Formative Assessment (Đánh giá quá trình) trong giảng dạy tiếng Anh – Cách áp dụng chi tiết

Học sinh đang học tập như thế nào? Các em có hiểu và tiếp thu thông tin mà thầy cô đã giảng dạy hay không? Thầy cô hoàn toàn không muốn chờ đến cuối một đơn vị bài học hoặc học kỳ mới kiểm tra để nắm được tiến độ học tập của học sinh. Để giải quyết được “khúc mắc” này, thầy cô có thể sử dụng Formative Assessment – Đánh giá quá trình. Với 20+ phương pháp phổ biến trong Formative Assessment (Đánh giá quá trình) được tổng hợp trong bài viết dưới đây, việc đồng hành tại từng giai đoạn học tập của học sinh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Mời thầy cô tham khảo ngay nhé!

1. Formative Assessment là gì?

1.1. Định nghĩa

Formative Assessment (Đánh giá quá trình) là một phương pháp đánh giá được sử dụng trong quá trình giảng dạy nhằm đo lường và cung cấp thông tin về tiến độ, mức độ hiểu biết và kỹ năng của học sinh. Trái với đánh giá cuối kỳ (Summative Assessment) nhằm đánh giá kết quả cuối cùng, đánh giá quá trình là một đánh giá mang tính chất liên tục, tập trung vào quá trình học tập và phát triển của các em.

Khi tách nghĩa, các từ “formative” và “assessment” đề cập đến một sự đánh giá hướng dẫn nhằm hình thành điều gì đó. Với Formative assessment, thầy cô hình thành các phương pháp giảng dạy để phù hợp hơn với việc học của học sinh.

Các phương pháp đánh giá quá trình thông thường bao gồm:

  • Bài tập 
  • Bài kiểm tra
  • Hoạt động trong lớp
  • Kỳ thi giữa kỳ (Bao gồm nhận xét và đánh giá của thầy cô)
Formative Assessment (Đánh giá quá trình)
Các phương pháp đánh giá quá trình

1.2. Tại sao cần sử dụng Formative Assessment?

Để làm rõ tại sao cần sử dụng phương pháp này, FLYER mời thầy cô tham khảo sự khác nhau của 2 phương pháp giảng dạy dưới đây:

Phương pháp truyền thốngPhương pháp Formative Assessment
Thầy cô giảng dạy kiến thức cho học sinh và cho đến cuối cùng mới biết học sinh đã nắm được bài học hay chưa.
Nếu chưa hiểu được, thầy cô không còn đủ thời gian giảng dạy lại vì cần triển khai bài học tiếp theo. 
Trong quá trình giảng dạy, liên tục theo dõi tiến độ tiếp thu bài của học sinh.
Nếu học sinh chưa nắm được bài học, thầy cô điều chỉnh phương pháp hoặc tốc độ giảng dạy.
Nếu học sinh đã tiếp thu bài tốt, thầy cô tập trung nâng cao để học sinh hiểu sâu hơn về bài học.
Phương pháp giảng dạy truyền thống và Phương pháp Formative Assessment 

2. Mục đích của Formative Assessment 

Đánh giá quá trình được có lợi ích song song đối với cả thầy cô và học sinh nhằm mang lại những cải thiện trong phương pháp giảng dạy và kết quả học tập. Thông qua việc đánh giá quá trình, thầy cô và học sinh có thể thay đổi những khía cạnh khác nhau, trau dồi ưu điểm và cải thiện nhược điểm. 

Formative Assessment (Đánh giá quá trình)
Mục đích của Formative Assessment
Đối tượngMục đích
Thầy côĐiều chỉnh phương pháp giảng dạy dựa trên quá trình học của học sinh.
Phát hiện lỗi của học sinh sớm và giảng dạy lại khi cần thiết.
Học sinhNhận được phản hồi về quá trình học tập của mình để nhận biết điểm mạnh và điểm yếu.
Có cơ hội đặt mục tiêu học tập và đặt câu hỏi để làm rõ.
Có cơ hội suy nghĩ sâu hơn về những kiến thức và cách bản thân đã học.
Học cách tự đánh giá mức độ hiểu biết của chính mình.
Đạt được sự tiến bộ trong học tập và thành tích.
Lợi ích của Formative assessment

Tham khảo thêm: 6 phương pháp tăng hứng thú học tiếng Anh cho học sinh tiểu học giúp nâng cao chất lượng giáo dục

3. Điểm nổi bật của Formative Assessment so với các phương pháp khác

Đánh giá quá trình (Formative assessment) có một số đặc điểm quan trọng phân biệt với các hình thức đánh giá khác. Những đặc điểm này bao gồm:

Đặc điểmDiễn giải
Mục đích
(Goal)
Thu thập thông tin và cung cấp phản hồi để cải thiện quá trình học tập. Phương pháp này tập trung vào xác định điểm mạnh và điểm yếu, theo dõi tiến trình và đưa ra hướng giảng dạy phù hợp.
Thời điểm
(Timing)
Diễn ra trong quá trình học, cho phép đưa ra phản hồi và điều chỉnh liên tục. Phương pháp này được tích hợp vào quá trình giảng dạy và có thể được tiến hành hàng ngày, hàng tuần hoặc theo các khoảng thời gian đều đặn.
Phản hồi
(Feedback)
Cung cấp phản hồi kịp thời và cụ thể cho học sinh về tiến trình học tập, hiểu biết và các khía cạnh cần cải thiện. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp học sinh hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình.
Phương pháp đa dạng (Multiple Methods)Bao gồm nhiều phương pháp và kỹ thuật đánh giá khác nhau như bài kiểm tra (quizzes), thảo luận (discussions), quan sát (observations), tự đánh giá (self-assessments), đánh giá chéo (peer assessments),…
Hướng dẫn giảng dạy (Informing Instruction)Thầy cô có thể sử dụng thông tin về học sinh để sửa đổi phương pháp giảng dạy, điều chỉnh tốc độ và tùy chỉnh giảng dạy để đáp ứng nhu cầu của từng học sinh.
Sự tham gia của học sinh
(Student Involvement)
Phương pháp này đòi hỏi sự tham gia tích cực của học sinh trong quá trình đánh giá: khuyến khích học sinh tự suy nghĩ về quá trình học tập, đặt mục tiêu, theo dõi tiến trình và tham gia tự đánh giá. Học sinh cũng thường tham gia vào các hoạt động đánh giá lẫn nhau và hoạt động học tập cùng nhau.
Không có/ ít áp lực (No/ low Stakes)Tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin chính xác về tình trạng học tập của học sinh mà không bị ảnh hưởng bởi áp lực thi cử. Khi học sinh không lo lắng về việc đạt điểm cao hay thấp, các em có xu hướng thể hiện mức độ hiểu biết và kỹ năng thực sự của mình.
Đặc điểm của Formative assessment

4. Các phương pháp sử dụng trong Formative Assessment

Trong đánh giá quá trình, điều quan trọng nhất là áp dụng các phương pháp hữu ích để học sinh có cơ hội trình bày về kiến thức hoặc thể hiện kỹ năng của bản thân. Các hình thức đánh giá có thể đa dạng, từ chấm điểm bài tập, tiến hành các bài kiểm tra đến việc yêu cầu học sinh làm việc nhóm hay thuyết trình.

Formative Assessment (Đánh giá quá trình)
Các phương pháp sử dụng trong Formative Assessment

4.1. Phương pháp đánh giá tổng quan 

Thời gianPhương phápCách triển khai
Trước khi bắt đầu bài học4-Corner Assessment
(Đánh giá 4 góc)
– Trong hoạt động này, thầy cô đặt nhãn cho mỗi góc của phòng với các thông điệp : “Rất đồng ý”, “Đồng ý”, “Không đồng ý”, hoặc “Không chắc chắn”. 
– Sau đó, thầy cô đặt các câu hỏi về bài học của ngày hôm trước và học sinh lựa chọn vào góc thể hiện mức độ hiểu bài của mình.
Trong bài họcColored Cups
(Cốc màu)
– Mỗi học sinh có một bộ cốc màu trên bàn của mình (một cốc màu, một cốc màu vàng và một cốc màu xanh lá cây). 
– Học sinh đặt cốc màu xanh lá cây nếu hiểu bài học, cốc màu vàng nếu cảm thấy hơi bối rối và cốc màu đỏ nếu hoàn toàn không hiểu.
Thumbs Up, Sideways, or Down
(Ngón tay hướng lên, ngang hoặc xuống)
Đây là một phương pháp Đánh giá quá trình khá đơn giản và thầy cô có thể sử dụng nhiều lần trong suốt bài học. 
– Học sinh đưa ra dấu “ngón tay hướng lên” nếu hiểu nội dung bài học
– Học sinh đưa ra dấu “ngón tay ngang” nếu hơi bối rối
– Học sinh đưa ra dấu “ngón tay xuống” nếu không hiểu bài.
Phương pháp đánh giá tổng quan

4.2. Đánh giá chi tiết mức độ hiểu bài

Phương phápCách triển khai
Analysis of Students’ Work (Phân tích công việc của học sinh)Phương pháp này bao gồm việc xem xét và đánh giá các phần việc mà học sinh đã hoàn thành, bao gồm: bài tập về nhà, bài kiểm tra, dự án, bài luận, bài thuyết trình và các bài kiểm tra chuẩn hóa.
Các khía cạnh chính của học sinh được đánh giá thông qua phương pháp này:
– Kỹ năng, thái độ và kiến thức hiện tại của học sinh
– Điểm mạnh và điểm yếu của học sinh
– Nhu cầu cần được hỗ trợ học tập thêm của học sinh.
Think-Pair-Share (Suy nghĩ – Thảo luận – Chia sẻ)Đây là một hoạt động tương tác giữa học sinh trong lớp học.
– Mỗi học sinh đầu tiên suy nghĩ về một câu hỏi hoặc vấn đề được đưa ra bởi thầy cô

– Học sinh “hợp tác” với một người bạn để thảo luận về ý kiến, suy nghĩ và câu trả lời của mình.
– Các cặp học sinh chia sẻ lại ý kiến hoặc câu trả lời của mình cho toàn bộ lớp.
Questioning Strategies (Đặt câu hỏi chiến lược)Phương pháp này bao gồm các kỹ thuật đặt câu hỏi để khuyến khích sự suy nghĩ sâu sắc về nội dung bài học của học sinh.
Một số câu hỏi thường được sử dụng trong phương pháp này:
– Câu hỏi mở rộng: Khuyến khích học sinh suy nghĩ sâu sắc và phân tích vấn đề.
– Câu hỏi tư duy ngược: Giúp học sinh suy nghĩ về các khía cạnh đối lập và suy luận logic.
– Câu hỏi phản chứng: Thúc đẩy học sinh xem xét các quan điểm khác nhau và đánh giá các quan điểm đó.
– Câu hỏi quan điểm cá nhân: Học sinh nêu ra được các ý kiến cá nhân, cung cấp lập luận và chứng minh cho lập luận đó.
– Câu hỏi thúc đẩy: Khuyến khích học sinh tìm hiểu sâu hơn về một chủ đề cụ thể hoặc áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế.
The Popsicle Stick (Tương tác với que kem)Phương pháp này được áp dụng với những học sinh chưa thường xuyên giơ tay phát biểu về bài học. Để giải quyết vấn đề này, thầy cô có thể tiến hành như sau:
– Yêu cầu mỗi học sinh viết tên của mình lên que kem.
– Đặt tất cả các que kem vào một cốc.
– Đặt một câu hỏi cho cả lớp, rồi lấy một que kem từ cốc và yêu cầu học sinh có tên trên que trả lời câu hỏi.
The Whiteboard
(Bảng cá nhân)
– Học sinh có thể sử dụng bảng của mình để trả lời hoặc cung cấp thông tin bằng cách viết ý kiến của bản thân xuống và giơ bảng lên để thầy cô có thể đọc. 
– Điều này giúp thầy cô nhanh chóng nắm bắt được mức độ hiểu bài của học sinh và điều chỉnh tốc độ giảng dạy.
Two Stars and a Wish (Hai điểm mạnh và 1 điểm yếu)Thầy cô đưa ra yêu cầu/ câu hỏi/ bài tập để học sinh triển khai. Sau đó, yêu cầu các em đưa ra 2 điểm đã làm tốt và 1 điểm cần cải thiện.Điều này giúp học sinh tự đánh giá được quá trình làm việc của bản thân.
Carousel Brainstorming
(Phương pháp tư duy xoay vòng)
– Lớp học được chia thành các nhóm từ bốn đến năm học sinh. Mỗi nhóm được cung cấp một bảng và bút màu riêng
– Mỗi nhóm ghi lại những gì mà mình biết về một chủ đề hoặc các câu trả lời có thể cho một câu hỏi mở. Thầy cô sẽ đặt giới hạn thời gian cho mỗi nhóm và khi hết thời gian, mỗi nhóm sẽ chuyển bảng của mình cho một nhóm khác.
– Học sinh phải đọc những gì các nhóm khác đã ghi lại cho câu trả lời và sau đó bổ sung tiếp tục. Học sinh cũng có thể khoanh tròn các câu trả lời mà mình cho là đúng hoặc thêm dấu hỏi vào các câu trả lời được cho là không đúng.
– Thầy cô sẽ quan sát các nhóm làm việc để đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh.
Jigsaw
(Phương pháp ghép hình)
Quy trình Jigsaw bao gồm các bước sau:
– Xác định nội dung: Thầy cô chia nội dung học thành các phần nhỏ, gọi là “miếng ghép”. Mỗi miếng ghép đại diện cho một phần kiến thức hoặc một khía cạnh của chủ đề chung. Ví dụ, lớp học đang nghiên cứu về đại từ tiếng Anh, thầy cô có thể chia nhỏ các nội dung thành các miếng ghép như sau: đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu, đại từ chỉ định,…
– Xây dựng nhóm chuyên gia: Học sinh được phân thành các nhóm nhỏ, được gọi là “nhóm chuyên gia”, gồm từ 5-6 nhóm nhỏ tùy thuộc vào sĩ số lớp. Mỗi nhóm chuyên gia nhận một miếng ghép cụ thể để tìm hiểu và trở thành chuyên gia về nội dung đó.
– Họp nhóm chuyên gia: Trong nhóm chuyên gia, học sinh cùng nhau nghiên cứu, thảo luận và hiểu rõ về miếng ghép của mình. Các em có thể sử dụng tài liệu, tài nguyên trên mạng để nắm bắt thông tin cần thiết. Mục tiêu của các nhóm này là để học sinh trở thành chuyên gia về “miếng ghép” của mình.
– Họp nhóm mới: Sau khi các nhóm chuyên gia đã trở thành chuyên gia về miếng ghép của mình, một thành viên từ mỗi nhóm chuyên gia sẽ được chọn để tạo thành một nhóm mới. Nhóm mới sẽ gồm các thành viên đại diện từ các nhóm chuyên gia khác nhau. Trong nhóm mới, mỗi thành viên sẽ chia sẻ thông tin và kiến thức mà bản thân đã thu thập từ nhóm chuyên gia của mình. Mục tiêu của nhóm mới này là để từng học sinh chia sẻ kiến thức cho những thành viên khác, sau đó tổng hợp thành chủ đề lớn hoàn chỉnh. 
– Tổng hợp kiến thức: Sau khi các thành viên trong nhóm mới đều hiểu rõ toàn bộ kiến thức về chủ đề lớn ban đầu, thầy cô có thể yêu cầu phần trình bày của mỗi nhóm hoặc giao những bài tập nhóm khác. Mục đích: Phương pháp Jigsaw được phát triển bởi nhà tâm lý học Elliot Aronson như một cách để tạo ra một môi trường học tập hợp tác, khuyến khích sự chia sẻ thông tin và trách nhiệm cá nhân. 
Entrance/ Exit Ticket 
(Vé vào/ Vé ra)
Entrance Ticket:
– Thầy cô đặt câu hỏi cho học sinh trả lời trên một tờ giấy dán hoặc một tờ giấy nhỏ. Trong đó, thầy cô có thể kiểm tra kiến thức và hiểu biết trước đó của học sinh bằng cách yêu cầu các em trả lời một số câu hỏi liên quan đến nội dung đã học trước đó hoặc nhiệm vụ được giao trước buổi học. 
– Phiếu vào lớp giúp thầy cô có cái nhìn sơ bộ về mức độ hiểu biết và mức độ sẵn sàng học tập của học sinh trước khi bắt đầu bài học mới.
Exit Ticket:
– Vé ra là một câu hỏi được đặt cho tất cả học sinh trước khi kết thúc buổi học.
– Học sinh viết câu trả lời của mình trên một thẻ hoặc một mảnh giấy và nộp trước khi ra về.
One-Minute Paper
(Phiếu phản hồi ngắn)
Đây cũng có thể được coi là một loại Exit Ticket vì thường được thực hiện gần cuối ngày học. Học sinh được yêu cầu trả lời một câu hỏi duy nhất trên giấy. Các câu hỏi thông thường bao gồm:
– Kiến thức quan trọng nhất từ ngày hôm đó và lý do tại sao
– Khái niệm gây ngạc nhiên nhất và lý do tại sao
– Chủ đề khó hiểu nhất và lý do tại sao
– Điều gì bạn nghĩ có thể xuất hiện trong bài kiểm tra hoặc bài kiểm tra và lý do tại sao.
Keep the Question Going
(Tiếp tục câu hỏi)
– Thầy cô đặt câu hỏi cho học sinh đầu tiên và yêu cầu học sinh tiếp theo nhận xét về câu trả lời của bạn trước đó. Tiếp tục cho đến khi các học sinh khác đều đưa ra ý kiến của mình.
– Điều này làm cho tất cả học sinh phải tham gia vì các em phải trả lời đồng ý hoặc không đồng ý với các câu trả lời trước đó và đưa ra các giải thích.
30-Second Share 
(Trình bày trong 30 giây)
Học sinh lần lượt trình một điều học được trong bài học trong vòng 30 giây.
3-2-1 MethodỞ cuối bài học, học sinh được yêu cầu trả lời ba câu hỏi như một cách tổng kết lại các kiến thức đã học:
– 3 điều trong bài học mà bạn không biết trước đây
– 2 điều gây ngạc nhiên cho bạn về nội dung bài học
– 1 điều bạn muốn bắt đầu làm với những gì bạn đã học được.
Assessment Reflection
(Tự đánh giá)
Thầy cô sẽ đưa ra một danh sách bao gồm 5 tiêu chí lớn để học sinh có thể tự đánh giá về các khía cạnh khác nhau:
1. Hiểu biết và kiến thức:
– Đã nắm bắt được những khái niệm hoặc thông tin quan trọng nào liên quan đến chủ đề đã học?
– Cảm thấy bản thân hiểu biết về chủ đề như thế nào? Có những khía cạnh nào cần cải thiện?
2. Kỹ năng và phương pháp:
– Đã áp dụng những kỹ năng và phương pháp học tập nào trong quá trình làm bài?
– Có những kỹ năng hoặc phương pháp nào đã sử dụng tốt?
– Có những kỹ năng hoặc phương pháp nào cần cải thiện?
3. Tiến bộ và phát triển:
– Đã có sự tiến bộ từ thời điểm ban đầu đến hiện tại không? Nếu có, mô tả những điểm tiến bộ đó là gì?
– Trong quá trình làm bài, cảm thấy bản thân đã phát triển những kỹ năng hoặc kiến thức nào? Có những khía cạnh nào cần tiếp tục phát triển?
4. Phản hồi và cải thiện:
– Đã nhận được phản hồi từ thầy cô, bạn bè hay chưa? Đã áp dụng những nhận xét/ góp ý/ lời khuyên đó vào học tập như thế nào?
– Đề xuất những cách để cải thiện cụ thể cho vấn đề đang gặp phải?
5. Tự đánh giá:
– Tự đánh giá thế nào về khả năng và thành tựu của mình trong quá trình học tập (trên thang điểm/ phần trăm đạt được/…) như thế nào?
– Những điểm mạnh và điểm yếu nào về bản thân? Đưa ra cách tận dụng điểm mạnh và vượt qua điểm yếu đó như thế nào?
Ngoài ra, thầy cô có thể điều chỉnh hoặc thêm những câu hỏi khác phù hợp với nội dung đánh giá của mình.
Đánh giá chi tiết mức độ hiểu bài

4.3. Một số cách đánh giá khác

Phương phápYêu cầu cho học sinhVí dụ
New Clothes
(Áo mới)
Sử dụng ngôn ngữ để mô tả một tình huống thực tế, một hình ảnh, một câu chuyện hoặc một bài thuyết trình mà bản thân chưa từng nghe hoặc đọc trước đó.
Phương pháp này khuyến khích sự sáng tạo, khả năng diễn đạt và sự tự tin trong việc sử dụng ngôn ngữ.
Thầy cô có thể đưa ra một bức tranh về một cảnh đường phố và yêu cầu học sinh mô tả những gì các em thấy trong bức tranh bằng cách sử dụng tiếng Anh. Học sinh có thể miêu tả các nhân vật, hoạt động và cảm xúc của bản thân dựa trên hình ảnh.
Dos and Don’ts (Những điều nên và không nên làm)Liệt kê những hành động được khuyến khích (nên làm) và những hành động không được khuyến khích (không nên làm) khi học tiếng Anh.– Dos (Nên làm): Nghe và tương tác với người bản ngữ, đọc sách tiếng Anh hàng ngày,…
– Don’ts (Không nên làm): Ngại gặp gỡ và nói chuyện với người bản ngữ, trì hoãn việc học từ vựng mới,…
Three Questions (Ba câu hỏi)Đặt ba câu hỏi về một chủ đề hoặc một đoạn văn.Chủ đề: Climate Change (Biến đổi khí hậu)
Ba câu hỏi:
– What are the main causes of climate change?
– How does climate change affect ecosystems?
– What can individuals do to mitigate climate change?
Big Picture
(Tầm nhìn tổng quan)
Đưa ra một cái nhìn tổng quan, phân loại hoặc liên kết các khái niệm, ý tưởng hoặc thông tin liên quan đến một chủ đề cụ thể.Chủ đề Climate Change (Biến đổi khí hậu), thầy cô yêu cầu học sinh vẽ bảng tổng hợp các sự kiện, nguyên nhân và hậu quả quan trọng liên quan đến chủ đề Biến đổi khí hậu.
Draw It
(Vẽ ra)
Vẽ để minh họa, trình bày hoặc diễn tả một khái niệm hoặc ý tưởng.Chủ đề: Renewable Energy (Năng lượng tái tạo)
– Học sinh cần vẽ một biểu đồ hoặc hình ảnh minh họa các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, nước,…
Venn Diagram (Sơ đồ Venn)Sử dụng sơ đồ Venn để so sánh sự tương quan giữa hai hoặc nhiều khái niệm, chủ đề.Chủ đề: Dogs and Cats (Chó và Mèo)
– Học sinh cần vẽ một sơ đồ Venn để so sánh và phân loại các đặc điểm, tính chất và sự tương đồng giữa chó và mèo.
Một số cách đánh giá trong Formative assessment

Với 20+ phương pháp này, việc theo dõi tiến độ học tập của học sinh được thực hiện liên tục để đảm bảo việc đánh giá hiệu quả học tập của học sinh một cách chính xác nhất. Trong suốt quá trình này, thầy cô nên ghi lại thông tin chi tiết, chẳng hạn như những nhận xét về một bài kiểm tra hoặc điểm số bài luận, và sử dụng chúng làm cơ sở cho kế hoạch giảng dạy trong tương lai.

5. Áp dụng công nghệ trong Formative Assessment

Để thực hiện đánh giá quá trình, Phòng thi ảo FLYER là một lựa chọn mà thầy cô có thể cân nhắc sử dụng cho học sinh với các đặc điểm nổi bật:

  • Các dạng câu hỏi phong phú: Mỗi đề thi thử đều bao gồm đa dạng các kiểu câu hỏi như câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi tự luận, bài tập thực hành, câu hỏi đúng/ sai,… Phần này giúp thầy cô có thể đánh giá được nhiều khía cạnh khác nhau trong kiến thức và kỹ năng của học sinh.
  • Tích hợp đa phương tiện: Ứng dụng cho phép học sinh trả lời câu hỏi bằng các file âm thanh. Điều này nhằm tăng tính tương tác và mô phỏng tính thực tế trong quá trình đánh giá.
  • Tự động chấm điểm và đưa ra báo cáo chi tiết: Tính năng này giúp thầy cô tiết kiệm thời gian so với việc chấm điểm thủ công. Ngoài ra, việc phân tích dữ liệu cũng giúp thầy cô hiểu rõ hơn về tiến bộ và khả năng của từng học sinh. 
  • Giao diện thân thiện: Học sinh có thể thực hiện bài kiểm tra với thao tác vô cùng đơn giản.
  • Phân tích dữ liệu: Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết về câu trả lời sai, câu trả lời đúng, thời gian hoàn thành và các lỗi phổ biến của học sinh, giúp giáo viên tùy chỉnh quá trình giảng dạy để cải thiện kết quả học tập.

6. Tổng kết

Đánh giá quá trình đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, tạo điều kiện cho sự phát triển liên tục và cá nhân hóa quá trình học tập của học sinh. Thầy cô hãy sử dụng phương pháp đánh giá quá trình phù hợp với mục tiêu giảng dạy nhé!

Thầy, cô quan tâm đến ứng dụng công nghệ vào giảng dạy tiếng Anh Cambridge, TOEFL, IOE,…?

FLYER SCHOOL đem đến trải nghiệm luyện thi tiếng Anh sinh động & đa tương tác với các tính năng học tập mô phỏng game!

Tiết kiệm thời gian & chi phí soạn đề với 1700+ đề thi thử Cambridge, TOEFL, IOE, BGD,…

Quản lý hàng ngàn học sinh hiệu quả, tối ưu & tự động với Trang Quản lý lớp

Tính năng nổi bật: Theo dõi tiến độ học tập, giao bài tập online, tạo phòng thi ảo thi đua cho học sinh, tính năng Kiểm tra đầu vào, tạo bài luyện thi ngắn,…

Chấm điểm Speaking với AI (tính năng mới!)

Giảng dạy tiếng Anh theo cách thú vị, hiệu quả hơn với Phòng thi ảo FLYER ngay hôm nay!

Để được tư vấn thêm, thầy/ cô vui lòng liên hệ với FLYER qua hotline 086.879.3188

Xem thêm>>>

Comments

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Phương Thảo
Phương Thảo
Your second life begins when you realize you only have one.

Related Posts