹ năng 

STTTừ vựngPhiên âmNghĩa tiếng Việt
1Adaptability skill (n.p)/əˌdæptəˈbɪlɪti skɪl/Kỹ năng thích nghi & hòa nhập
2Analytical nature (n.p)/ˌænəˈlɪtɪkl ˈneɪtʃə/khả năng phân tích
3Argument skill (n.p)/ˈɑːgjʊmənt skɪl/Kỹ năng phản biện
4Collaboration skill (n.p)/kəˌlæbəˈreɪʃən skɪl/kỹ năng hợp tác
5Communication skill (n.p)/kəˌmjuːnɪˈkeɪʃən skɪl/kỹ năng giao tiếp
6Conflict resolution skill (n.p)/ˈkɒnflɪkt ˌrɛzəˈluːʃən skɪl/Kỹ năng giải quyết xung đột
7Creative thinking skill (n.p)/kri(ː)ˈeɪtɪv ˈθɪŋkɪŋ skɪl/Kỹ năng tư duy sáng tạo
8Critical observation skill (n.p)/ˈkrɪtɪkəl ˌɒbzə(ː)ˈveɪʃən skɪl/Kỹ năng quan sát
9Critical thinking skill (n.p)/ˈkrɪtɪkəl ˈθɪŋkɪŋ skɪl/Kỹ năng tư duy phản biện
10Flexibility skill (n.p)/flɛksɪˈbɪlɪti skɪl/Kỹ năng linh hoạt
11Interpersonal skill (n.p)/ˌɪntəˈpɜːsənl skɪl/kỹ năng thiết lập mối quan hệ
12Leadership skill (n.p)/ˈliːdəʃɪp skɪl/Kỹ năng lãnh đạo
13Listening skill (n.p)/ˈlɪsnɪŋ skɪl/Kỹ năng lắng nghe
14Negotiating skill (n.p)/nɪˈgəʊʃɪeɪtɪŋ skɪl/Kỹ năng đàm phán
15Problem-solving (n)/ˈprɒbləm sɒlvɪŋ/giải quyết vấn đề
16Resilience skill (n.p)/rɪˈzɪlɪəns skɪl/Kỹ năng vực dậy sau thất bại
17Self-awareness skill (n.p)/sɛlf-əˈweənəs skɪl/Kỹ năng nhìn nhận bản thân
18Soft skill (n.p)/sɒft skɪl/kỹ năng mềm
19Teamwork (n)/’tiːmwɜːk/làm việc nhóm
20Time management skill (n.p)/taim ˈmæ.nɪdʒ.mənt skɪl/Kỹ năng quản lý thời gian
Từ vựng tiếng Anh về kỹ năng khi phỏng vấn

5.5. Nhóm từ vựng về kinh nghiệm, bằng cấp

STTTừ vựngPhiên âmNghĩa tiếng Việt
1Qualification (n)/ˌkwɒlɪfɪˈkeɪʃn/bằng cấp
2Trained (adj)/treɪnd/đã được đào tạo
3Year of experience (n)/jɪə(r) əv ɪkˈspɪəriəns/năm kinh nghiệm
4Level of education (n)/ˈlevl əv ˌedʒuˈkeɪʃn/trình độ học vấn
5Elementary school (n)/ˌelɪˈmentri skuːl/tiểu học
6Secondary school (n)/ˈsekəndri skuːl/trung học cơ sở
7High school (n)/ˈhaɪ skuːl/trung học phổ thông
8High school diploma (n.p)/ˈhaɪ skuːl dɪˈpləʊmə/bằng tốt nghiệp phổ thông
9Undergraduate (n)/ˌʌndəˈɡrædʒuət/sinh viên chưa tốt nghiệp
10Bachelor of Science  (n) (BS or BSc)/ˈbætʃələ(r) əv ˈsaɪəns/kỹ sư các ngành học khoa học tự nhiên
11Bachelor of Arts (n) (BA)/ˈbætʃələ(r) əv ˈɑːts/cử nhân các ngành học khoa học xã hội
12Graduate (n)/ˈɡrædʒuət/trình độ sauđại học
13Master of Arts (n) (MA)/ˈmɑːstə(r) əv ˈɑːts/Thạc sĩ các ngành học xã hội
14Master of Science (MS or MSc)/ˈmɑːstə(r) əv ˈsaɪəns/Thạc sĩ các ngành tự nhiên
15Doctorate (n)/’dɒktərət/Bằng Tiến sĩ
16Postdoc (n)/pəʊstdɒk/Bằng sau tiến sĩ
17Doctor of Philosophy (n) (PhD)/ˈdɒktə(r) əv fəˈlɒsəfi/Tiến sĩ
18Doctor of Medicine (n) (M.D)/ˈdɒktər ɒv ˈmɛdsɪn/Tiến sĩ y khoa
19Post-Doctoral fellow (n)/pəʊst-ˈdɒktərəl ˈfɛləʊNghiên cứu sinh sau tiến sĩ
20Experience (n)/ɪkˈspɪəriəns/Kinh nghiệm
Từ vựng tiếng Anh về kinh nghiệm, bằng cấp

5.6. Nhóm từ vựng về tích cách

STTTừ vựngPhiên âmNghĩa tiếng Việt
1Confident (adj)/ˈkɒnfɪdənt/tự tin
2Detail-oriented (adj)/ˈdiːteɪl ˈɔːriəntɪd/chi tiết
3Enthusiastic (adj)/ɪnˌθjuːzɪˈæstɪk/hăng hái, nhiệt tình
4Extroverted (adj)/ˈɛkstrəʊˌvɜːtɪd/hướng ngoại
5Goal-oriented/gəʊl ˈɔːriəntɪd/có mục tiêu
6Hard-working (adj)/hɑːd ˈwɜːkɪŋ/chăm chỉ
7Independent (adj)/ˌɪndɪˈpendənt/độc lập
8Introverted (adj)/ˌɪntrəʊˈvɜːtɪd/hướng nội
9Professional (adj)/prəˈfɛʃənl/chuyên nghiệp
10Tactful (adj)/ˈtæktfʊl/khéo xử, lịch thiệp
Từ vựng tiếng Anh về tính cách

6. Tổng kết

Trên đây là tổng hợp 5 bí kíp từ FLYER giúp buổi phỏng vấn của bạn được thuận lợi hơn. Vì vậy, đừng quên ghi chép lại những tips hữu ích này và chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi phổ biến trong các buổi phỏng vấn bằng tiếng Anh phía trên nhé. Hãy cố gắng rèn luyện nói Tiếng Anh thật nhiều tự tin khi đi xin việc bởi thành thạo Tiếng Anh giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn trở thành nhân tố mà mọi nhà tuyển dụng đều săn lùng đó.

Để giúp các con rèn luyện các kỹ năng tiếng Anh thật vui và có trọng tâm, mời thầy cô và phụ huynh tham khảo Phòng luyện thi ảo FLYER. Đăng ký tài khoản chỉ từ 490.000đ để sử dụng kho hàng trăm đề thi tiếng Anh được FLYER biên soạn, cập nhật liên tục, với đồ họa hình ảnh cực kỳ bắt mắt cùng nhiều tính năng mô phỏng game hấp dẫn dành cho học sinh tiểu học.

    ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM FLYER

    ✅ Trải nghiệm miễn phí ôn luyện phòng thi ảo chuẩn quốc tế
    ✅ Truy cập 1700+ đề thi thử & bài luyện tập mọi cấp độ Cambridge, TOEFL, IOE, thi vào chuyên...
    ✅ Chấm, chữa bài luyện Nói chi tiết với AI Speaking

    Comments

    Subscribe
    Notify of
    guest
    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments
    Phạm Hà
    Phạm Hà
    Education is the passport to the future, for tomorrow belongs to those who prepare for it today.

    Related Posts