Giáo án – Nỗi lo muôn thuở

Trong suốt 2 tuần nay dự giờ của các giáo viên (GV), bản thân mình luôn tự đặt ra các câu hỏi và tự phản biện. Là chủ trung tâm/ tổ trưởng chuyên môn hay là giáo viên chủ nhiệm các bạn trả lời những câu hỏi dưới đây như thế nào?

Các câu hỏi và việc phân chia giáo viên

  1. Trung tâm đề ra outcomes cho 1 tiết học/ 1 khoá học/ 1 level như thế nào và giáo viên có thực sự hiểu điều đó hay không?
  2. Trung tâm của bạn để GV tự soạn bài hay có một bộ giáo án chi tiết riêng?
  3. Nếu giáo viên soạn bài thì một tiết học có đủ các tài nguyên như slideshow, games/activities đi kèm, handout hay không?
  4. Thời gian để soạn một tiết học như vậy là bao nhiêu giờ? Từ lúc lên ý tưởng đến khi đóng gói hoàn chỉnh?
  5. Ai là người phụ trách thẩm định những sản phẩm này?
  6. Mức độ chỉn chu của những sản phẩm này là như thế nào? Slide có đủ các phần ko? (Warm up/ Lead in/ etc) Games/activities đã đủ chất lượng chưa? Học sinh có được ứng dụng thực hành nói nhiều không?

Mình sẽ chia GV ra làm 2 nhóm chính: những giáo viên có thời gian (GV A – thường là GV mới ra trường, ít kinh nghiệm) và những giáo viên không có thời gian (GV B – thường là giáo viên có kinh nghiệm lâu năm và nhận quá nhiều lớp/tuần).

Với việc để GV tự soạn giáo án theo mục tiêu của trung tâm.

  • GV A: mất rất nhiều thời gian, không có kinh nghiệm nên bài soạn sẽ có thể thiếu nhiều phần quan trọng, rời rạc, thiếu logic và không có trọng tâm. Phần dạy ngắn quá, phần dạy dài quá.
  • GV B: vì phải nhận quá nhiều lớp và quá bận, nên thường bài soạn sẽ qua loa, GV dạy dựa trên kinh nghiệm nhiều năm, thường có tâm lý chủ quan và dễ ‘qua mặt’ cấp trên của mình, nếu người cấp trên đấy không có phương thức quản lý chất lượng hiệu quả.
  • GV A: sẽ cực kỳ phấn khởi vì không phải sáng tạo quá nhiều, không phải nghĩ ngợi nhiều nữa. Họ tiết kiệm được khâu chuẩn bị và dồn thời gian vào việc nghiên cứu giáo án đã có sẵn, hỏi han và chia sẻ, có thể được đề xuất để thêm 1 số hoạt động cho phù hợp với năng lực của lớp học.
  • GV B: cũng sẽ cực kỳ phấn khởi. Ngoài những việc B có thể làm như A, thì B cũng phải rất lưu ý đến việc đọc bài trước giờ dạy, không nên chủ quan.

Trung tâm có một tổ chuyên môn phụ trách soạn giáo án

Có thể thấy vấn đề mấu chốt ở đây là việc quản lý chất lượng giảng dạy. Và mình thì không hề muốn GV phải bơi giữa 1 biển giáo trình rồi tự soạn bài, tự đánh giá, chăm sóc học sinh, báo cáo kết quả. Với 1 lượng thời gian có hạn nhưng phải phân bổ xuống quá nhiều đầu mục thì chắc chắn hiệu quả đem lại sẽ không cao. 

Ms Khánh Chi – Quản lý chuyên môn TT ngoại ngữ ChipChip GrapeSEED & Cambridge English

    Đăng ký Đối tác

    Comments

    Subscribe
    Notify of
    guest

    0 Comments
    Oldest
    Newest Most Voted
    Inline Feedbacks
    View all comments
    Minh Anh Lê
    Minh Anh Lê
    Education is the most powerful weapon which you can use to change the world - Nelson Mandela

    Related Posts