Lợi ích của gamification trong giảng dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học: 6 lý do mà thầy cô nên áp dụng phương pháp này 

Gamification trong giáo dục là phương pháp tích hợp các yếu tố trò chơi như thang điểm, xếp hạng, thử thách, phần thưởng,… vào quá trình dạy và học. Việc ứng dụng gamification trong giảng dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học mang lại nhiều lợi ích vượt trội đối với cả thầy cô lẫn học sinh. 

Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết từng lợi ích của gamification trong giảng dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học, giúp thầy cô có cái nhìn sâu rộng hơn về phương pháp độc đáo này, từ đó tạo động lực để thầy cô ứng dụng ngay vào bài giảng sắp tới của mình.  

Lợi ích của gamification trong giảng dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học
Câu hỏi thường thấy khi mới tìm hiểu về gamification

Nếu thầy cô chưa rõ gamification là gì, hãy xem video ngắn dưới đây:

1. 6 lợi ích vượt trội của gamification trong giảng dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học

Một ưu điểm lớn mà “game hóa” mang lại chính là việc cung cấp các yếu tố vui nhộn tạo hứng thú cho quá trình học. Đặc biệt, với đối tượng học là học sinh tiểu học, lứa tuổi mang trong mình tâm lý tò mò và ưa thích khám phá những điều mới mẻ, phương pháp này có thể kích thích đáng kể sự tham gia vào bài giảng của học sinh.

Dưới đây là 6 lợi ích “khó cãi” của gamification trong giảng dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học:

Lợi ích của gamification trong giảng dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học
6 lợi ích của gamification trong giảng dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học

1.1. Tăng mức độ tương tác

Ứng dụng “trò chơi hóa” trong lớp học có khả năng thu hút học sinh hiệu quả hơn so với các khóa học truyền thống. Yếu tố game khuyến khích sự cạnh tranh thân thiện giữa các em học sinh, khiến các em cảm thấy tự hào khi hoàn thành khóa học sau một loạt các thử thách và nhiệm vụ. Khi học sinh được kết nối về mặt cảm xúc với nội dung học, khả năng ghi nhớ của các em sẽ tăng lên đáng kể.

Đặc điểm của một lớp học truyền thống:

Đặc điểmKết quả 
Học sinh “nghe và chép bài”, thầy cô giảng bài, điều hành lớp họcTạo khoảng cách lớn giữa thầy và trò, học sinh gặp rào cản khi lên tiếng
Học theo nhóm chỉ diễn ra khi được thầy cô yêu cầu Khó phát huy được các kỹ năng thảo luận, giao tiếp bởi không được luyện tập thường xuyên và việc luyện tập diễn ra trong một không khí lớp học căng thẳng

Ứng dụng gamification vào giảng dạy tiếng Anh có thể cải thiện được phần nào những điểm hạn chế của một lớp học truyền thống kể trên. Những hoạt động giáo dục có yếu tố trò chơi diễn ra trong lớp sẽ phá bỏ không khí ngột ngạt thường có và tạo nên một môi trường cởi mở, thân thiện, giúp các em được tự do thể hiện năng lực và tương tác bất cứ khi nào có thể.

1.2. Làm giảm nỗi sợ thất bại của học sinh

Thất bại là một phần không thể thiếu trong việc học tiếng Anh, nhưng trong bối cảnh lớp học, nó có xu hướng trở thành nguồn gốc của sự xấu hổ và tự ti. Điều này sẽ cản trở quá trình thầy cô truyền tải kiến thức tiếng Anh và khả năng tiếp thu của học trò, vô tình biến tiếng Anh trở thành một “nỗi sợ” của các em.

Lợi ích của gamification trong giảng dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học
Tâm lý một số học sinh tiểu học khi mới tiếp xúc với tiếng Anh

Tuy nhiên, có khi nào thầy cô đã từng thấy học sinh của mình liên tục chơi lại trò chơi điện tử mặc dù trên màn hình đã hiển thị vô số lần dòng chữ “game over” (trò chơi kết thúc) chưa? Chính trò chơi đã tạo nên động lực “thử lại” ở trẻ. 

Gamification trong giảng dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học có lợi ích tương tự. Phương pháp này cho phép học sinh thất bại và thử lại các “nhiệm vụ” mà không cảm thấy xấu hổ, cho dù đó là nói tiếng Anh hay đọc lại một từ vựng mới. Sự bền bỉ này sẽ giúp các em tiến bộ không chỉ trong học tập mà còn cả trong đời sống.

1.3. Giúp việc học trở nên “hữu hình”

Với phương pháp học truyền thống ở môi trường giáo dục Việt Nam, thầy cô thường là người xác định trình độ và vạch ra lộ trình học trong khi bản thân học sinh luôn gặp khó khăn khi xác định tiến độ của mình. Các em khó nhận thức được mình đang ở trình độ nào, phía trước có những gì và cần làm gì để lấp đầy kiến thức. 

Trái lại, khi tham gia trò chơi học tập, học sinh luôn tự định hướng được cấp độ hiện tại của mình thông qua thanh tiến trình hoặc dựa vào các cấp độ đã hoàn thành/ chưa hoàn thành. Do vậy, phương pháp học tập “trò chơi hóa” có thể khắc phục vấn đề nêu trên của cách học truyền thống. 

Tiến trình học tập của học sinh trong các trò chơi học tập thường được thể hiện thông qua:

  • Điểm (point)
  • Thanh tiến trình (progress bar)
  • Tổng quan hoặc “bản đồ” (map) của nội dung học tập

Với khả năng “hiển thị” tiến độ học tập cụ thể và rõ ràng, cả thầy và trò đều có thể dễ dàng xác định được các bước cần làm tiếp theo và đánh giá xem mình đã tiến bộ đến đâu trong quá trình dạy và học tiếng Anh tại bất kỳ thời điểm nào.

1.4. Thúc đẩy động lực học tập

Dù là trẻ nhỏ hay người lớn, hầu hết mọi người đều khó tạo động lực học tiếng Anh cho mình, nhất là động lực để học những kiến thức ngữ pháp phức tạp. Việc ứng dụng gamification trong giảng dạy tiếng Anh sẽ biến lý thuyết trở thành một hành trình khám phá mới mẻ cho học sinh tiểu học, thông qua những mục tiêu chiến thắng nhỏ có thể đạt được thay vì một mục tiêu lớn.

Lợi ích của gamification trong giảng dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học
Gamification tạo động lực học tiếng Anh thông qua các mục tiêu nhỏ và có thể đạt được

Ví dụ:

Trong việc học nghe tiếng Anh:

Mục tiêu có thể đạt đượcMục tiêu để hướng tới
Nghe audio trong sách hiểu được 90% mà không cần đọc phụ đề (cụ thể, đo lường được nhờ có số liệu)Đạt học lực giỏi cuối kỳ (chung chung, không rõ ràng)

Bên cạnh việc đặt ra từng mục tiêu nhỏ thông qua các chỉ số tiến bộ để khích lệ học sinh, gamification còn “sở hữu” 3 yếu tố sau đây khuyến khích người học “thử và sai”:

  • Thành tích: Người học muốn trở nên vượt trội và thể hiện khả năng làm chủ các thử thách.
  • Các yếu tố xã hội: Người học được xây dựng đội nhóm trong khi học tập, thách thức những bạn bè cùng tiến độ, thúc đẩy các mối quan hệ xã hội.
  • Nhập vai: Người học khám phá các khía cạnh mới của trò chơi, từ đó tạo ra hành trình trải nghiệm cá nhân thông qua việc nhập vai vào nhân vật.

1.5. Gamification quen thuộc và dễ tiếp cận

Thực tế, học sinh đã được làm quen với “trò chơi hóa” từ lâu. Thế hệ 9x, 10x phát triển trong thời đại công nghệ cùng với những trò chơi điện tử và trò chơi sử dụng bảng (board games), vì vậy đối với các em, việc học tập qua trò chơi là một điều khá quen thuộc, không đòi hỏi giáo viên phải giải thích quá nhiều nhưng vẫn tạo được đủ sự vui thích trong học tập. 

Về phía giáo viên, điều nói trên tạo thuận lợi cho thầy cô trong việc việc quản lý lớp học bởi quá trình học ứng dụng game có một vài quy tắc đơn giản cần tuân theo giống như luật lệ trong game. Một khi thầy cô đã ứng dụng gamification thuần thục vào giảng dạy tiếng Anh, học sinh có thể tự học một cách độc lập. Các trò cũng sẽ tự tin hơn khi kiểm soát được tiến độ của chính mình.

1.6. Biến việc học thông thường trở thành trải nghiệm cá nhân thú vị

Trong thế giới trò chơi điện tử, người chơi có thể thay đổi ảnh đại diện, tên gọi và quần áo cho nhân vật. Đây là một trong những mặt thu hút của trò chơi bởi người chơi thể hiện được nét độc đáo và cá tính của riêng mình. 

Lợi ích của gamification trong giảng dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học
Gamification biến việc học trở thành trải nghiệm thú vị

Thầy cô cũng có thể áp dụng khía cạnh thú vị này vào lớp học của mình bằng cách cho mỗi học sinh được tự do lựa chọn “ảnh đại diện” hoặc “nickname” mình muốn. Các em có thể tự tin thể hiện tính cách “nhân vật” của mình qua những vở kịch tiếng Anh, qua cách gọi tên nhau trong giờ học hoặc phong cách ăn mặc riêng (phù hợp với môi trường giáo dục). 

2. Tại sao ứng dụng gamification trong giáo dục mang lại hiệu quả cao?

Các nghiên cứu trong lĩnh vực “tâm lý học trò chơi hóa” đã chỉ ra rằng, bộ não con người hoạt động rất hài hòa trong quá trình chơi game. Những “thử thách”, “nhiệm vụ” đầy thú vị trong từng cấp độ game sẽ kích hoạt giải phóng dopamine, một loại hormone “hạnh phúc” có vai trò dẫn truyền thần kinh, giúp người chơi cảm thấy phấn khích, thích thú và quên đi rằng mình đang “học”.

Lợi ích của gamification trong giảng dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học
Tại sao ứng dụng gamification vào giảng dạy lại có hiệu quả?

Tuy nhiên, cụ thể, làm thế nào để “game hóa” và “học tập” lại có thể kết hợp được với nhau? 

  • Gamification kết nối với người học thông qua cảm xúc: Cảm xúc có thể là một công cụ mạnh mẽ thúc đẩy việc học tập, giúp tạo điều kiện mã hóa và truy xuất thông tin hiệu quả. Các nội dung được “game hóa” ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự chú ý của các cá nhân, khiến họ dễ dàng tiếp thu kiến thức.
  • Thông tin được kiểm soát tốt hơn: Thông tin mà bạn nhớ lại hoặc ghi nhớ trong não bộ được kiểm soát bởi “hồi hải mã” (hippocampus). Gamification kích thích trí nhớ hồi hải mã nhờ âm thanh, hình ảnh, chuyển động của nhân vật,… giúp thúc đẩy việc lưu trữ thông tin mới vào trí nhớ dài hạn.
  • Não bộ xử lý câu chuyện dễ dàng: So với một chuỗi sự kiện, một câu chuyện có bối cảnh, nhân vật, cốt truyện,… sẽ được bộ não xử lý hiệu quả hơn.

3. Phân biệt “học qua game” (game-based learning) và “game hóa” (gamification)

Có một điều quan trọng bạn cần ghi nhớ rằng: “Gamification” tuyệt đối không phải là “game”. Bởi “game” đề cao tính giải trí, có thể có tác dụng kích thích tư duy hoặc không, còn “gamification” là các yếu tố của game được lồng ghép vào quá trình giảng dạy giúp người học đạt được một mục tiêu trong học tập.

Lợi ích của gamification trong giảng dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học
Hãy phân biệt rõ “game” và “gamification” bạn nhé!

Ngoài ra, việc dạy học qua game cũng khác hoàn toàn so với ứng dụng “game hóa”. 

Game-based learning (học qua game)Gamification (game hóa)
Cách thức thực hiệnLà một trò chơi đơn lẻ, được chèn vào đầu, giữa hoặc cuối bài giảng Sử dụng yếu tố trong game (như phần thưởng, bảng xếp hạng, huy hiệu, thanh tiến độ,…) để tích hợp vào bài học 
Mục đíchÔn tập kiến thức hoặc giải trí sau giờ học căng thẳng => nhắm vào mục đíchThúc đẩy sự tương tác và tạo động lực học tập trong suốt quá trình học => nhắm vào quá trình
Thời gian áp dụngNgắn, thường diễn ra trong vài phút vào mỗi buổi họcLồng ghép xuyên suốt quá trình học
Cảm giác người họcCó thể không cảm thấy mình đang “học” mà là đang giải trí, thư giãnNhận thức rõ ràng đây là một phần của quá trình “học tập” 
Ví dụĐầu giờ học tiếng Anh, thầy cô giúp học sinh ôn lại từ vựng thông qua trò chơi “đoán chữ” qua video.Trong một khóa học tiếng Anh 3 dài 3 tháng, học sinh đạt kết quả cao nhất sẽ được trao “cúp thưởng” và một voucher BBQ trị giá 300.000 VNĐ.
Phân biệt giữa học qua “game” và học qua “game hóa

Mời quý thầy cô xem qua video để nhận rõ sự khác biệt giữa “game-based learning” và “gamification!

4. Tổng kết

Lợi ích của ứng dụng gamification trong giảng dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học là điều không thể cãi. Mặt khác, nếu gamification bị ứng dụng sai cách hoặc người ứng dụng chưa hiểu sâu về phương pháp giảng dạy mới này thì kết quả bị phản tác dụng rất dễ xảy ra. Nếu thầy cô đang có lý tưởng biến lớp học tiếng Anh của mình trở thành một lớp học “game hóa”, hãy tìm hiểu thật kỹ và từng bước thực hiện sao cho phù hợp. FLYER chúc thầy cô thành công!

Thầy, cô quan tâm đến ứng dụng công nghệ vào giảng dạy tiếng Anh Cambridge, TOEFL, IOE,…?

FLYER SCHOOL đem đến trải nghiệm luyện thi tiếng Anh sinh động & đa tương tác với các tính năng học tập mô phỏng game!

Tiết kiệm thời gian & chi phí soạn đề với 1700+ đề thi thử Cambridge, TOEFL, IOE, BGD,…

Quản lý hàng ngàn học sinh hiệu quả, tối ưu & tự động với Trang Quản lý lớp

Tính năng nổi bật: Theo dõi tiến độ học tập, giao bài tập online, tạo phòng thi ảo thi đua cho học sinh, tính năng Kiểm tra đầu vào, tạo bài luyện thi ngắn,…

Chấm điểm Speaking với AI (tính năng mới!)

Giảng dạy tiếng Anh theo cách thú vị, hiệu quả hơn với Phòng thi ảo FLYER ngay hôm nay!

Để được tư vấn thêm, thầy/ cô vui lòng liên hệ với FLYER qua hotline 086.879.3188

>>> Xem thêm:

Comments

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Tâm Trần
Tâm Trần
"Muốn thay đổi vận mệnh, trước tiên hãy thay đổi tính cách".

Related Posts