[Recap Webinar] “Thổi bùng” động lực học tập – Bí quyết cho thầy cô khi học sinh chán nản 

“Nhiệm vụ chính của người thầy không chỉ dừng lại ở việc giảng dạy mà còn cần truyền cảm hứng, tạo động lực và giúp học sinh chủ động học tập”. Ms. Tracy Huỳnh – Đồng sáng lập – Giám đốc đào tạo Cấp cao tại Học viện Giáo dục và Đào tạo Resolist được biên soạn trong Webinar “Bí quyết tạo động lực học tập cho học sinh và tăng tương tác với phụ huynh”

Hơn 50% học sinh không có động lực học tập

Theo nghiên cứu của Sở GD&ĐT, khảo sát trên 150 cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố, có tới 53,8% học sinh không có động lực học tập. Nhìn vào số liệu khảo sát, nhiều người sẽ giật mình về số lượng học sinh mất đi động lực học. Vậy nguyên nhân đến từ đâu?

Tình trạng học sinh không có động lực học diễn ra phổ biến
Tình trạng học sinh không có động lực học diễn ra phổ biến

Trong một nghiên cứu của mình, Ahmad C. (2021) đã tìm ra ba lý do chính khiến học sinh mất động lực học tập:

  • Giáo viên giảng bài quá nhiều, thiếu sự tương tác.
  • Học sinh không làm nổi bài tập trong giáo trình và bài về nhà.
  • Cách giảng bài và các hoạt động học tập không đủ hứng thú để học sinh giữ được sự tập trung và hứng thú học tập. 

Do đó, giáo viên đóng một vai trò quan trọng giúp học sinh gia tăng hứng thú học. Tham khảo một số bí quyết từ Chuyên gia Tracy Huỳnh – Giảng viên đào tạo TESOL thuộc tổ chức Intesol Worldwide – Vương quốc Anh.

4 Chiến lược tiếp thêm động lực học từ giảng viên đào tạo TESOL

Chiến lược 1: Khởi động

1. Hiểu rõ đặc điểm cá nhân của học sinh

Mỗi học sinh sở hữu những sở thích, nhu cầu và khả năng riêng. Giáo viên nên đầu tư thời gian để tìm hiểu những đặc điểm này, từ đó đưa ra phương pháp học tập phù hợp và nuôi dưỡng động lực cá nhân cho từng học sinh.

2. Xác định mục tiêu học tập cụ thể

Nhiều thầy cô và trung tâm thường bỏ qua bước này. Mục tiêu học tập rõ ràng, cụ thể giúp học sinh hiểu rõ hơn về hướng phát triển của mình. Các mục tiêu có thể liên quan đến việc hoàn thành một dự án nghiên cứu, đạt được số điểm cụ thể trong các bài kiểm tra hoặc phát triển các kỹ năng mới.

3. Tạo môi trường học tập thuận lợi cho học sinh

Môi trường học tập thoải mái, khả năng tiếp cận các nguồn lực và công cụ cần thiết, thúc đẩy tư duy sáng tạo đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy động cơ học tập. Trong đó phải quan tâm đến môi trường bên trong và bên ngoài. Đặc biệt, chị Tracy khuyến khích thầy cô xếp phòng học hình chữ U sát vách.

Chiến lược 2:  Thiết lập kế hoạch học tập linh hoạt

“Một điều khiến học sinh không làm bài tập về nhà vì nó quá nhàm chán”. Vậy nên, thầy cô không cần thiết phải giao bài tập có trong sách. Giáo viên có thể khuyến khích học sinh lập kế hoạch học tập và lịch trình nghiên cứu của riêng họ dựa trên sở thích và thời gian sẵn có của họ.

Ví dụ: Hãy viết nhật ký về một ngày của em.

Chiến lược 3: Sử dụng các phương pháp giảng dạy đa dạng

Sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy kích thích sự tò mò và hứng thú của học sinh. 

Ví dụ: Kết hợp các bài giảng, thảo luận nhóm hoặc các hoạt động thực tế có thể khiến việc học trở nên hấp dẫn và khuyến khích sự tham gia tích cực.

Chiến lược 4: Liên kết nội dung học tập với thực tế

Kết nối nội dung học tập với các ứng dụng thực tế thể hiện ý nghĩa thực tế của kiến thức thu được. 

Ví dụ: Giáo viên có thể cho bài tập hoặc các chủ đề liên quan đến cá nhân, gia đình, hoặc sở thích của học sinh.

Chiến lược 5: Khuyến khích khả năng tự điều chỉnh và phản hồi tích cực

Khuyến khích sinh viên đóng vai trò tích cực trong việc quản lý việc học của chính họ và điều chỉnh khi cần thiết là rất quan trọng. Cung cấp phản hồi mang tính xây dựng và phê bình mang tính xây dựng giúp học sinh cảm thấy được đánh giá và có động lực.

8 gợi ý cho bài giảng sinh động 

Tích hợp công nghệ

Các công nghệ có thể ứng dụng vào các hoạt động giảng dạy như FLYER, itools, ppt, interactive games,…

Blended Learning
Mô hình Gamification tại FLYER

Sử dụng hình ảnh kết hợp biểu đồ

Kết hợp hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ hoặc video liên quan đến chủ đề để giúp học sinh hình dung và hiểu rõ hơn chủ điểm giáo viên đang trình bày. Điều này cũng thúc đẩy sự tương tác và tạo ra sự tập trung từ phía học sinh.

Trò chơi hoặc hoạt động nhóm

Giới thiệu các trò chơi hoặc hoạt động nhóm phù hợp với nội dung bài học để tạo không gian cho học sinh tham gia tích cực và thực hành ngôn ngữ.

Liên kết với cuộc sống hàng ngày

Liên kết nội dung bài học với cuộc sống hàng ngày của học viên, ví dụ như sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày, mua sắm, du lịch, gặp gỡ bạn bè, v.v.

Storytelling – Kể chuyện

Hoạt động kể chuyện liên quan đến chủ đề bài học làm nội dung hấp dẫn hơn, giúp học sinh kết nối với tài liệu.

động lực học tập
Hoạt động kể chuyện liên quan đến chủ đề bài học

Roleplaying – Nhập vai

Yêu cầu học sinh đóng vai một tình huống hoặc đóng một vai để vận dụng kiến thức từ bài học.

Âm nhạc

Sử dụng các bài hát tiếng Anh để truyền đạt ngữ pháp, từ vựng và ngữ điệu.

Tranh biện 

Tổ chức các hoạt động thảo luận nhóm hoặc tranh biện về các chủ đề liên quan đến bài học nhằm khuyến khích học sinh đưa ra quan điểm cá nhân dựa và các cấu trúc và từ vựng đã học.

Lời kết

Thúc đẩy động cơ học tập là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tạo ra một môi trường học tập hấp dẫn và hiệu quả. Để tạo nên được yếu tố đó, không thể thiếu vai trò của người thầy, là người người dẫn dắt, nguồn động lực giúp học sinh chinh phục tiếng Anh và vươn ra thế giới. 

Ms Tracy Huỳnh

Biên tập: Minh Anh

Để tìm hiểu về giải pháp giáo dục FLYER SCHOOL, FLYER for Students, quý đối tác vui lòng để lại thông tin tại form này hoặc liên hệ Zalo: 0338431068.

>>> Tìm hiểu thêm về FLYER School: https://schools.flyer.vn/

Xem thêm >>>

Comments

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
alicele
alicele
Education is the most powerful weapon which you can use to change the world - Nelson Mandela

Related Posts