Technology-Enhanced Learning là gì? 8 lợi ích vượt trội của Học tập kỹ thuật số

Technology-Enhanced Learning (TEL) đã trở thành xu hướng mới trong giáo dục hiện đại. Học tập trên nền tảng kỹ thuật số giúp tối đa hóa hiệu quả học tập trong điều kiện linh hoạt, đặc biệt trong bối cảnh giáo dục hướng đến cá nhân hoá cho người học như hiện nay. Vậy Technology-Enhanced Learning là gì? Lợi ích khi học tập trên nền tảng này ra sao? Mời quý thầy cô cùng FLYER đi tìm lời giải trong bài viết này.

Technology-Enhanced Learning là gì? Học tập kỹ thuật số
Technology-Enhanced Learning – học tập kỹ thuật số

1. Technology Enhanced Learning (TEL) là gì?

Technology Enhanced Learning (TEL) là một phạm trù trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo, đề cập đến việc sử dụng công nghệ, công cụ kỹ thuật số để nâng cao trải nghiệm dạy và học. TEL bao gồm việc tích hợp công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) vào quá trình giảng dạy để tạo ra môi trường học tập hiệu quả hơn.

Ví dụ: Sử dụng máy tính, máy tính bảng, phần mềm giáo dục, ứng dụng di động, video học tập, nền tảng học trực tuyến, hệ thống quản lý,… để hỗ trợ quá trình giảng dạy và học tập. Technology Enhanced Learning có mục tiêu chính là tạo ra một môi trường học tập linh hoạt, tương tác, có khả năng tùy chỉnh hơn, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và tăng cường khả năng tiếp cận kiến thức cho học sinh.

Technology-Enhanced Learning là gì? Học tập kỹ thuật số
Technology-Enhanced Learning là gì? Học tập kỹ thuật số

Học tập trên nền tảng kỹ thuật số đang chiếm lĩnh giáo dục dưới dạng các loại phần mềm khác nhau. Chúng ta đang bước vào một giai đoạn của giáo dục nơi công nghệ đang trở thành công cụ thiết yếu để cải thiện trải nghiệm của cả học sinh và giáo viên.

Xem thêm: Kỷ nguyên AI Edtech: Công nghệ trí tuệ nhân tạo đang thay đổi nền giáo dục Việt Nam như thế nào?

2. Lợi ích của Technology Enhanced Learning

Hệ thống giáo dục hiện đại đang ngày càng phụ thuộc vào Technology Enhanced Learning. Sử dụng công nghệ để cải thiện quá trình dạy và học mang lại những lợi ích nổi bật sau:

2.1. Mô hình học tập linh hoạt

Technology Enhanced Learning cho phép kết hợp giữa học tập tại trường và học tập từ xa. Sự liên kết này tạo ra mô hình học tập linh hoạt, cho phép học sinh tham gia vào lớp học truyền thống và cũng có cơ hội học tập từ xa khi cần thiết. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong những tình huống đặc biệt như dịch bệnh hoặc khi học sinh cần tạo lịch học linh hoạt dựa trên lịch trình cá nhân.

Technology-Enhanced Learning là gì? Học tập kỹ thuật số
Lợi ích của Technology-Enhanced Learning

2.2. Học sinh có thể học theo tốc độ của mình

Một lợi ích quan trọng của học tập trên nền tảng công nghệ so với các lớp học truyền thống là học sinh có thể học tập theo tốc độ của mình. Không giống như học tập truyền thống, nơi học sinh phải luôn cùng “nhịp” với cả lớp bất kể bản thân có thể theo kịp hay không.

Ví dụ, học sinh có thể xem lại bản ghi lớp học nếu cần xem lại bài giảng hoặc những phần kiến thức chưa nắm rõ. Các em cũng có thể tự làm các bài kiểm tra ngẫu nhiên bất kỳ lúc nào để ôn luyện, học nhóm và trao đổi kiến thức với bạn bè trong lớp thông qua các cuộc trò chuyện nhóm. 

2.3. Nhiều nguồn học liệu hơn

Technology-Enhanced Learning là gì? Học tập kỹ thuật số
Technology-Enhanced Learning mang đến nguồn học liệu phong phú hơn

Công nghệ hiện đại đã mở ra một kho học liệu phong phú hơn cho học sinh và giáo viên. Thay vì chỉ phụ thuộc vào giáo trình truyền thống, thầy cô và các bạn học sinh nay đã có thể tìm kiếm tài liệu học tập bổ sung như: Video, âm thanh và các tài liệu khác một cách dễ dàng. Tài liệu phong phú không chỉ giúp thầy cô truyền đạt được nhiều kiến thức sinh động mà còn giúp học sinh hiểu bài một cách sâu sắc hơn.

2.4. Tăng tương tác trong lớp học

Tăng tương tác trong lớp học là một trong những lợi ích quan trọng của Technology Enhanced Learning.

  • Thảo luận trực tuyến: Công nghệ cho phép học sinh và giáo viên tham gia vào các diễn đàn trực tuyến, nhóm thảo luận hoặc các nền tảng mạng xã hội khác. Những “địa điểm” này tạo cơ hội cho học sinh thoải mái chia sẻ ý kiến, đặt câu hỏi và thảo luận về nội dung học tập.
  • Câu hỏi và trả lời trực tuyến: Giáo viên có thể sử dụng các công cụ trực tuyến để đặt câu hỏi cho lớp học và yêu cầu học sinh trả lời. Điều này khuyến khích sự tham gia và tương tác ngay tại lớp học.
  • Khả năng tương tác với tài liệu đa phương tiện: Công nghệ cho phép tích hợp hình ảnh, video và âm thanh vào bài giảng. Nhờ vậy mà học sinh hiểu được bài học sâu hơn thông qua tương tác với hình ảnh minh họa, tư duy trực quan và trải nghiệm âm thanh sống động.
  • Hợp tác trực tuyến: Với Technology Enhanced Learning, học sinh có thể tương tác với bạn cùng nhóm thông qua các công cụ như Google Docs, Google Sheets,… nơi các em có thể chia sẻ và chỉnh sửa tài liệu cùng nhau. 
  • Phản hồi tức thì: Technology Enhanced Learning cung cấp khả năng đánh giá và phản hồi tức thì cho học sinh. Giáo viên có thể sử dụng các công cụ đánh giá trực tuyến để theo dõi hiệu suất học tập của học sinh và cung cấp phản hồi ngay lập tức.
Technology-Enhanced Learning là gì? Học tập kỹ thuật số
Lợi ích của Technology Enhanced Learning

2.5. Tạo động lực học tập

Nhờ nền tảng công nghệ hiện đại của Technology Enhanced Learning, các thầy cô không cần quá suy tư xem nên làm gì để tạo động lực cho học sinh. Nhiều phần mềm, ứng dụng học tập ngày nay đã được nghiên cứu tích hợp nhiều yếu tố giúp học sinh có hứng thú hơn trong quá trình học:

  • Gamification: Công nghệ cho phép giáo viên tạo ra các hoạt động học tập dựa trên nguyên tắc của trò chơi. Học sinh có thể kiếm điểm, huy chương, hoặc thậm chí tham gia vào cuộc thi để nâng cao động lực học tập.
  • Hệ thống thưởng: Hệ thống thưởng trực tuyến có thể được áp dụng để tạo động lực học tập trong học sinh. Khi ứng dụng vào giảng dạy, các em sẽ có cảm giác thành tựu mỗi khi hoàn thành tốt bài tập, bài kiểm tra, nâng cao tinh thần học tập.
  • Học qua video và nền tảng giảng dạy trực tuyến: Technology Enhanced Learning cho phép học sinh xem bài giảng qua video, truy cập các nền tảng giảng dạy trực tuyến, sử dụng nhiều ứng dụng học tập thú vị. Tất cả những điều này khiến cho quá trình học tập trở nên hấp dẫn hơn đối với học sinh.

2.6. Đánh giá kết quả học tập dễ dàng hơn

Technology-Enhanced Learning là gì? Học tập kỹ thuật số
Technology-Enhanced Learning giúp đánh giá kết quả học tập dễ dàng hơn

Một lợi ích không nhỏ của Technology-Enhanced Learning trong giáo dục đó là giúp thầy cô đánh giá kết quả học tập dễ dàng hơn. Cụ thể:

  • Hệ thống quản lý học tập (LMS): LMS cho phép giáo viên tạo và quản lý các bài kiểm tra trực tuyến, phân chia nhiệm vụ, bài tập,… Hệ thống này cũng có khả năng tự động đánh giá kết quả và cung cấp phản hồi ngay lập tức cho học sinh.
  • Hệ thống đánh giá trực tuyến: Giáo viên có thể sử dụng các công cụ đánh giá trực tuyến để thiết lập và quản lý các bài kiểm tra, bài tập, bài khảo sát,…. Giúp tự động hóa quá trình đánh giá, giảm thiểu thời gian và công sức dành cho đánh giá thủ công.
  • Sử dụng dữ liệu học tập: TEL cho phép thu thập và phân tích dữ liệu học tập. Thầy cô có thể sử dụng dữ liệu này để đánh giá tiến trình học tập của học sinh và điều chỉnh phương pháp giảng dạy một cách hiệu quả.

2.7. Tiết kiệm hơn phương pháp học truyền thống

Technology-Enhanced Learning giúp giáo viên và học sinh tiết kiệm nhiều hơn so với phương pháp học truyền thống trong nhiều khía cạnh:

  • Tiết kiệm thời gian: Học sinh không cần phải đến tận nơi để học, giáo viên cũng không mất nhiều thời gian trong việc di chuyển giữa các lớp. Thời gian tiết kiệm có thể được sử dụng cho việc ôn luyện, nâng cao kiến thức hoặc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa.
  • Tiết kiệm chi phí di chuyển: Học sinh và phụ huynh không cần chi trả quá nhiều tiền cho việc đi lại. Điều này giúp giảm áp lực tài chính cho nhiều gia đình.
  • Bảo vệ môi trường: Công nghệ cho phép sử dụng sách điện tử thay vì sách giấy truyền thống, giúp giảm chi phí mua sách, góp phần bảo vệ môi trường.

2.8. Ứng dụng được vào thực tế cuộc sống

Technology Enhanced Learning còn giúp học sinh áp dụng được những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày. Học sinh có cơ hội nắm bắt thông tin thời sự thông qua công nghệ. Điều này giúp các em hiểu rõ hơn về các sự kiện, vấn đề đang xảy ra trong xã hội và trên thế giới.

Ứng dụng Technology Enhanced Learning vào giảng dạy còn khiến các em phát triển nhiều kỹ năng sống quan trọng như: Giao tiếp, tư duy logic, xử lý thông tin, giải quyết vấn đề – Những kỹ năng có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.

3. Nhược điểm của học tập trên nền tảng kỹ thuật số

Technology-Enhanced Learning là gì? Học tập kỹ thuật số
Nhược điểm của Technology Enhanced Learning

Bên cạnh những lợi ích nổi bật kể trên, Technology Enhanced Learning vần còn tồn tại một số nhược điểm:

  • Dễ gây xao lãng: Mặc dù Technology Enhanced Learning có thể làm cho việc học thú vị hơn, nhưng nó cũng dễ làm các em xao lãng trong việc học. Do đó cần có sự phối hợp từ hai phía nhà trường và gia đình để giám sát trẻ trong quá trình sử dụng thiết bị công nghệ; tránh không để trẻ truy cập vào nội dung không thích hợp hoặc tiêu tốn quá nhiều thời gian cho nội dung truyền thông xã hội và trò chơi thay vì học tập.
  • Chi phí thiết bị đắt đỏ: Thiết bị công nghệ hiện đại như laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh, màn hình tương tác,… đều là những sản phẩm có giá thành khá cao. Bên cạnh đó, việc đăng ký vào các nền tảng học tập trực tuyến không phải lúc nào cũng được miễn phí.
  • Sự cô lập: Technology Enhanced Learning có thể rất linh hoạt, cho phép học sinh tự học mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, nhiều hình thức học tập của TEL lại không cung cấp nhiều cơ hội để các em giao tiếp trực tiếp với bạn học, điều này có thể làm cho học sinh cảm thấy cô đơn.
  • Giảm khả năng giải quyết vấn đề của học sinh: Một nhược điểm lớn của việc sử dụng TEL là học sinh có thể dễ dàng tìm kiếm câu trả lời mà không cần phải đầu tư nhiều công sức để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
  • Tính trung thực: Việc đánh giá trong mô hình TEL cũng đặt ra một số thách thức như đảm bảo tính trung thực của kết quả, ngăn chặn gian lận trong bài kiểm tra trực tuyến. Do đó, việc phát triển các biện pháp đánh giá an toàn và hiệu quả là vô cùng quan trọng trong quá trình ứng dụng công nghệ vào giảng dạy.

4. Một số ví dụ về Technology Enhanced Learning

Dưới đây là một số ví dụ nổi bật về Technology Enhanced Learning để thầy cô hiểu rõ hơn về hình thức học tập này.

4.1. Phòng thi ảo FLYER

Technology-Enhanced Learning là gì? Học tập kỹ thuật số
Ví dụ về Technology Enhanced Learning

Phòng thi ảo FLYER là sự kết hợp nổi bật giữa giáo dục và công nghệ hiện đại. Đây là nền tảng luyện thi Cambridge ứng dụng nhiều yếu tố công nghệ nhằm gia tăng tương tác và tạo động lực cho học sinh trong quá trình ôn luyện. Phòng thi ảo được đánh giá là công cụ hỗ trợ giảng dạy và quản lý lớp đắc lực của quý thầy, cô nhờ những tính năng sau:

  • Giao bài tập nhanh chóng.
  • Chấm Speaking với AI.
  • Thống kê kết quả trực quan.
  • Tính năng thách đấu với bạn bè giúp các em có nhiều động lực hơn khi học tập.
  • Kho đề thi được cập nhật liên tục theo format mới nhất của các bài thi thực tế.
  • Hình ảnh sinh động, bắt mắt, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
  • Ứng dụng gamification, giúp quá trình ôn luyện của các em không còn nhàm chán.
  • Bên cạnh website, FLYER đã phát triển thêm ứng dụng trên thiết bị di động. Do đó, học sinh có thể tham gia ôn luyện, làm bài kiểm tra trực tuyến bất kỳ lúc nào, bất kỳ đâu.

4.2. Chứng chỉ số

Khóa học và chứng chỉ số là một ví dụ phổ biến của Technology Enhanced Learning. Học sinh có thể đăng ký và tham gia vào các khóa học trực tuyến trên các nền tảng như Coursera, edX hoặc Khan Academy. Sau khi hoàn thành khóa học, các em có thể nhận được chứng chỉ số có giá trị.

4.3. E-books

Technology-Enhanced Learning là gì? Học tập kỹ thuật số
E-books (sách điện tử)

E-books (sách điện tử) là ví dụ điển hình về cách công nghệ đã thay đổi thói quen học và đọc như thế nào. Học sinh ngày nay thường phải mang theo nhiều sách giáo khoa khá nặng trong ba lô hàng ngày. Với E-books, các em có thể đọc tài liệu trên một thiết bị nhỏ gọn, dễ dàng mang đến bất cứ đâu. 

Hơn nữa, sách điện tử có khả năng cập nhật nội dung nhanh chóng dựa trên những thông tin mới nhất, đảm bảo nguồn học liệu luôn mới mẻ. E-books còn cung cấp tính năng tìm kiếm, ghi chú điện tử, tích hợp hình ảnh cùng video, giúp trải nghiệm học tập trở nên tương tác và thú vị hơn.

4.4. Điện thoại thông minh, máy tính bảng

Máy tính và điện thoại thông minh thường không được chấp nhận trong nhiều lớp học truyền thống. Tuy nhiên, những thiết bị điện tử này đang trở thành công cụ lý tưởng để phát triển tư duy và thúc đẩy sự tương tác của học sinh trong lớp. Ví dụ, học sinh có thể sử dụng ứng dụng di động để học tập hoặc tham gia vào các cuộc thi giải đố toán học trên điện thoại di động.

5. Tổng kết

Technology-Enhanced Learning xuất hiện như một “làn gió” mới cho hệ thống giáo dục hiện đại. Với tính linh hoạt, tiện lợi cùng sức mạnh của công nghệ, các lớp học ngày nay đã không còn bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Thay vào đó, việc dạy và học đang trở nên trực quan, có tính tương tác và thú vị hơn bao giờ hết. FLYER mong rằng những thông tin trong bài viết này đã giúp thầy cô hiểu rõ hơn về khái niệm học tập trên nền tảng kỹ thuật số. Chúc quý thầy cô công tác tốt!

Thầy, cô quan tâm đến ứng dụng công nghệ vào giảng dạy tiếng Anh Cambridge, TOEFL, IOE,…?

FLYER SCHOOL đem đến trải nghiệm luyện thi tiếng Anh sinh động & đa tương tác với các tính năng học tập mô phỏng game!

Tiết kiệm thời gian & chi phí soạn đề với 1700+ đề thi thử Cambridge, TOEFL, IOE, BGD,…

Quản lý hàng ngàn học sinh hiệu quả, tối ưu & tự động với Trang Quản lý lớp

Tính năng nổi bật: Theo dõi tiến độ học tập, giao bài tập online, tạo phòng thi ảo thi đua cho học sinh, tính năng Kiểm tra đầu vào, tạo bài luyện thi ngắn,…

Chấm điểm Speaking với AI (tính năng mới!)

Giảng dạy tiếng Anh theo cách thú vị, hiệu quả hơn với Phòng thi ảo FLYER ngay hôm nay!

Để được tư vấn thêm, thầy/ cô vui lòng liên hệ với FLYER qua hotline 086.879.3188

Xem thêm:

Comments

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Nga Lương
Nga Lương
"A journey is best measured in memories rather than miles."

Related Posts