Game-Based Assessments là gì? Cách ứng dụng hiệu quả trong lớp học và ví dụ cụ thể

Cùng với sự bùng nổ của nền công nghiệp 4.0, những phương thức giáo dục phi truyền thống trong thời gian gần đây đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Game-Based Assessments ra đời như một lẽ tất yếu và đóng góp không nhỏ vào nền giáo dục chung. Tuy nhiên đây vẫn còn là một khái niệm còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Mời quý thầy cô cùng FLYER tìm hiểu rõ hơn về Game-Based Assessments và cách ứng dụng hiệu quả phương pháp này vào quá trình giảng dạy. 

Game-Based Assessments là gì
“Game-Based Assessments” – Đánh giá dựa trên trò chơi

1. Game-Based Assessments là gì?

Game-Based Assessments đã hình thành như một phản ứng tự nhiên trước sự tiến bộ trong công nghệ, nghiên cứu và xu hướng chuyển đổi trong lĩnh vực giáo dục. Phương pháp này đại diện cho sự chuyển đổi từ kiểm tra truyền thống sang các hình thức đánh giá sáng tạo, phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện đại.

1.1. Nguyên nhân hình thành

Trong nỗ lực cải thiện chương trình học truyền thống của ngành giáo dục trên toàn cầu, các nhà nghiên cứu đã chứng kiến ​​sự chuyển mình của công nghệ hiện đại. Nhận thấy rằng các bài kiểm tra truyền thống chỉ cung cấp một lượng thông tin hạn chế cho giáo viên và học sinh. Những bài đánh giá ngày càng làm gia tăng khoảng cách giữa những gì được học và những gì được kiểm tra. 

Trong thời đại thông tin và kỹ thuật số, các kỹ năng như tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề và tư duy phản biện đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các nhà nghiên cứu giáo dục liên tục kêu gọi áp dụng các phương pháp kiểm tra mới tích hợp lý thuyết và các kỹ năng cần thiết trong lớp học. Điều này đã làm gia tăng mối quan tâm đối với việc phát triển trò chơi, mô phỏng và hệ thống hướng dẫn thông minh được thiết kế dựa trên quá trình học hoặc các đơn vị học tập cụ thể. Game-Based Assessments được nghiên cứu và hình thành với khả năng đánh giá kỹ năng của người học một cách hiệu quả. 

1.2. Khái niệm “Game-Based Assessments”

Game-Based Assessments là phương pháp đánh giá hiệu suất và khả năng học tập của học sinh bằng cách sử dụng các bài kiểm tra được thiết kế như một trò chơi. Đây là công cụ đánh giá sáng tạo, ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại và ngày càng phổ biến trong giáo dục ngày nay. 

Game-Based Assessments là gì
“Game-Based Assessments” đo lường nhiều kỹ năng khác nhau

Bằng cách để học sinh tham gia vào một số tình huống có tính tương tác, các đánh giá dựa trên trò chơi có xu hướng tạo ra trải nghiệm thú vị hơn cho các em, từ đó giúp đánh giá năng lực thực tế của học sinh một cách chính xác nhất. Các trò chơi này có thể được thiết kế để đo lường nhiều khả năng khác nhau, Ví dụ:

  • Khả năng tư duy logic
  • Khả năng quản lý thời gian
  • Sự sáng tạo
  • Kỹ năng giao tiếp

Mục tiêu của Game-Based Assessments là làm cho quá trình đánh giá trở nên hấp dẫn và thú vị hơn đối với thí sinh, giúp các em thể hiện khả năng của mình một cách tự nhiên hơn. Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các thầy cô đánh giá được chính xác năng lực học tập của học sinh, từ đó đưa ra điều chỉnh thích hợp để cải thiện kết quả học tập cho các em.

2. Phân biệt “Game-Based Assessments” và “Gamified Assessments”

“Game-Based Assessments” và “Gamified Assessments” đều là phương pháp sử dụng trò chơi trong quá trình đánh giá. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt rõ rệt giữa hai khái niệm này. Mời thầy cô cùng tham khảo phần sau để phân biệt:

2.1. Điểm chung

  • Tích hợp yếu tố trò chơi để tạo động lực cho học sinh gồm: Phần thưởng, hệ thống điểm, bảng xếp hạng, nhiệm vụ,…
  • Sử dụng các thiết bị di động, trang web, một số nền tảng trực tuyến,… để tạo ra trải nghiệm tương tác và làm công cụ thu thập dữ liệu đánh giá.
  • Cho phép đa dạng hóa quá trình đánh giá bằng cách cung cấp nhiều loại nhiệm vụ và hoạt động đánh giá khác nhau, từ kiểm tra kiến thức đến đánh giá một số kỹ năng khác.

2.2. Điểm khác biệt

Game-Based Assessments là gì
Phân biệt “Game-Based Assessments” và “Gamified Assessments”
Tiêu chíGame-Based Assessments
(Đánh giá dựa trên trò chơi)
Gamified Assessments
(Đánh giá có tính chất trò chơi)
Khái niệmCác công cụ đánh giá được thiết kế dưới dạng các trò chơi hoàn chỉnh. Người chơi tham gia vào trò chơi thực sự với mục tiêu đánh giá.Các công cụ đánh giá sử dụng thêm các yếu tố trò chơi để tăng sự tương tác, làm bài kiểm tra thú vị hơn. Tuy nhiên phương pháp này vẫn giữ nguyên bản chất của bài kiểm tra hoặc đánh giá truyền thống.
Nội dungBao gồm nhiều cấp độ, nhiệm vụ, thử thách để đánh giá các kỹ năng hoặc đơn vị kiến thức cụ thể.Sử dụng phần thưởng, hệ thống điểm, bảng xếp hạng hoặc các yếu tố khác để tạo động lực cho người tham gia.
Mục tiêuMục tiêu chính của “Game-Based Assessments” là đánh giá và đo lường kỹ năng, kiến thức hoặc khả năng của người chơi thông qua thực hiện các thử thách của trò chơi.Mục tiêu chính của “Gamified Assessments” vẫn là đánh giá kỹ năng hoặc kiến thức của người tham gia qua bài kiểm tra truyền thống, nhưng với sự hỗ trợ của các yếu tố trò chơi để kích thích sự tương tác và mức độ tham gia.
Ví dụMột bài kiểm tra trực tuyến về kiến thức lịch sử được biến thành một trò chơi điều khiển các nhân vật trong một ngữ cảnh lịch sử cụ thể.Một bài kiểm tra trực tuyến gồm nhiều câu hỏi đánh giá, có hệ thống điểm và huy hiệu để tạo động lực cho người tham gia, nhưng bản chất của bài kiểm tra không thay đổi.
Khác biệt giữa “Game-Based Assessments” và “Gamified Assessments”

Nhìn chung, thầy cô có thể hiểu “Game-Based Assessments” là một “trò chơi” hoàn chỉnh. Trong khi đó, “Gamified Assessments” là các bài kiểm tra truyền thống được bổ sung thêm các yếu tố của trò chơi để làm cho chúng trở nên thú vị và có tính tương tác hơn. Cả hai có mục tiêu chung là tạo sự hấp dẫn cho học sinh và cung cấp nhiều thông tin quý báu cho giáo viên. 

Phòng thi ảo FLYER là một ví dụ tiêu biểu khác về ứng dụng Gamified Assessments trong giáo dục. FLYER mang đến không gian luyện thi Cambridge chất lượng cho trẻ với những đặc điểm nổi bật sau:

  • Thay vì làm bài trên giấy truyền thống, các em có thể ôn thi Cambridge qua những trò chơi và nhiệm vụ thú vị. Phòng luyện thi ảo có đồ hoạ đẹp mắt, ấn tượng, khuyến khích học sinh tích cực tham gia ôn tập. 
  • Bài ôn được cập nhật liên tục, sát với đề thi thực tế .
  • Hệ thống tự động chấm bài và trả đáp án ngay lập tức giúp các em học sinh dễ dàng tự học và ôn tập hiệu quả tại nhà.
  • Hỗ trợ nhiều tính năng học tập thú vị như thách đấu cùng bạn bè, bài luyện tập ngắn, ôn luyện từ vựng,…

3. Phân biệt “Game-Based Assessments” và “Traditional Assessments”

“Game-Based Assessments” và “Traditional Assessments” (đánh giá truyền thống) là hai phương pháp đánh giá có sự khác biệt rõ rệt cả về cách chúng được thiết kế và cách triển khai. Dưới đây là bảng phân biệt thầy cô có thể tham khảo:

Tiêu ChíTraditional Assessments
(Đánh giá truyền thống)
Game-Based Assessments
(Đánh giá dựa trên trò chơi)
Phương tiện đánh giáSử dụng các hình thức đánh giá truyền thống như bài kiểm tra trắc nghiệm, bài luận, các buổi phỏng vấn.Sử dụng trò chơi làm phương tiện chính để đánh giá. Học sinh làm bài kiểm tra bằng cách tham gia vào các trò chơi hoặc mô phỏng tương tác.
Mức độ tương tác, tạo động lựcTương tác thấp, ít tạo động lực cho học sinh.Mức độ tương tác cao, tạo động lực cho học sinh tham gia bài đánh giá.
Đo lường hiệu suấtDựa vào việc chọn câu trả lời, điểm phần trăm, hoặc hồ sơ tính cách.Đo lường hiệu suất dựa trên các hành động trong trò chơi và cách chơi.
Điểm và phản hồiCung cấp điểm số đơn giản, đưa ra phản hồi giới hạn về hiệu suất.Cung cấp điểm số ngay tức thời, phản hồi thời gian thực và thông tin chi tiết về hiệu suất.
Trải nghiệm của học sinhCó thể khiến cho học sinh cảm thấy chán nản, áp lực.Tâm thế vui vẻ, hào hứng, không bị áp lực khi tham gia đánh giá.
Phân biệt “Game-Based Assessments” và “Traditional Assessments”
Game-Based Assessments là gì
Phân biệt “Game-Based Assessments” và “Traditional Assessments”

Tóm lại, “Game-Based Assessments” mang lại trải nghiệm tốt hơn cho học sinh thông qua các trò chơi có tính tương tác, đồng thời cung cấp thông tin đa dạng và chi tiết hơn về hiệu suất. Trong khi đó, “Traditional Assessments” thường chỉ dựa vào đánh giá kết quả của các câu trả lời, thường ít hấp dẫn hơn đối với học sinh.

Thầy cô tham khảo thêm: Assessment for learning: 4 hoạt động đánh giá quá trình học tập của học sinh hiệu quả 

4. Lợi ích của Game-Based Assessment

Game-Based Assessments không chỉ tạo động lực tham gia bài đánh giá của học sinh mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như: Phát triển các kỹ năng quan trọng của thế kỷ XXI, tham gia làm bài mọi lúc mọi nơi, công bằng trong kiểm tra và đánh giá,… Dưới đây là một số lợi ích cụ thể của Game-Based Assessments.

4.1. Tạo động lực cho học sinh

Các nghiên cứu cho thấy việc đưa các phương pháp đánh giá dựa trên trò chơi vào lớp học có thể tạo động lực học tập cho học sinh. Đồng thời, GBAs cũng cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các thầy cô để điều chỉnh kế hoạch giảng dạy một cách hiệu quả. 

Game-Based Assessments là gì
Lợi ích của phương pháp đánh giá dựa vào trò chơi

Với lứa tuổi học sinh, các trò chơi sẽ mang đến nhiều niềm vui trong học tập. Không còn là những giờ kiểm tra căng thẳng hay những câu hỏi đánh giá khô khan. Giờ đây, các em hoàn toàn có thể đắm chìm vào những trò chơi thú vị với Game-Based Assessment!

4.2. Tiện lợi

Game-Based Assessments thường có sẵn trên các nền tảng trực tuyến và ứng dụng di động, cho phép học sinh tham gia vào quá trình đánh giá bất kể nơi đâu và bất kể thời điểm nào. Nhờ đó, các thầy cô có thể ứng dụng linh hoạt phương pháp đánh giá này, đặc biệt trong bối cảnh học tập từ xa và học tập kết hợp đang ngày càng phát triển.

4.3. Phát triển các kỹ năng cần thiết của thế kỷ XXI

Game-Based Assessments được thiết kế để đánh giá và phát triển nhiều kỹ năng cần thiết trong thế kỷ XXI cho học sinh. Nổi bật nhất có thể kể đến khả năng giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, quản lý thời gian, kỹ năng số hóa. Các trò chơi cũng tạo ra ngữ cảnh cụ thể, trong đó học sinh có thể áp dụng kiến thức và kỹ năng thực tế của mình để hoàn thành bài đánh giá.

Trong các trò chơi, học sinh cũng thường xuyên phải đối mặt với nhiều thách thức và vấn đề phức tạp, khiến các bạn nhỏ phải học hỏi liên tục để cải thiện kết quả làm bài. Sự thất bại trong trò chơi có thể được xem là một cơ hội cho các em học hỏi, thử nghiệm và cải thiện kỹ năng còn thiếu sót.

4.4. Ứng dụng vào thực tế

Game-Based Assessments là gì
Ứng dụng của Game-Based Assessments

Các hoạt động dựa trên trò chơi có thể giúp học sinh chuyển giao hiểu biết về môn học sang các tình huống thực tế. Một nghiên cứu thực hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, các giáo viên nhận thấy việc sử dụng Game-Based Assessments đã giúp học sinh rút ngắn khoảng cách giữa nội dung học tập và thực tế cuộc sống. Hơn nữa, các em học sinh cũng được trải nghiệm nhiều niềm vui (điều không thường xảy ra trong quá trình học tập hiện nay) khi tham gia tích cực trong các bài đánh giá dựa trên trò chơi.

4.5. Tính công bằng

Với Game-Based Assessments, học sinh được tham gia đánh giá trong môi trường số hoá. Số điểm đánh giá sát sao với khả năng của mỗi học sinh, từ đó các em có cơ hội được đánh công bằng các kỹ năng của mình. Ngoài ra, phương pháp này cũng loại bỏ hoàn toàn sự “thiên vị” trong học đường, bởi kết quả được đánh giá không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc cá nhân.

4.6. Dễ dàng theo dõi tiến trình

Game-Based Assessments cho phép học sinh và giáo viên theo dõi tiến bộ và hiệu suất trong suốt quá trình đánh giá. Điều này giúp xác định mức độ thành thạo và tiến bộ của học sinh theo thời gian. Nhờ khả năng cung cấp dữ liệu chi tiết về hiệu suất của học sinh, phương pháp đánh giá này cho phép thầy cô nhận biết được điểm yếu cụ thể của từng em. Từ đó thầy cô có thể kịp thời điều chỉnh và cải thiện chương trình học sao cho phù hợp với từng học sinh. 

5. Cơ hội và thách thức của Game-Based Assessments

Rõ ràng, phương pháp đánh giá dựa vào trò chơi mang lại lợi ích không hề nhỏ đối với nền giáo dục hiện đại. Vậy cơ hội và thách thức của Game-Based Assessments trong thời gian tới là gì? Mời quý thầy cô cùng đón xem.

5.1. Cơ hội

Game-Based Assessments là gì
Cơ hội của Game-Based Assessments

Game-Based Assessments và nhiều phương pháp đánh giá phi truyền thống khác trong giáo dục sẽ ngày càng phát triển nhờ những cơ hội sau:

  • Kỷ nguyên số và sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển không ngừng của Game-Based Assessments. Công nghệ giúp xây dựng và triển khai các trò chơi đánh giá một cách hiệu quả và phân phối chúng một cách rộng rãi đến các giảng đường.
  • Công nghệ đã giúp kết nối học sinh và giáo viên ở khắp mọi nơi, với hình thức đánh giá vô cùng đa dạng. Phương pháp này có thể được ứng dụng ở nhiều nơi trên thế giới, bất kể vùng miền hay môi trường học tập. 
  • Ở hiện tại, Game-Based Assessments có thể tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo để tạo ra trải nghiệm đánh giá tùy chỉnh dựa trên năng lực và nhu cầu cá nhân của học sinh. AI có khả năng phân tích dữ liệu, cung cấp bản đánh giá chính xác hơn. Hứa hẹn trong tương lai, phương pháp đánh giá dựa trên trò chơi sẽ ngày càng hoàn thiện.
  • Đa số học sinh hiện nay đã quen thuộc với sử dụng máy tính và thiết bị di động. Game-Based Assessments có thể được truy cập và sử dụng dễ dàng trên các thiết bị này, làm cho quá trình đánh giá trở nên tiện lợi và trực quan hơn đối với học sinh.

5.2. Thách thức

Nhìn vào tiềm năng và cơ hội của Game-Based Assessments, có thể thấy trong tương lai phương pháp này sẽ ngày càng hoàn thiện và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp này cũng phải đối diện với một số thách thức sau:

  • Lạm dụng trò chơi trong quá trình đánh giá có thể tạo ra nguy cơ nghiện máy tính và làm cho học sinh trở nên bị lệ thuộc quá nhiều vào công nghệ số.
  • Tương tác xã hội của học sinh có thể bị giảm sút nếu các em tập trung quá nhiều vào trò chơi trên các thiết bị công nghệ số. Khi đã quá quen với phương pháp này, nhiều khả năng học sinh sẽ chán nản và không còn động lực khi tham gia vào các bài kiểm tra truyền thống.
  • Việc triển khai đánh giá dựa trên trò chơi đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng và đảm bảo tính hợp lý của các bài kiểm tra.

Tuy còn vấp phải nhiều thách thức nhưng nhìn chung, việc sử dụng đánh giá dựa trên trò chơi vẫn mang lại nhiều lợi ích cho nhiều học sinh. Quan trọng là khả năng điều chỉnh, cân đối giữa môi trường “số” và trải nghiệm thực tế của các em. 

6. Cách ứng dụng Game-Based Assessments hiệu quả 

Game-Based Assessments là gì
Cách ứng dụng phương pháp đánh giá dựa trên trò chơi

Ứng dụng Game-Based Assessments hiệu quả trong lớp học sẽ là một cách tuyệt vời để thúc đẩy sự tham gia vào quá trình đánh giá của học sinh. Mời quý thầy cô cùng tham khảo cách áp dụng GBAs hiệu quả trong lớp học:

  • Xác định mục tiêu đánh giá: Đầu tiên, thầy cô cần xác định mục tiêu cụ thể muốn đánh giá thông qua Game-Based Assessments (Ví dụ như một đơn vị kiến thức cụ thể, một số kỹ năng khác).
  • Lựa chọn các trò chơi phù hợp: Chọn các trò chơi hoặc nhiệm vụ sao cho phù hợp với mục tiêu đánh giá.
  • Thiết kế trải nghiệm học tập: Tạo ra trải nghiệm học tập thú vị bằng cách tích hợp Game-Based Assessments vào quá trình giảng dạy. Phương pháp này có thể được kết hợp với phương pháp giảng dạy truyền thống để tạo ra một mô hình học tập phong phú.
  • Cung cấp phản hồi tức thì cho học sinh: Thầy cô có thể sử dụng phản hồi mà Game-Based Assessments cung cấp để giúp học sinh hiểu rõ hơn về điểm mạnh và điểm yếu của các em.
  • Khuyến khích cạnh tranh lành mạnh: Sử dụng tính năng thách đấu của“Game-Based Assessments để khuyến khích học sinh cạnh tranh một cách lành mạnh, tạo động lực cho các em nỗ lực và cố gắng hết mình.
  • Liên tục đánh giá và cải tiến: Liên tục theo dõi và đánh giá hiệu suất của Game-Based Assessments và kết quả học tập của học sinh. Dựa trên dữ liệu đánh giá này, thầy cô có thể điều chỉnh và cải tiến nội dung giảng dạy, phương pháp đánh giá theo thời gian.
  • Tạo tinh thần thoải mái cho học sinh: Mục tiêu của Game-Based Assessments là đảm bảo tính thú vị của trò chơi. Học sinh nên thấy việc tham gia và hoàn thành các nhiệm vụ đánh giá như một trải nghiệm hơn là một gánh nặng.

Ứng dụng Game-Based Assessments hiệu quả trong lớp học đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về mục tiêu đánh giá và cách tích hợp chúng vào quá trình giảng dạy. Nếu được thực hiện một cách chính xác, phương pháp này có thể hỗ trợ thầy cô rất nhiều trong hoạt động cải thiện hiệu suất học tập của học sinh.

7. Ví dụ về hiệu quả khi ứng dụng Game-Based Assessment 

Georgia (một tiểu bang của Hoa Kỳ) đã nhận ra rằng các bài kiểm tra truyền thống không phải lúc nào cũng phù hợp với học sinh nhỏ tuổi, đặc biệt là trẻ mẫu giáo và các bạn học cấp 1. Những bài kiểm tra này chỉ đo lường một chỉ tiêu cụ thể tại một thời điểm nhất định. Vì vậy, Sở Giáo dục Georgia đã hợp tác với trung tâm đánh giá Georgia tại Đại học Georgia và hãng phim FableVision để tạo ra Keenville – phiên bản đánh giá dựa trên trò chơi dành cho học sinh lớp 1 và lớp 2 trong tiểu bang.

Game-Based Assessments là gì
Keenville – FableVision Studios

Keenville thay thế phương pháp đánh giá truyền thống bằng cách cung cấp một “bài kiểm tra” mà học sinh yêu thích. Giáo viên nhận được phản hồi ngay tức thì khi học sinh tham gia vào bài kiểm tra. Trong 76 huyện của tiểu bang, khoảng một nửa số trường học đã tham gia vào chương trình thử nghiệm Keenville, với 10 trò chơi được thiết kế để đánh giá các tiêu chuẩn chính thức về toán và ngữ văn/ELA. Theo Scot Osterweil, giám đốc nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts, “Có nhiều bằng chứng cho thấy các trò chơi khi thực hiện đúng cách sẽ thực sự cải thiện khả năng học tập của học sinh cả về ngữ văn và toán học”. 

Nghiên cứu thử nghiệm Keenville cũng cho thấy rằng Game-Based Assessments mang đến lợi ích:

  • Tích hợp việc học vào quá trình đánh giá.
  • Khuyến khích sự kiên nhẫn và tạo động lực cho học sinh.
  • Hỗ trợ các thầy cô hiệu quả với dữ liệu về các phong cách học tập khác nhau của học sinh.
  • Khiến việc học tập trở nên hiệu quả hơn.
Game-Based Assessments là gì
Ví dụ về Game-Based Assessments

Lisa Hardman – một chuyên gia về đánh giá và người đứng đầu dự án Keenville, nói rằng cô đã nhận phản hồi tích cực từ phía giáo viên. Các thầy cô tại tiểu bang cho biết Keenville giúp họ xác định cách mà học sinh nắm vững các khái niệm trước bất kỳ bài kiểm tra tổng kết nào. Điều này giúp giáo viên điều chỉnh kế hoạch giảng dạy sao cho phù hợp. Học sinh cũng rất thích việc chơi trò chơi như một phần của quá trình học tập tại lớp. Tiểu bang đặt ra mục tiêu phát triển 31 trò chơi vào năm tới trong giai đoạn hai của chương trình.

8. Tổng kết

Nhìn chung, Game-Based Assessments là một hình thức đánh giá sáng tạo, mang lại rất nhiều lợi ích cho giáo viên và học sinh. Phương pháp này đã và đang trở thành một phần quan trọng trong giáo dục hiện đại, với tiềm năng phát triển đầy hứa hẹn trong tương lai. FLYER mong rằng bài viết trên đã giúp thầy cô hiểu rõ hơn về GBAs và cách ứng dụng phương pháp này để đánh giá một cách toàn diện khả năng của các em học sinh. Chúc thầy cô luôn mạnh khoẻ và công tác tốt!

Thầy, cô quan tâm đến ứng dụng công nghệ vào giảng dạy tiếng Anh Cambridge, TOEFL, IOE,…?

FLYER SCHOOL đem đến trải nghiệm luyện thi tiếng Anh sinh động & đa tương tác với các tính năng học tập mô phỏng game!

Tiết kiệm thời gian & chi phí soạn đề với 1700+ đề thi thử Cambridge, TOEFL, IOE, BGD,…

Quản lý hàng ngàn học sinh hiệu quả, tối ưu & tự động với Trang Quản lý lớp

Tính năng nổi bật: Theo dõi tiến độ học tập, giao bài tập online, tạo phòng thi ảo thi đua cho học sinh, tính năng Kiểm tra đầu vào, tạo bài luyện thi ngắn,…

Chấm điểm Speaking với AI (tính năng mới!)

Giảng dạy tiếng Anh theo cách thú vị, hiệu quả hơn với Phòng thi ảo FLYER ngay hôm nay!

Để được tư vấn thêm, thầy/ cô vui lòng liên hệ với FLYER qua hotline 086.879.3188

Xem thêm:

Comments

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Nga Lương
Nga Lương
"A journey is best measured in memories rather than miles."

Related Posts