Digital Citizenship là gì? Kỹ năng cần có của Công dân kỹ thuật số để đón đầu kỷ nguyên số

Quyền công dân kỹ thuật số (Digital Citizenship) là một khái niệm quan trọng trong thời đại công nghệ hiện nay. Digital Citizenship không chỉ liên quan đến vấn đề sử dụng công nghệ, mà còn đề cập đến tư duy, giáo dục và thái độ của con người đối với công nghệ số. Trong bài viết này, mời quý thầy cô cùng FLYER tìm hiểu một số khía cạnh cơ bản của công dân kỹ thuật số và cách dạy các em học sinh trở thành công dân số có trách nhiệm.

Digital Citizenship là gì? Công dân kỹ thuật số
Quyền công dân kỹ thuật số (Digital Citizenship) là gì?

1. Quyền công dân kỹ thuật số là gì?

Công dân kỹ thuật số (Digital citizen) là những người có khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong nhiều khía cạnh khác nhau. Họ dùng khả năng này để tương tác, giao tiếp với người khác, tham gia vào các hoạt động xã hội, kinh doanh,… thông qua các nền tảng số hóa. Công dân kỹ thuật số đóng vai trò là người lãnh đạo, người học hỏi, người sáng tạo, luôn cập nhật và lan toả những thông tin quan trọng trong một thế giới thay đổi liên tục. 

Digital Citizenship là gì? Công dân kỹ thuật số
Quyền công dân kỹ thuật số (Digital Citizenship) là gì?

Quyền công dân kỹ thuật số (digital citizenship) là một khái niệm liên quan đến việc sử dụng công nghệ số một cách trách nhiệm và an toàn, tham gia tích cực và tôn trọng các nguyên tắc xã hội trong môi trường trực tuyến. “Digital citizen” không bị ràng buộc bởi giới tính, tuổi tác, sắc tộc, tôn giáo hoặc nơi cư trú. Công dân kỹ thuật số có thể là trẻ em, thanh thiếu niên hoặc người trưởng thành.

9 yếu tố của quyền công dân kỹ thuật số:

Truy cập kỹ thuật số
Thương mại điện tử 
Giao tiếp kỹ thuật số
Trình độ kỹ thuật số
Nghi thức giao tiếp kỹ thuật số
Luật kỹ thuật số 
Quyền và trách nhiệm kỹ thuật số
Sức khỏe kỹ thuật số
Bảo mật kỹ thuật số 

2. Lợi ích khi giáo dục trẻ về quyền công dân kỹ thuật số 

Trên môi trường kỹ thuật số, trẻ em và thanh thiếu niên thường tập trung tương tác nhiều nội dung thú vị. Ví dụ, các trò chơi như Minecraft cho phép trẻ em làm việc cùng nhau để xây dựng các thế giới mới. Các nền tảng như TikTok, Instagram, Messenger và Snapchat giúp thanh thiếu niên duy trì tình bạn, chia sẻ trải nghiệm và ủng hộ bạn bè. Văn hóa của việc giao tiếp và chia sẻ này giúp các em cảm thấy được kết nối với cộng đồng toàn cầu.

Là công dân kỹ thuật số, thanh thiếu niên biểu đạt bản thân bằng cách chia sẻ và đăng bài viết, hình ảnh và video. Các em có thể khám phá các khía cạnh khác của bản thân và tham gia vào một số vấn đề mà mình quan tâm. Học sinh hoàn toàn có thể làm điều này bằng cách tham gia vào các hoạt động xã hội như vấn đề biến đổi khí hậu, tham gia hoặc tạo một số cộng đồng trực tuyến, tạo nội dung như video hoặc meme,…

Digital Citizenship là gì? Công dân kỹ thuật số
Lợi ích khi trẻ trở thành công dân kỹ thuật số có trách nhiệm

Học sinh cần hiểu về quy tắc an toàn trực tuyến, bảo vệ thông tin cá nhân, đảm bảo rằng bản thân sử dụng công nghệ một cách trách nhiệm. Tất cả điều này nhằm mục đích giúp bảo vệ các em khỏi những nguy cơ như lừa đảo và xâm phạm quyền riêng tư.

Được giáo dục về quyền công dân kỹ thuật số mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các em trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Ngoài ra, học sinh có thể sử dụng công nghệ để học trực tuyến, tìm kiếm tài liệu học tập và thậm chí tham gia vào các khóa học online chất lượng. Nhờ vậy mà các em phát triển được kỹ năng tự học và nâng cao trình độ học vấn. 

Nhìn chung, trở thành công dân kỹ thuật số có trách nhiệm giúp trẻ em tiếp cận thông tin và kiến thức từ khắp nơi trên internet. Các em có thể học hỏi, nắm bắt kiến thức mới và có hiểu biết đa chiều hơn về thế giới.

3. Để dạy học sinh trở thành công dân kỹ thuật số

Tất cả mọi người đều biết internet là một không gian học tập và giải trí vô cùng tuyệt vời dành cho trẻ em. Tuy nhiên, giống như thế giới thực, internet cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Do đó trẻ cần được giáo dục về quyền công dân kỹ thuật số để đảm bảo bản thân được an toàn, sử dụng internet một cách có trách nhiệm. 

Dưới đây là 7 yếu tố chính trong quyền công dân kỹ thuật số và phương pháp giảng dạy để thầy cô tham khảo.

Digital Citizenship là gì? Công dân kỹ thuật số
7 Yếu tố chính để dạy học sinh trở thành công dân kỹ thuật số

3.1. Sự đồng cảm

Để dạy cho học sinh trở thành công dân kỹ thuật số xuất sắc, bắt đầu bằng sự đồng cảm trên internet là một lựa chọn tuyệt vời. Bởi sự đồng cảm rất quan trọng để hiểu cách mọi người trò chuyện và cư xử trực tuyến.

Khi sử dụng Internet, mọi người chủ yếu tương tác và truyền đạt thông tin dựa trên văn bản, không thể nghe giọng điệu của người khác hay thấy biểu cảm trên khuôn mặt của họ, hoặc hiểu các dấu hiệu phi ngôn ngữ khác như khi trò chuyện trực tiếp với ai đó. Do vậy, việc dạy học sinh về sự đồng cảm có vai trò quan trọng trong việc giúp các em phát triển khả năng đọc hiểu và cảm thông trực tuyến.

Việc hiểu và thể hiện sự đồng cảm giúp ngăn chặn việc gây tổn thương và lạm dụng trực tuyến, bao gồm cả hiện tượng bắt nạt trên mạng – thường xảy ra ở những người dùng trẻ. Giảng dạy về đồng cảm cho học sinh giúp các em hiểu cách đặt mình vào vị trí của người khác, tránh gây tổn thương với những lời nói hay hành động trực tuyến không phù hợp.

Cách dạy trẻ về sự đồng cảm 

Digital Citizenship là gì? Công dân kỹ thuật số
Dạy học sinh về sự đồng cảm trên môi trường kỹ thuật số

Thầy cô có thể dạy trẻ về sự đồng cảm trên môi trường kỹ thuật số bằng cách: 

  • Thảo luận về tầm quan trọng của việc thấu hiểu cảm xúc và trạng thái tinh thần của người khác khi giao tiếp trực tuyến. Nhấn mạnh vấn đề hiểu và đồng cảm với người khác sẽ trở nên khó khăn hơn vì không có giao tiếp trực tiếp trên mạng.
  • Trình bày ví dụ về tình huống mà trẻ có thể gặp khi cần thể hiện sự đồng cảm trực tuyến, chẳng hạn như khi ai đó thấy một người bạn online bị buồn hoặc cảm thấy bị áp lực. Khuyến khích trẻ nói chuyện với người thân, bạn bè hoặc giáo viên nếu các em gặp vấn đề liên quan đến cảm xúc của bản thân khi tham gia vào các hoạt động trên internet.

Dạy trẻ về sự đồng cảm giúp các em hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc xem xét và tôn trọng cảm xúc của người khác trong môi trường trực tuyến. Yếu tố này của quyền công dân kỹ thuật số giúp các em trở thành người sử dụng internet tích cực và xây dựng các mối quan hệ kỹ thuật số lành mạnh.

3.2. Internet hoạt động như thế nào?

Internet hoạt động thông qua việc kết nối hàng tỷ thiết bị trên khắp thế giới và cho phép mọi người trao đổi thông tin, dữ liệu và tương tác với nhau. Nếu học sinh hiểu biết cách internet hoạt động thông qua sự liên kết phức tạp của các công cụ số hóa, các em sẽ hiểu được các yếu tố quan trọng khác để trở thành công dân kỹ thuật số xuất sắc.

Dưới đây là cách Internet hoạt động một cách tổng quan:

  • Mạng kết nối: Internet bao gồm hàng triệu mạng kết nối với nhau, từ mạng cá nhân đến doanh nghiệp và cơ quan chính phủ. Mạng này bao gồm cáp, kết nối không dây và một số loại kết nối khác.
  • Dịch vụ giao thức: Để dữ liệu có thể được gửi và nhận qua Internet, chúng cần tuân thủ một tập hợp các quy tắc và tiêu chuẩn gọi là giao thức. Giao thức phổ biến nhất là giao thức truyền tải mạng (TCP) và giao thức Internet (IP).
  • Địa chỉ IP: Mỗi thiết bị trên Internet được gán một địa chỉ duy nhất gọi là địa chỉ IP (Internet Protocol). Đây là một chuỗi số đại diện cho máy tính hoặc thiết bị đó trên Internet. Địa chỉ IP có hai loại: IPv4 và IPv6.
  • Tìm kiếm và truy cập: Khi ai đó nhập một địa chỉ web vào trình duyệt của mình, máy tính của người đó sẽ gửi yêu cầu tới máy chủ DNS (Domain Name System) để tìm địa chỉ IP tương ứng với tên miền mà họ đã nhập.
  • Truyền dữ liệu: Dữ liệu được chia thành các gói và truyền qua Internet từ máy tính của người dùng đến máy chủ của trang web họ đang truy cập. Giao thức TCP đảm bảo rằng các gói dữ liệu được gửi một cách an toàn.
  • Máy chủ và trình duyệt: Máy chủ của trang web đó nhận các gói dữ liệu, xử lý chúng và trả về dữ liệu tương ứng cho máy tính của người dùng. Trình duyệt sau đó hiển thị trang web dựa trên dữ liệu nhận được.
  • Trả lời và kết nối: Quá trình trên diễn ra ngược lại khi người dùng tương tác với trang web. Dữ liệu từ trình duyệt của người dùng được gửi đến máy chủ của trang web, sau đó được xử lý và máy chủ phản hồi bằng cách gửi dữ liệu tới máy tính của người dùng.
Digital Citizenship là gì? Công dân kỹ thuật số
Internet hoạt động bằng cách kết nối hàng tỷ thiết bị trên khắp thế giới 

Để dạy trẻ cách internet hoạt động

Để trẻ hiểu và thực hiện tốt quyền công dân kỹ thuật số, việc giảng dạy về cách Internet hoạt động là rất quan trọng. Dưới đây là một số cách đơn giản mà thầy cô có thể giảng dạy về vấn đề này:

  • Giải thích rằng Internet là một mạng lưới toàn cầu của máy tính và máy chủ kết nối với nhau qua cáp, sóng radio và các kết nối trực tuyến khác. Thầy cô hãy sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu để mô tả cách thông tin được truyền tải qua các thiết bị này.
  • Sử dụng hình ảnh hoặc video để minh họa cấu trúc của Internet và cách thông tin di chuyển qua mạng.
  • Mô tả cách các trình duyệt web hoạt động để truy cập và hiển thị các trang web; cách các dịch vụ trực tuyến như email, mạng xã hội và trò chơi trực tuyến liên kết với nhau thông qua Internet.
  • Nói về khái niệm dữ liệu và cách thông tin được truyền qua Internet dưới dạng gói tin, giải thích rằng các gói tin này di chuyển qua địa chỉ IP và qua một loạt các máy chủ và thiết bị trước khi đến đích.
  • Dạy trẻ tôn trọng quy tắc an toàn và bảo mật trực tuyến, tránh các trang web độc hại và cách giữ thông tin cá nhân an toàn khi trực tuyến.

Thông qua bài giảng của thầy cô về cách Internet hoạt động, học sinh sẽ hiểu cơ bản về hệ thống mạng lưới này. Hiểu rõ thông tin trên, các em  sẽ trở nên tự tin hơn khi sử dụng internet và tham gia vào các hoạt động trực tuyến một cách an toàn, thông minh.

3.3. Hiểu về dữ liệu người dùng

Dữ liệu người dùng là một trong những khái niệm phức tạp và cần được quan tâm trong kỷ nguyên số hóa. Hầu hết mọi công ty có trang web đều thu thập dữ liệu về những người ghé thăm. Dữ liệu này có thể đơn giản chỉ là các trang mà người nào đó xem, hoặc có thể phức tạp hơn như sở thích, hành vi, nhân khẩu học của người dùng. Hầu hết các trang web trên internet sử dụng thông tin này cho mục đích tiếp thị. Dữ liệu giúp họ hiểu khách hàng hơn, từ đó các công ty có thể kết nối với người có nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ của họ.

Digital Citizenship là gì? Công dân kỹ thuật số
Quyền công dân kỹ thuật số (Digital Citizenship) 

Những dữ liệu thường được thu thập gồm:

  • Thông tin cá nhân: Tên, địa chỉ, số điện thoại, một số thông tin cá nhân khác mà người dùng cung cấp khi đăng ký tài khoản hoặc giao dịch trực tuyến.
  • Dữ liệu hành vi: Những trang web mà người dùng truy cập, thời gian ở lại trên mỗi trang, các nút họ nhấp và tìm kiếm họ thực hiện.
  • Dữ liệu địa lý: Nếu người dùng cho phép, dữ liệu về vị trí địa lý của họ có thể được thu thập. 
  • Cookies: Đây là các tệp nhỏ lưu trữ trên máy tính của người dùng, cho phép các trang web theo dõi họ và tùy chỉnh trải nghiệm trực tuyến.

Tuy nhiên, có những trang web sử dụng cơ hội này với ý đồ xấu. Họ có thể “đào” lịch sử tìm kiếm của người dùng trên trình duyệt web, gắn “cookie” hoặc một mã nhận dạng vào trình duyệt web của người dùng để xem các trang web khác mà họ ghé thăm. Sau đó, nhiều công ty thu thập gói dữ liệu này lại và bán nó cho những bên có nhu cầu mua. 

Mặc dù hầu hết mọi quốc gia có luật quy định rằng các công ty không thể thu thập dữ liệu về cá nhân dưới 18 tuổi (hoặc 13 tuổi ở một số nơi), thực tế là điều này vẫn xảy ra. Do đó, học sinh cần phải hiểu về dữ liệu cá nhân để biết cách bảo vệ bản thân trên môi trường kỹ thuật số.

Để dạy trẻ về dữ liệu người dùng

Digital Citizenship là gì? Công dân kỹ thuật số
Dạy học sinh về dữ liệu người dùng

Việc hiểu về dữ liệu người dùng là việc vô cùng quan trọng để trẻ thực hiện tốt quyền công dân kỹ thuật số. Dưới đây là cách mà thầy cô có thể giảng dạy cho học sinh hiểu về loại dữ liệu này:

  • Thầy cô nên bắt đầu bằng việc giải thích về dữ liệu người dùng, tức là thông tin mà các công ty và trang web thu thập về người dùng khi họ sử dụng Internet. Nói về việc thu thập thông tin như lịch sử duyệt web, vị trí địa lý, sở thích, thông tin cá nhân,… (Một số tổ chức – như Facebook và Google – thậm chí có thể theo dõi hành vi của người dùng bên ngoài trang web của họ.)
  • Mô tả tại sao các công ty thu thập dữ liệu người dùng (mục đích quảng cáo, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và phân tích thị trường). Giải thích rằng dữ liệu người dùng có giá trị cho các công ty vì nó giúp họ phân phối quảng cáo hiệu quả hơn và dự đoán được hành vi của người dùng.
  • Thảo luận về quyền riêng tư và bảo vệ thông tin cá nhân trực tuyến. Giải thích rằng hiểu về dữ liệu người dùng là việc rất quan trọng để bảo vệ quyền riêng tư, tránh không mắc phải các rủi ro về an ninh mạng.
  • Hãy dạy trẻ cách kiểm soát thông tin cá nhân của mình trên môi trường kỹ thuật số bằng cách sử dụng cài đặt riêng tư trên các trang web và dịch vụ trực tuyến. Các em cũng cần biết cách xem và xóa thông tin cá nhân đã chia sẻ trực tuyến.

Được thầy cô giảng dạy về dữ liệu người dùng, trẻ sẽ hiểu tại sao việc bảo vệ thông tin cá nhân quan trọng và làm thế nào để kiểm soát quyền riêng tư trên internet. Điều này sẽ giúp các em trở thành người dùng thông thái trên không gian mạng.

3.4. Thực hành kiến thức kỹ thuật số

Kiến thức kỹ thuật số (Digital Literacy) là việc đọc thông tin trực tuyến và hiểu ý nghĩa, nguồn gốc và tính chính xác của thông tin đó. Đây là một trong những phần khó dạy nhất cho học sinh, nhưng cũng là một trong những phẩm chất quan trọng để các em trở thành công dân kỹ thuật số xuất sắc.

Làm sao các em có thể thực hành công dân kỹ thuật số tốt nếu bản thân không thể phân biệt thông tin chính xác và thông tin sai lệch? Một chương trình kiến thức kỹ thuật số hiệu quả sẽ bao gồm: Đào tạo về đạo đức trực tuyến, cách bảo vệ bản thân trực tuyến và thậm chí cả ngăn chặn vấn đề quấy rối trực tuyến. Đây là một nhiệm vụ không dễ dàng để có thể giảng dạy trong một buổi duy nhất, nhưng lại là vấn đề không thể thiếu đối với học sinh trong các lớp học thế kỷ XXI.

Cách dạy trẻ thực hành kiến thức kỹ thuật số

Digital Citizenship là gì? Công dân kỹ thuật số
Kiến thức kỹ thuật số (Digital Literacy)

Việc giảng dạy kiến thức kỹ thuật số đòi hỏi phải lên kế hoạch kỹ lưỡng và xem xét cẩn thận để đảm bảo học sinh hiểu hết những kiến thức phức tạp. Trên thế giới đã có nhiều tổ chức đào tạo vấn đề này. Tuy nhiên, nếu thầy cô đang tìm kiếm phiên bản tóm tắt về kiến thức kỹ thuật số, thầy cô có thể tham khảo 3 khái niệm sau đây:

Mồi nhử nhấp chuột:

Mồi nhử nhấp chuột là bất kỳ văn bản, tiêu đề video,… nào được viết một cách cố tình để kích thích sự quan tâm của người khác và khiến họ nhấp vào đường dẫn. Nói dễ hiểu hơn, mồi nhử nhấp chuột thường do các tổ chức viết ra để đưa người dùng đến trang web của họ, từ đó họ có thể hiển thị quảng cáo và kiếm lợi nhuận. Hành vi này cũng thường được sử dụng bởi các chủ sở hữu trang web xấu muốn đưa phần mềm độc hại vào thiết bị điện tử của người dùng.

Nhìn chung, thầy cô nên hướng dẫn trẻ không nhấp vào một liên kết hoặc video có tiêu đề “giật gân”, “gây sốc”,…. Điều này thật khó khăn để kiểm soát, nhưng lại tạo ra sự khác biệt giữa việc trở thành công dân kỹ thuật số an toàn hoặc máy tính bị nhiễm vi-rút. Điều tồi tệ hơn, học sinh có thể nhấp vào một bài viết cung cấp tin tức giả mạo, làm sai lệch kiến thức mà các em được tiếp thu.

Tin tức giả mạo:

Digital Citizenship là gì? Công dân kỹ thuật số
Cẩn thận với tin tức giả mạo trên không gian mạng

Tin tức giả mạo là hiện tượng tương đối mới. Khái niệm này đề cập đến bất kỳ phương tiện truyền thông nào đăng thông tin cực kỳ phóng đại hoặc cố tình viết sai lệch. Tin tức giả mạo thường được sử dụng với các tiêu đề “nhử” để thu hút độc giả và thay đổi quan điểm của họ với những tuyên bố sai lệch.

Cách khắc phục vấn đề này khá đơn giản, nếu học sinh đọc điều gì đó mà nghe có vẻ rất phóng đại so với thông tin thông thường, đó là tin tức giả mạo. Tương tự, điều này cũng áp dụng cho bất kỳ bài viết nào viết bởi các nguồn thông tin đã từng bị tẩy chay do đưa những thông tin sai lệch đến người dùng.

Sự đồng cảm:

Có vẻ lạ khi nhắc về khái niệm này một lần nữa, nhưng đồng cảm thực sự là một yếu tố quan trọng trong giảng dạy kiến thức về quyền công dân kỹ thuật số cho học sinh. Bởi một chương trình học kiến thức kỹ thuật số thành công đòi hỏi học sinh thấu hiểu thông tin và cảm xúc mặt chữ. Các em cần có sự đồng cảm để thực sự hiểu thông tin mà mình đang tiếp thu.

Thực hành kiến thức kỹ thuật số này sẽ khiến học sinh đặt câu hỏi về động cơ của người viết đằng sau những gì các em đọc trên mạng xã hội. Yếu tố này cũng thúc đẩy học sinh động viên người nào đó trên internet mà các em cảm thấy họ đang gặp khó khăn.

3.5. Nhận biết sự phân chia kỹ thuật số

Sự chia rẽ kỹ thuật số là sự bất bình đẳng giữa những người có quyền truy cập vào các công cụ kỹ thuật số hiện đại (như máy tính và internet) và những người không có quyền truy cập. Khái niệm này giúp học sinh nhận ra sự bất bình đẳng trong quyền truy cập vào công nghệ và internet giữa những người khác nhau. Sự chia rẽ kỹ thuật số có thể là một việc quan trọng đối với nhiều học sinh, nhưng vấn đề này không nên làm cho các em cảm thấy bị cô lập hoặc xấu hổ.

Digital Citizenship là gì? Công dân kỹ thuật số
Nhận biết sự phân chia kỹ thuật số

Thay vào đó, sự nhận biết này sẽ là cơ hội để thảo luận về tầm quan trọng của việc tạo điều kiện bình đẳng, làm sao để tất cả mọi người đều có thể tiếp cận công nghệ và internet. Hiểu biết sự phân chia kỹ thuật số giúp xây dựng lòng cảm thông đối với những người có thể đang gặp khó khăn về quyền truy cập kỹ thuật số.

Quyền truy cập vào máy tính và internet vẫn bị hạn chế bởi vấn đề tài chính ở mọi nơi trên thế giới. Có nghĩa là những người nghèo không có cùng mức độ truy cập như những người có thu nhập khá giả hơn. Người Mỹ nghĩ rằng sự chia rẽ này chủ yếu xuất hiện ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên sự thật lại đáng lo ngại hơn, chỉ có 75.23% người Mỹ có quyền truy cập Internet, còn 24.77% còn lại không có quyền truy cập. Trong khi đây là quốc gia đứng đầu về công nghệ và phát triển kinh tế.

Tại Việt Nam, số lượng học sinh không có quyền truy cập internet tương đối lớn (thường ở vùng sâu vùng xa). Những trường ở thành phố có thể không có học sinh nào trong tình trạng này. Nhưng nếu học sinh của thầy cô không nhận biết về sự chia rẽ kỹ thuật số, các em có thể dự đoán rằng tất cả học sinh đều có quyền truy cập Internet bình đẳng.

Để học sinh nhận biết sự phân chia kỹ thuật số

Nhiều nhà xuất bản nổi tiếng đã cung cấp hàng chục tài liệu khác nhau mà thầy cô có thể sử dụng để tìm hiểu thêm về sự phân chia kỹ thuật số. Một số trong những tài liệu này phù hợp cho học sinh tiểu học, trong khi một số khác có thể chỉ thích hợp cho học sinh ở bậc học cao hơn. Quan trọng là thầy cô cần tìm thông tin mình cần – ngay cả khi đó chỉ là việc thông báo cho học sinh rằng một số người may mắn hơn người khác trong vấn đề truy cập internet – và đưa nó vào bài giảng của thầy cô.

3.6. Sức khoẻ kỹ thuật số

Digital Citizenship là gì? Công dân kỹ thuật số
Quyền công dân kỹ thuật số và sức khoẻ kỹ thuật số

Sức khỏe kỹ thuật số là việc sử dụng internet và các phương tiện số hóa một cách hợp lý, đồng thời biết khi nào nên “rời mắt” khỏi màn hình. Yếu tố này cần được quan tâm và đưa vào giảng dạy về quyền công dân kỹ thuật số, bởi dành quá nhiều thời gian trước màn hình có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của học sinh.

Adrian F. Ward của Đại học Colorado đã tiến hành một nghiên cứu toàn diện về chủ đề này và phát hiện rằng thời gian nhìn màn hình có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, sự đồng cảm. Thậm chí chúng còn ảnh hưởng đến cả sự phát triển của chất xám trong não bộ của trẻ.

Dạy trẻ về sức khỏe kỹ thuật số

Khi giảng dạy về sức khỏe kỹ thuật số, thầy cô có thể kết hợp thông tin về sức khỏe, tâm lý học, thần kinh học và các sự kiện hiện tại để minh họa tại sao việc dành thời gian không sử dụng thiết bị điện tử rất quan trọng. Nên đề cập thêm về sử dụng internet điều độ, tầm quan trọng của việc tập thể dục, chế độ dinh dưỡng đối với sự phát triển của cơ thể. Nêu bật các vấn đề này giúp học sinh hiểu tại sao việc thực hành sức khỏe kỹ thuật số là quan trọng.

3.7. Bảo mật kỹ thuật số

Nội dung cuối cùng của giáo dục học sinh trở thành công dân kỹ thuật số xuất sắc đó là bảo mật kỹ thuật số. Thầy cô đã giới thiệu cho học sinh về tầm quan trọng của sự đồng cảm, đã cho các em biết cách internet vận hành. Thầy cô cũng đã chỉ ra tại sao các em cần sử dụng các thiết bị số hóa một cách điều độ. Những gì còn lại là giúp học sinh biết cách bảo vệ máy tính, điện thoại thông minh và nhiều thiết bị khác trên môi trường kỹ thuật số.

Để dạy về bảo mật kỹ thuật số

Digital Citizenship là gì? Công dân kỹ thuật số
Hướng dẫn về quyền công dân kỹ thuật số

Thầy cô có thể giảng dạy về bảo mật kỹ thuật số thông qua một số bước đơn giản sau:

  • Hướng dẫn bảo mật điện thoại thông minh: Đảm bảo rằng các em học sinh biết cách khóa và thay đổi mật khẩu trên điện thoại thông minh của mình.
  • Giảng dạy cách tạo và quản lý mật khẩu mạnh: Thảo luận về lý do tại sao mật khẩu cần mạnh và cách duy trì mật khẩu an toàn.
  • Dạy học sinh kiến thức về VPN: VPN đặt một lớp vỏ bảo vệ xung quanh dữ liệu của học sinh khi chúng di chuyển qua internet. Ngay cả các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) cũng không thể giải mã nó, mặc dù nhà cung cấp VPN vẫn có thể giải mã những gì mà người dùng đang làm. Các nguyên tắc của VPN dựa trên bảo mật, quyền riêng tư, dựa trên cơ sở các công ty không được quyền lấy trộm dữ liệu trực tuyến của người dùng.
  • Cùng học sinh thảo luận về phần mềm chống virus: Phần mềm chống virus có nhiều loại và tên gọi khác nhau, nhưng chúng đều thực hiện công việc chung – bảo vệ tài sản và thông tin cá nhân của người dùng khỏi những đơn vị muốn đánh cắp nó.
  • Cung cấp ví dụ và bài học thực tế về các trường hợp bảo mật, cách phát hiện các cuộc tấn công và cách ứng phó với chúng.
  • Hướng dẫn cách sử dụng các ứng dụng và trình duyệt web an toàn, bao gồm cách xác minh các trang web và tải xuống tệp an toàn.

4. Tổng kết

Quyền công dân kỹ thuật số có thể khác nhau tùy theo quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng giáo dục trẻ tốt vấn đề này giúp đảm bảo các em hoạt động trên thế giới kỹ thuật số một cách an toàn, trách nhiệm và có ý thức. FLYER hy vọng rằng những thông tin và khái niệm trong bài viết này đã giúp thầy cô hiểu rõ hơn về “Digital Citizenship” cũng như cách dạy học sinh những kỹ năng cần thiết đón đầu kỷ nguyên số. Chúc thầy cô sức khoẻ và công tác tốt!

Thầy, cô quan tâm đến ứng dụng công nghệ vào giảng dạy tiếng Anh Cambridge, TOEFL, IOE,…?

FLYER SCHOOL đem đến trải nghiệm luyện thi tiếng Anh sinh động & đa tương tác với các tính năng học tập mô phỏng game!

Tiết kiệm thời gian & chi phí soạn đề với 1700+ đề thi thử Cambridge, TOEFL, IOE, BGD,…

Quản lý hàng ngàn học sinh hiệu quả, tối ưu & tự động với Trang Quản lý lớp

Tính năng nổi bật: Theo dõi tiến độ học tập, giao bài tập online, tạo phòng thi ảo thi đua cho học sinh, tính năng Kiểm tra đầu vào, tạo bài luyện thi ngắn,…

Chấm điểm Speaking với AI (tính năng mới!)

Giảng dạy tiếng Anh theo cách thú vị, hiệu quả hơn với Phòng thi ảo FLYER ngay hôm nay!

Để được tư vấn thêm, thầy/ cô vui lòng liên hệ với FLYER qua hotline 086.879.3188

Xem thêm:

Comments

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Nga Lương
Nga Lương
"A journey is best measured in memories rather than miles."

Related Posts