7 cách ứng dụng personalized learning vào bài giảng trên lớp THỰC TẾ và HIỆU QUẢ

Personalized learning là phương pháp giáo dục đang được áp dụng ngày càng phổ biến trên thế giới và được cho rằng vẫn sẽ duy trì độ “hot” trong những năm tới đây. Tuy nhiên, việc ứng dụng personalized learning vào bài giảng trên lớp tại môi trường giáo dục Việt Nam vẫn là một dấu hỏi lớn đối với các thầy cô bởi hệ thống giáo dục chưa hoàn thiện. 

Để giúp thầy cô làm quen dần với phương pháp này, cách kết hợp dạy học truyền thống đan xen với ứng dụng giảng dạy cá nhân hóa là hướng đi phù hợp cho bối cảnh giáo dục nước nhà. Dưới đây là 7 cách ứng dụng personalized learning vào bài giảng trên lớp có tính thực tế cao mà FLYER muốn giới thiệu đến thầy cô.

Xem thêm: Personalized learning là gì? 4 mô hình personalized learning phổ biến

Cách ứng dụng personalized learning vào bài giảng trên lớp
7 cách ứng dụng personalized learning vào bài giảng trên lớp

Mời quý thầy cô cùng xem qua video ngắn dưới đây để hiểu sơ thế nào là personalized learning:

1. 7 cách ứng dụng personalized learning vào bài giảng trên lớp thực tế và hiệu quả

Nhìn vào bối cảnh giáo dục tại Việt Nam, việc chuyển đổi hoàn toàn từ mô hình giảng dạy truyền thống sang mô hình personalized learning còn gặp rất nhiều khó khăn và chưa thể thực hiện triệt để ở thời điểm hiện tại. Vì vậy, từng bước ứng dụng personalized learning bằng cách kết hợp đan xen giữa dạy học truyền thống và học tập cá nhân hóa là một hướng đi phù hợp và thực tế mà thầy cô nên cân nhắc.

Vậy, làm thế nào để biến lớp học từng bước trở thành môi trường học tập cá nhân hóa? FLYER gợi ý 7 cách ứng dụng personalized learning vào bài giảng trên lớp phù hợp với bối cảnh giáo dục tại Việt Nam như sau:

Cách ứng dụng personalized learning vào bài giảng trên lớp
7 cách biến lớp học trở thành môi trường học tập cá nhân hóa

1.1. “Cá nhân hóa” không gian lớp học

Các nhà giáo dục toàn cầu tin rằng không gian vật lý có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc học tập. Vì vậy, một không gian giáo dục tốt cần đáp ứng được nhu cầu học tập, giao tiếp và thư giãn của học sinh cũng như giáo viên. Phần lớn các lớp học trong trường học Việt Nam chưa được thiết kế phù hợp, nhất là trong cách bố trí bàn ghế.

Thay vì bố trí bàn ghế theo cách thông thường: 4 dãy bàn theo chiều dọc, thầy cô có thể chia ra không gian thành từng khu vực chức năng để các em tự do lựa chọn trong quá trình học tập, chẳng hạn như: 

  • Khu thảo luận nhóm
  • Khu học tập tự do
  • Khu sử dụng thiết bị điện tử

Nếu được, thầy cô cũng có thể sắp xếp chỗ ngồi linh hoạt hơn, chẳng hạn như:

  • Ngồi theo vòng tròn
  • Bố trí một số ghế ngồi thay thế (như thế tựa, ghế nệm,…)
  • Thêm một số ghế ngồi ở bên ngoài lớp học cho những em ưa thích không gian rộng
  • Trạm đứng có bảng trắng để học sinh vẽ các mô hình hoặc thống kê kiến thức
Cách ứng dụng personalized learning vào bài giảng trên lớp
Thay đổi cách bố trí bàn ghế là cách hay để ứng dụng personalized learning trong lớp học

Nếu đang dạy học trong nhà trường và khó có thể di chuyển bàn ghế, thầy cô có thể cân nhắc treo thêm nhiều bảng xung quanh để tiện cho các em đứng lên thuyết trình hoặc vẽ tranh, cung cấp thêm những công cụ học tập mới mẻ thay vì chỉ dùng sách, bút, vở thông thường.  

1.2. Sử dụng công nghệ giáo dục

Trong personalized learning, thầy cô đóng vai trò là một người hướng dẫn, hỗ trợ học sinh và theo dõi sự tiến bộ của các em. Tuy nhiên, việc theo dõi hàng loạt phương pháp học tập độc đáo và khác biệt của hàng loạt học sinh có thể gây khó khăn cho thầy cô khi tự mình thực hiện. Đó là lý do mà thầy cô không thể không dùng đến những công nghệ giáo dục hiện đại ngày nay.

Sau đây, FLYER xin gợi ý đến thầy cô 4 phần mềm hỗ trợ ứng dụng personalized learning phổ biến nhất hiện nay:

Cách ứng dụng personalized learning vào bài giảng trên lớp
Những ứng dụng hỗ trợ thầy cô ứng dụng personalized learning vào bài giảng trên lớp
Ứng dụngƯu điểm
Google ClassroomChế độ chấm điểm tự động.
Chấp nhận nhiều định dạng bài tập khác nhau. 
Có thể tạo lớp học trực tuyến thông qua Google Meet. Người học được phép bật micro, giơ tay phát biểu, chia sẻ màn hình,…
Lưu trữ và chia sẻ thông tin, tài liệu học tập.
Tính năng đăng “comment” ẩn danh, thuận tiện cho việc phát biểu ý kiến.
myViewBoardCho phép người dạy và học thỏa sức sáng tạo với các tính năng chèn video, hình ảnh, tạo trò chơi, chia sẻ quyền truy cập để đóng góp ý kiến/ tranh luận,…
Hiện tên của các thành viên tham gia lớp học và đánh giá mức độ tập trung thông qua tần suất tương tác.
Có nguồn tài liệu bài giảng tham khảo miễn phí.
Liên kết đa nền tảng như: Zoom, Google Drive, Dropbox,…
Kahoot!Người dùng có thể tự tạo bộ câu hỏi trắc nghiệm cho riêng mình và chia sẻ với người khác cùng thử thách.
Giáo viên có thể theo dõi tiến độ học của học sinh thông qua kết quả trắc nghiệm.
Tính năng tính điểm và sắp xếp thứ hạng người tham gia.
Có thư viện câu hỏi trải dài ở nhiều lĩnh vực.
Socrative TeacherTăng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, học sinh với học sinh thông qua quiz.
Tiết kiệm thời gian chấm bài.
Giáo viên dễ dàng nắm được tình hình tiếp thu bài của học sinh thông qua báo cáo thống kê tự động.
Đổi mới phương thức kiểm tra giấy -> quiz.
Ưu điểm của các phần mềm hỗ trợ dạy học

Xem thêm: Thích ứng nghịch cảnh suy thoái 2023: “Phải ứng dụng công nghệ trong quản lý & dạy học!” – Business summit 2023

1.3. Đa dạng hóa phương thức kiểm tra

Personalized learning dựa vào kỹ năng và nhu cầu của học sinh để các em thỏa thích tiếp cận kiến thức theo cách của riêng mình. Một số em có thể chứng minh bản thân bằng các bài kiểm tra, trong khi một số em khác giỏi hơn khi hoàn thành các dự án hoặc bài luận. Do đó, bài kiểm tra truyền thống không phù hợp với tất cả học sinh mặc dù nó vẫn là một công cụ hữu ích. 

Thầy cô có thể xem xét các lựa chọn thay thế cho bài kiểm tra thông thường dưới đây:

  • Tiểu luận
  • Dự án
  • Thuyết trình
  • Thí nghiệm
  • Hình ảnh/ video/ đóng kịch
  • Trò chơi giáo dục

Điều quan trọng khi áp dụng phương pháp học tập cá nhân hóa là thầy cô cần để cho các em tự do lựa chọn phương thức kiểm tra phù hợp nhất với bản thân, nhưng vẫn cần nằm trong khuôn khổ của thầy cô và nhà trường.

Lưu ý: Nếu phương thức các em lựa chọn chưa phù hợp, thầy cô cần kiên nhẫn lắng nghe, sau đó đưa ra một lời từ chối lịch sự và đề nghị các em đổi sang phương án khác cho đến khi phù hợp. 

1.4. Thay đổi thứ tự các công việc

Theo truyền thống, học sinh sẽ nghe giảng trên lớp và làm bài tập về nhà. Tuy nhiên, công nghệ cho phép thầy cô đảo ngược sự sắp xếp muôn thuở này. Các trò có thể tự xem bài giảng trên máy tính ở nhà và làm bài tập trong khi lên lớp. Trình tự dạy học này phù hợp ngay cả khi thầy cô đang giảng dạy ở trường hay ở trung tâm.

Cách ứng dụng personalized learning vào bài giảng trên lớp
Ứng dụng personalized learning vào bài giảng trên lớp bằng cách thay đổi thứ tự các công việc

Cách tiếp cận mới kể trên có một số ưu thế nhất định:

  • Học sinh có thể tạm dừng, tua lại và xem bài giảng theo tốc độ mình muốn
  • Có nhiều thời gian trao đổi, giao tiếp cùng thầy cô và bạn bè
  • Giáo viên có thêm thời gian để tạo nên một bài giảng chất lượng thông qua quay phim, chụp hình, âm thanh, hình ảnh,…
  • Tài liệu bài giảng có thể tái sử dụng và cập nhật liên tục
  • Học sinh dễ dàng đóng góp ý kiến để cải thiện chất lượng bài giảng.

1.5. Để học sinh giảng bài

Cách tốt nhất để ghi nhớ lâu một điều gì đó là giảng lại chính kiến thức vừa học sao cho người nghe dễ tiếp thu nhất. Khi thầy cô để học sinh đứng trên bục giảng với vai trò “giáo viên”, việc học sẽ được lặp lại 3 lần:

  • Lần đầu tiên: Khi học sinh lần đầu đọc tài liệu
  • Lần thứ hai: Khi học sinh giảng bài 
  • Lần thứ ba: Khi các học sinh khác đặt câu hỏi và học hỏi từ “người dạy”

Phương pháp này giúp củng cố mối quan hệ trong lớp học bằng cách giảm sự khác biệt giữa giáo viên và học sinh. Nó cũng mang đến cho các em cơ hội khám phá kỹ năng lãnh đạo và hùng biện của bản thân.

Cách ứng dụng personalized learning vào bài giảng trên lớp
Cách hay để ứng dụng personalized learning vào bài giảng trên lớp: Để học sinh giảng bài

1.6. Cho phép học sinh lựa chọn hình thức nội dung bài giảng

Một số học sinh thích học trực quan qua video, hình ảnh, âm thanh,…, trong khi một số em khác thích đọc văn bản thông thường. Việc thầy cô cho phép học sinh lựa chọn giữa việc nghe, đọc hoặc xem bài giảng có thể mở ra nhiều “cánh cửa” cho các em trong quá trình học.

Không những thế, điều này còn trao quyền cho những học sinh gặp khó khăn về nghe nhìn trong việc tự quyết định phương thức học nằm trong khả năng của các em.

1.7. Xây dựng bài giảng từ chính trải nghiệm của học sinh

Học sinh ở mọi lứa tuổi, tầng lớp, hoàn cảnh đều mang lại nhiều kinh nghiệm sống thông qua những câu chuyện và trải nghiệm. Nếu câu chuyện của học sinh liên quan đến chủ đề bài học, thầy cô có thể biến nó trở thành chủ đề thảo luận.

Nếu học sinh có thể liên hệ bài học với cuộc sống đời thực (điểm ứng dụng personalized learning), các em sẽ tập trung và hứng thú tìm hiểu về chủ đề mới hơn. Ngoài ra, việc chia sẻ kinh nghiệm sống cũng thúc đẩy học sinh phát triển các kỹ năng xã hội từ sớm.

Lưu ý: Trước khi biến những câu chuyện cá nhân của học sinh thành tài liệu học tập, thầy cô nên khéo léo thăm dò ý kiến của chủ nhân câu chuyện. Trường hợp học sinh không tiện chia sẻ, thầy cô không nên cưỡng ép hoặc tỏ ra khó chịu, thay vào đó hãy thể hiện sự tôn trọng với học sinh và chọn một thời điểm phù hợp hơn để giúp em dễ dàng mở lòng.

Cách ứng dụng personalized learning vào bài giảng trên lớp
Hãy kết hợp nhiều cách khác nhau để ứng dụng học tập cá nhân hóa

Trên đây là 7 cách ứng dụng personalized learning vào bài giảng trên lớp mà thầy cô có thể tham khảo. Trong 7 cách trên, thầy cô có thể lựa chọn một cách hoặc kết hợp nhiều chiến lược sao cho phù hợp nhất với hoàn cảnh và điều kiện lớp học, từ đó tạo cơ hội để quá trình học tập quá nhân hóa đạt hiệu quả tối ưu.

2. Personalized learning trông như thế nào trong thực tế?

Trong thực tế, thầy cô sẽ dễ dàng nhận diện một lớp học đang áp dụng phương pháp học tập cá nhân hóa: không khí năng động, sự tương tác sôi nổi giữa các nhóm học sinh. Ngoài ra, không gian cũng như cách bố trí bàn ghế cũng được biến tấu linh động, hoàn toàn khác với lớp học truyền thống.

So sánh lớp học truyền thống và lớp học ứng dụng personalized learning:

Lớp học truyền thốngLớp học personalized learning
Giáo trình1 giáo trình đã được soạn sẵn.Có thể có hoặc không. Học sinh được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau từ sách, mạng Internet,…
Giáo viênGiảng dạy và điều hành lớp học.Hướng dẫn và theo dõi tiến độ học sinh.
Học sinhLắng nghe và tiếp thu, làm theo yêu cầu của giáo viên.Tự làm chủ kế hoạch học tập của mình.
Sự tương tác giữa các học sinhChỉ lập nhóm hoặc thảo luận khi được giáo viên yêu cầu.Các em có cùng sở thích, nhu cầu tự lập nhóm với nhau.
Địa điểmDiễn ra ở 1 địa điểm cố định và ít có sự di chuyển (học sinh thường chỉ ngồi 1 chỗ, giáo viên đứng trên bục giảng bài).Học sinh được phép di chuyển đến khu vực học tập mong muốn trong một không gian nhất định.
Không gianÍt được biến tấu với các dãy bàn học và 1 bảng đen lớn.Bàn ghế được biến tấu linh hoạt, có thể trang trí nhiều tranh ảnh hoặc được chia ra thành nhiều khu chức năng.
Sự khác biệt giữa personalized learning và giảng dạy truyền thống
Cách ứng dụng personalized learning vào bài giảng trên lớp
Lớp học ứng dụng personalized learning trong thực tế

Trong lớp học áp dụng personalized learning, thời gian giáo viên thường dành cho việc giảng bài trước lớp sẽ được “giải phóng”, thay vào đó, thầy cô sẽ đóng vai trò là một “mentor” (người hướng dẫn) và tập trung theo dõi tiến độ của học sinh, hỗ trợ các em trong quá trình học tập. 

Việc này có thể gặp khó khăn nếu thầy cô đang dẫn dắt một lớp học với 20 trò trở lên. Tuy nhiên, thầy cô có thể dễ dàng cải thiện với 7 phương pháp được gợi ý bên trên.

Cách ứng dụng personalized learning vào bài giảng trên lớp
Minh họa lớp học truyền thống (trái) và lớp học ứng dụng personalized learning (phải)

Lớp học mới mô hình giảng dạy cá nhân hóa:

3. Thách thức khi ứng dụng personalized learning vào bài giảng trên lớp và cách khắc phục

Hiện nay, hầu hết các nhà trường truyền thống ở Việt Nam chưa ứng dụng triệt để được phương pháp học tập cá nhân hóa, cũng như chưa có sự thay đổi nhiều trong đường lối giảng dạy của giáo viên. Lý do một phần là bởi bối cảnh giáo dục, phần khác là do những thiếu sót trong việc phổ cập kiến thức về về personalized learning và công nghệ cho giáo viên.

Sau đây là 4 thách thức thường gặp khi mới bắt đầu ứng dụng personalized learning vào bài giảng trên lớp và một số cách khắc phục thầy cô có thể tham khảo:

3.1. Hiểu đúng về personalized learning

Học tập cá nhân hóa nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu về giáo dục của từng học sinh dựa trên sở thích, nguyện vọng và nền tảng (kỹ năng, tốc độ học tập,…) của các em. 

Tuy nhiên, khái niệm này đôi lúc bị nhầm với “individualized learning” (học tập cá nhân hóa trong đó giáo viên đóng vai trò chính trong việc thiết kế con đường giáo dục cho từng học sinh dựa vào điểm số, bản đánh giá,…). 

Hiểu một cách đơn giản, mấu chốt của personalized learning là lấy người học làm trung tâm. Học sinh đóng vai trò lớn trong lộ trình và tự định hướng con đường học tập của mình. Mời thầy cô xem xét một vài điều KHÔNG PHẢI là personalized learning sau:

Personalized learning không phải là:

  • Học sinh chọn một trò chơi hoặc app học trực tuyến để sử dụng tùy tiện trong lớp
  • Soạn giáo án cá nhân cho từng học sinh (việc này được xếp vào “individualized learning”)
  • Chỉ áp dụng được khi có công nghệ
  • Một thuật ngữ được gói gọn trong một khái niệm ngắn
  • Khi hiểu rõ về học tập cá nhân hóa, thầy cô sẽ thành công hơn với vai trò giáo viên.
Cách ứng dụng personalized learning vào bài giảng trên lớp
Những điều KHÔNG PHẢI là personalized learning

3.2. Rào cản từ nhà trường

Thực tế, thách thức lớn nhất đối với giáo viên khi bắt đầu thay đổi cách thức giảng dạy theo lối cá nhân hóa chính là thuyết phục ban quản lý nhà trường đồng tình với ý tưởng này. Muốn ứng dụng personalized learning vào bài giảng trên lớp hiệu quả và triệt để, chắc hẳn thầy cô sẽ cần sự đồng thuận từ phía nhà trường (hoặc cấp trên), cho dù đó là nguồn tài trợ hoặc tài liệu mới. 

Để thuyết phục phía nhà trường về tầm quan trọng của việc học tập cá nhân hóa, thầy cô sẽ cần: 

  • Chuẩn bị một bản kế hoạch chi tiết và kỹ lưỡng, giúp nhà trường hiểu rõ bản chất của personalized learning.
  • Đưa ra tầm nhìn của một tập thể giáo dục đối với personalized learning là cần thiết. 

Muốn thành công ở bước này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về khái niệm personalized learning và biết cách thực hiện phương pháp này từ những bước đầu.

3.3. Giới hạn về thời gian

Việc quản lý một lớp học gồm 20 – 30 học sinh có thể khiến thầy cô “choáng ngợp” và cảm thấy mông lung khi nghe đến phương pháp này. Thật vậy, việc triển khai personalized learning là một thách thức mới, đòi hỏi ở thầy cô một lượng lớn thời gian cho việc thử nghiệm, điều chỉnh và quản lý.

Cách ứng dụng personalized learning vào bài giảng trên lớp
Ứng dụng personalized learning cần sự kiên nhẫn từ thầy cô

Thầy cô có thể khởi đầu đơn giản bằng một vài cách dưới đây:

  • Chia sẻ ý tưởng cho học sinh, nhấn mạnh vai trò của các em trong hành trình này
  • Tự thay đổi vai trò của bản thân: Từ một giáo viên làm chủ lớp học thành người hướng dẫn
  • Để học sinh thiết kế các cuộc thử nghiệm, viết đề xuất những gì các em muốn làm trong tương lai.

Những cách làm này tuy đơn giản nhưng có thể phần nào giúp thầy cô giảm bớt gánh nặng công việc, hơn nữa là giúp học sinh có cái nhìn tích cực hơn trong việc tự giáo dục chính mình.

3.4. Cân bằng tốc độ học tập

Ứng dụng personalized learning vào bài giảng trên lớp cho phép học sinh “di chuyển” theo tốc độ của riêng mình, tuy nhiên đây cũng là một thách thức lớn. Trong một lớp học sẽ có một vài em có tốc độ tiếp thu rất nhanh hoặc rất chậm, khiến cho tiến độ học tập của cả lớp bị mất cân bằng.

Để giải quyết phần nào vấn đề này, thầy cô có thể thiết lập một “deadline” cho phép các em có tốc độ học tập chậm hơn có đủ thời gian để bắt kịp, đồng thời xây dựng các lộ trình học thay thế cho những học sinh nắm vững nội dung nhanh hơn. 

Ví dụ:

Học sinh tiếp thu chậm có 3 ngày để hoàn thành bài tập làm văn, trong khi học sinh tiếp thu nhanh có 2 ngày hoàn thành bài tập làm văn + nghiên cứu tự do trong thời gian còn lại.

4. Tổng kết

Bài viết trên đã gợi ý cho thầy cô 7 cách ứng dụng personalized learning vào bài giảng trên lớp xét theo bối cảnh giáo dục ở Việt Nam, bao gồm:

  • Cá nhân hóa không gian lớp học
  • Sử dụng công nghệ
  • Đa dạng hóa phương thức kiểm tra
  • Thay đổi quy trình học tập
  • Để học sinh làm “giáo viên”
  • Cho phép học sinh lựa chọn hình thức nội dung bài giảng
  • Xây dựng bài giảng dựa vào trải nghiệm của học sinh.

Phương pháp học tập cá nhân hóa nếu được áp dụng đúng đắn sẽ mở ra một cánh cửa giáo dục hoàn toàn mới cho cả thầy và trò. Tuy nhiên, cơ hội luôn đi kèm với thách thức. Hy vọng thầy cô giáo sẽ luôn vững vàng và đổi mới liên tục để truyền đạt thêm nhiều kiến thức bổ ích đến các em học sinh.

Thầy, cô quan tâm đến ứng dụng công nghệ vào giảng dạy tiếng Anh Cambridge, TOEFL, IOE,…?

FLYER SCHOOL đem đến trải nghiệm luyện thi tiếng Anh sinh động & đa tương tác với các tính năng học tập mô phỏng game!

Tiết kiệm thời gian & chi phí soạn đề với 1700+ đề thi thử Cambridge, TOEFL, IOE, BGD,…

Quản lý hàng ngàn học sinh hiệu quả, tối ưu & tự động với Trang Quản lý lớp

Tính năng nổi bật: Theo dõi tiến độ học tập, giao bài tập online, tạo phòng thi ảo thi đua cho học sinh, tính năng Kiểm tra đầu vào, tạo bài luyện thi ngắn,…

Chấm điểm Speaking với AI (tính năng mới!)

Giảng dạy tiếng Anh theo cách thú vị, hiệu quả hơn với Phòng thi ảo FLYER ngay hôm nay!

Để được tư vấn thêm, thầy/ cô vui lòng liên hệ với FLYER qua hotline 086.879.3188

>>> Xem thêm:

Comments

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Tâm Trần
Tâm Trần
"Muốn thay đổi vận mệnh, trước tiên hãy thay đổi tính cách".

Related Posts