“Make” đi với giới từ gì? Tóm tắt 7 cấu trúc “make” thông dụng nhất mà bạn cần ghi nhớ

“Make” là một trong những động từ phổ biến nhất trong tiếng Anh với tần suất xuất hiện dày đặc cùng những cách dùng cực kỳ đa dạng. Cũng chính vì điều này mà cách sử dụng “make” tuy rất đơn giản nhưng lại khiến người học thường xuyên nhầm lẫn. Qua bài viết này, FLYER sẽ hệ thống lại các cấu trúc “make” thông dụng nhất mà bạn cần ghi nhớ, đồng thời cùng bạn tìm hiểu “make” đi với giới từ gì và một số nội dung liên quan khác. 

1. “Make” là gì?

"make" đi với giới từ gì
“Make” là gì?

“Make” vừa là một danh từ, vừa là một động từ trong tiếng Anh. Với mỗi vai trò khác nhau, “make” mang những ý nghĩa khác nhau, nhưng nhìn chung tất cả đều nói về sản phẩm, sự chế tạo, sản xuất,… và những nội dung tương tự. 

Ý nghĩa của “make” tương ứng với mỗi vai trò cụ thể như sau: 

Vai tròÝ nghĩaVí dụ
Danh từkiểu dáng, cấu tạo, nguồn gốc, nhãn hiệu (sản phẩm, quần áo…)
tầm vóc, tư thế(người), sự chế tạo.
– There are many different makes to choose from.
Có nhiều kiểu dáng khác nhau để lựa chọn.
– Is this their own make?
Cái này có phải tự họ chế tạo không? 
Động từlàm, chế tạo
sắp xếp, chuẩn bị
kiếm được
gây ra
thực hiện, thi hành
khiến cho, làm cho
ước lượng, đánh giá
hoàn thành, đạt được
trở thành
nghĩ, hiểu…
– Can I make you a cup of tea?
Tôi pha cho bạn một tách trà nhé?
– The boys made a mess in the garden.
Những cậu bé đã gây ra một mớ hỗn độn trong vườn.
– We have to make a decision by this Friday.
Chúng tôi phải đưa ra quyết định trước thứ sáu này.
– By the time I returned from my run, my mother had made the beds and prepared breakfast.
Khi tôi trở về sau cuộc chạy bộ, mẹ tôi đã dọn giường và chuẩn bị bữa sáng.
– 5 and 5 make 10. 
5 cộng 5 bằng 10.
Vai trò của “make” trong câu

2. “Make” đi với giới từ gì?

"make" đi với giới từ gì
“Make” đi với giới từ gì?

“Make” trong vai trò là một động từ được sử dụng khá linh hoạt và có thể đi với nhiều giới từ khác nhau để diễn tả đa dạng ngữ cảnh. Hãy cùng FLYER tìm hiểu xem “make” đi với giới từ gì thông qua bảng sau đây nhé!

Make + giới từNghĩa tiếng ViệtVí dụ

Make against

Bất lợi, có hại cho, chống lại
Why does Nick always make against her?
Tại sao lúc nào Nick cũng chống đối với cô ấy? 



Make for

Làm cho điều gì đó xảy ra

Hướng tới, đi theo một hướng nào đó 
– Both teams are in good form, which should make for an entertaining game.
Cả hai đội đều đang có phong độ tốt, điều này sẽ tạo nên một trận đấu thú vị.
– Helen picked up her umbrella and made for the door.
Helen lấy dù của mình và tiến về phía cửa.


Make (sth) into
Thay đổi ai, cái gì; chuyển cái này thành cái khác– They’re making their attic into a bedroom.
Họ đang biến gác mái thành một phòng ngủ.
– The strawberries can be made into jam.
Dâu có thể làm thành mứt.

Make (sth) of sth/someone
Có ý kiến, ấn tượng hay hiểu biết về cái gì – What do you make of this idea?
Bạn nghĩ gì về ý tưởng này?
– He could not make head or tail of it.
Anh ấy không thể hiểu được đầu đuôi câu chuyện ra sao
Make offĐi mất, chuồn, chạy trốnThe thieves made off before we got home.
Những tên trộm đã chuồn đi trước khi chúng tôi về đến nhà.
Make off withĂn cắp, ăn trộmSomebody broke into the shop and made off with several expensive watches.
Ai đó đã đột nhập vào cửa hàng và lấy đi một số đồng hồ đắt tiền.
Make (sth) outHiểu, đọc được, nắm được ý nghĩa 
Tuyên bố điều gì đó là đúng (nhưng thường là sai)
Diễn biến, tiến triểnPhân biệt, nhận ra, nhìn thấy
Đặt, lập, dựng lên, viết (séc, biểu mẫu…)
– Harry couldn’t make out what she said.
Harry không thể hiểu những gì cô ấy nói.
– Rose made out she had been living in Italy all year.
Rose nói là cô ấy đã sống ở Italy cả năm.
– How are things making out?
Sự việc diễn biến ra sao? 
– I can’t make out a figure at a distance
Tôi không thể nhận ra một hình dáng ở khoảng cách xa.
– He made out a cheque for a charity.
Anh ấy viết một tờ séc cho một tổ chức từ thiện. 
Make (sth) overChuyển,nhượng, giao, để lại 

Thay đổi, cải tạo, tu sửa, cải thiện 
– Before she died, she made her house over to the orphanage.
Trước khi chết bà ấy đã để lại ngôi nhà của mình cho trại trẻ mồ côi.
– She made over the dress to fit her daughter.
Cô ấy đã sửa lại chiếc váy để vừa với con gái của mình.
Make towardsĐi theo hướng của ai/cái gìI was making towards the door when she called me back.
Tôi đang đi về phía cửa thì cô ấy gọi tôi quay lại.
Make upTạo ra, phát minh
Hợp lại, kết hợp lại
Chuẩn bị, sắp xếp, lập ra
Thêm vào để hoàn thành một số lượng
Làm lành, làm hòa 
Trang điểm, hóa trang
Bịa ra, tạo một cái cớ
– Daisy made up a poem and wrote it on the card.
Daisy làm một bài thơ và viết nó vào tấm thiệp.
– Men make up 60 percent of the workforce.
Nam giới chiếm 60% lực lượng lao động.
– Could you make up a list of all the things we need to buy? 
Bạn có thể lập một danh sách những thứ chúng ta cần mua không?
– We’re paying $350, and he is making up the rest. 
Chúng tôi trả $350, và anh ấy sẽ bù phần còn lại. 
– Tracy and Nick argue a lot, but they always make it up soon after.
Tracy và Nick cãi nhau rất nhiều, nhưng họ luôn làm lành ngay sau đó.
– Helen wears a lot of make-up.
Helen trang điểm rất nhiều.
– Jill made up an excuse not to go to the meeting.
Jill bịa ra một cái cớ để không đi đến buổi họp.
Make up forThay thế một cái gì bị mất hoặc hư hỏng, bù đắp cho cái gìDave worked extra hours to make up for the time he had missed.
Dave đã làm việc thêm giờ để bù lại thời gian mà anh ấy đã bỏ lỡ
Make up to (someone)Khen ngợi không chân thành, ca ngợi ai để có lợi cho bản thân
Làm điều tốt với ai (vì họ đối xử tốt với bạn; để bù đắp vì bạn đã đối xử tệ với họ)
– Have you seen the outrageous way she makes up to the boss?
Bạn có thấy cái cách quá lố mà cô ta ca ngợi ông chủ chưa? 
– I’m sorry. I don’t know how I can ever make it up to you.
Tôi xin lỗi. Tôi không biết làm thế nào để bù đắp cho bạn.
Make withCho, mang đến, làm điều gìThey make with unrealistic ideas that we can’t execute.
Họ đưa ra những ý tưởng không thực tế mà chúng tôi không thể thực hiện được
“Make” đi với giới từ gì?

3. Sự khác nhau giữa “make” và “made”

3.1. Sự khác nhau trong cách dùng giữa “make” và “made”

“Made” là thì quá khứ đơnquá khứ phân từ của động từ “make”. Tuy vậy, vẫn có sự khác biệt trong cách sử dụng giữa “make” và “made”, trong một số trường hợp chúng không thể dùng thay thế cho nhau.

Cách dùng “make”Cách dùng “made”
“Make” có thể dùng như danh từ.
Ví dụ:
We sell watches in many different makes and models.
Chúng tôi bán đồng hồ với nhiều nhãn hiệu và kiểu dáng khác nhau.
“Made” không thể dùng như một danh từ.
Ví dụ:
Everyone said that Jessica and Carl were made for each other.
Mọi người nói là Jessica và Carl sinh ra là để dành cho nhau.
“Make” là động từ nguyên thể, có thể dùng trong cả hiện tại và tương lai.
Ví dụ:
– My mother makes cakes.
Mẹ tôi làm bánh.
– My mother is making a cake.
Mẹ tôi đang làm bánh.
– This weekend I will make pasta.
Cuối tuần này tôi sẽ làm món pasta.
“Made” dùng để nói về quá khứ.
Ví dụ:
I made pasta yesterday.
Tôi làm pasta ngày hôm qua.
“Make” không dùng trong trường hợp này.“Made” được dùng ở dạng bị động, mang nghĩa “được làm ra, tạo ra” tại một nơi cụ thể nào đó hay từ một nguyên liệu, thành phần cụ thể.
Ví dụ:
– These cars are Japanese-made.
Những chiếc xe hơi này được sản xuất tại Nhật bản. 
– Her dress is made of cotton.
Chiếc váy của cô ấy được làm từ vải bông.
Trong thể bị động, “make” sẽ đi cùng to-infinitive (động từ nguyên mẫu có “to”).
Ví dụ:
We were made to wait outside while the Board of Directors reached their decision. 
Chúng tôi được yêu cầu đợi bên ngoài trong khi Ban giám đốc đưa ra quyết định.
Phân biệt cách dùng “make” và “made”

3.2. “Made” đi với giới từ gì?

Khi được dùng ở dạng bị động, “made” sẽ được theo sau bởi những giới từ khác với “make”. Những giới từ này bao gồm: 

Made + giới từÝ nghĩa/Cách dùngVí dụ
Made byĐược tạo ra bởi … (người tạo ra sự vật)When Allen said he didn’t buy it, that it was made by him, we were all amazed. 
Khi Allen nói rằng anh ấy không mua mà là anh ấy tự làm nó, tất cả chúng tôi đều kinh ngạc.
Made inĐược tạo ra tại … (địa điểm, nguồn gốc xuất xứ của sự vật).– This fromage was made in France.
Loại phô mát này được sản xuất tại Pháp.
– This car was made in America.
Chiếc xe này được sản xuất tại Mỹ.
→ Hai câu trên nhấn mạnh vào nguồn gốc xuất xứ của phô mai là tại Pháp và của chiếc xe hơi là từ Mỹ.
Made ofĐược tạo ra từ … (chất liệu, vật liệu cơ bản làm nên sự vật. Chất liệu, vật liệu này sẽ không thay đổi bản chất trong quá trình chế tạo sự vật) The table is made of wood.
Cái bàn được làm bằng gỗ. 
→ Hình thức và chức năng của gỗ đã thay đổi, nhưng nó vẫn là gỗ.
Made fromĐược tạo ra từ … (chất liệu, vật liệu cơ bản làm nên sự vật. Chất liệu, vật liệu này đã bị thay đổi bản chất trong quá trình chế tạo sự vật)The plastic items are made from oil.
Các món đồ nhựa được làm từ dầu hỏa.
Made out ofĐược tạo ra từ … (một sự vật nào đó, tức từ một sự vật này tạo nên một sự vật khác với chức năng khác biệt)This candle holder is made out of an empty perfume bottle.
Giá đỡ nến này được làm từ một chai nước hoa rỗng.
Made withĐược tạo ra với … (một nguyên liệu, thành phần nào đó trong thức ăn, đồ uống). Beef stew made with beef, potatoes, carrots and herbs.
Món bò hầm được làm từ thịt bò, khoai tây, cà rốt và các loại thảo mộc.
Các cấu trúc “made” thường gặp

4. Các cấu trúc “make” thường gặp

4.1. Cấu trúc “make + tân ngữ”

Cấu trúc “make + tân ngữ” dùng để nói về việc tạo ra những sự vật, sự việc nào đó. Những sự vật, sự việc này có thể thấy được hoặc không thấy được, trừu tượng hay thực tế,… . 

Ví dụ:

Cấu trúc câuÝ nghĩa
Make a complaintthan phiền
Make an efforttạo sự nỗ lực
Make a journey làm một cuộc hành trình
Make a list lập một danh sách
Make a noise phạm sai lầm
Make a mistakelàm ồn
Make a phone callgọi điện thoại
Make a profitkiếm lãi
Make a soundtạo ra âm thanh
Make a speechtuyên bố
Make the beddọn giường
Cấu trúc “make + object”

Xem thêm: Tân ngữ trong tiếng Anh

4.2. Cấu trúc “Make + tân ngữ + tính từ”

Cấu trúc này dùng để nói về việc khiến cho ai đó/cái gì đó rơi vào một trạng thái, tình trạng, cảm xúc nhất định.

Cấu trúc:

Make + tân ngữ + tính từ

Ví dụ:

He makes me angry.

Anh ta làm tôi tức giận.

4.3. Cấu trúc “Make + tân ngữ + danh từ”

Cấu trúc trên được dùng để nói về việc cho phép, bầu chọn hoặc gán cho một người/ sự vật nào đó một vị trí, chức danh nhất định. . 

Cấu trúc:

Make + tân ngữ + danh từ

Ví dụ:

Coach made her team captain.

Huấn luyện viên cho cô ấy làm đội trưởng. 

"make" đi với giới từ gì
Cấu múc “make”

4.4. Cấu trúc “Make + tân ngữ gián tiếp + trực tiếp”

Cấu trúc “Make + tân ngữ trực tiếp + tân ngữ gián tiếp” dùng để diễn tả việc ai đó làm cho ai/sự vật nào đó một sản phẩm nhất định (có thể là chiếc bánh, ly nước hay món quà,…).

Cấu trúc:

Make + tân ngữ gián tiếp + tân ngữ trực tiếp

Ví dụ:

I made my mother a birthday cake.

Tôi làm cho mẹ tôi một cái bánh sinh nhật.

4.5. Cấu trúc “Make + tân ngữ + for”

Cấu trúc này mang ý nghĩa tương tự cấu trúc trên – “làm/ thực hiện một sản phẩm nhất định cho ai/ một sự vật nào đó”. Điểm khác biệt ở đây là vị trí của các tân ngữ và giới từ “for” được thêm vào trong cấu trúc diễn đạt ý “cho (ai/ sự vật nào đó)”.

Cấu trúc:

Make + tân ngữ + for

Ví dụ:

Can you make a cup of tea for Emma as well?

Bạn có thể pha một tách trà cho Emma không?

4.6. Cấu trúc “Make + tân ngữ + tính từ/danh từ + for”

Cấu trúc “Make + tân ngữ + tính từ/ danh từ + for” mang nghĩa tổng quát là “Khiến cho/ Làm cho một sự vật/ sự việc trở nên như thế nào với ai đó”.

Cấu trúc:

Make + tân ngữ + bổ nghĩa tính từ/danh từ + for

Ví dụ:

  • He made life difficult for his wife.

Anh ta đã làm cho cuộc sống của vợ mình trở nên khó khăn.

  • What would make it a better film for teenagers?

Điều gì sẽ làm cho nó trở thành một bộ phim tốt hơn cho thanh thiếu niên?

4.7. Cấu trúc “Make + object + infinitive verb”

Cấu trúc cuối cùng trong các cấu trúc “make” phổ biến nhất mà FLYER muốn giới thiệu chính là cấu trúc “Make + tân ngữ + động từ nguyên mẫu”. Cấu trúc này mang nghĩa “bắt buộc ai/cái gì làm điều gì đó mà họ không muốn làm; khiến ai làm điều gì”. 

Cấu trúc:

Make + tân ngữ + động từ nguyên mẫu

Ví dụ:

  • Rain makes grass grow rapidly.

Mưa làm cỏ mọc nhanh.

  • This book made me cry.

Quyển sách này làm tôi khóc.

5. Phân biệt các động từ gần nghĩa với “make”

Động từ “make”  được dịch sang tiếng Việt là “làm”, điều này khiến không ít bạn bị lẫn lộn với một số động từ khác khi dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Những động từ thường hay bị nhầm lẫn nhất bao gồm become, do, let và take. Ở phần này, hãy cùng FLYER phân biệt cách dùng và nghĩa giữa những động từ trên nhé! 

5.1. Become

BecomeMake
Ý nghĩatrở nên, trở thànhgây ra, làm cho
Cách dùngdùng khi chủ ngữ nhận sự thay đổi.gây ra, làm cho điều gì xảy ra qua hành động của chủ ngữ
Ví dụJack became angry when he heard this incident.
Jack trở nên tức giận khi anh ấy nghe sự việc này.
This incident made Jack angry.
Sự việc này khiến Jack tức giận. 
Phân biệt cách dùng “make” và “become”
"make" đi với giới từ gì
Cấu trúc “become”

5.2. Do

 

Do

Make

Ý nghĩa

“Do“ dùng để chỉ những hoạt động nói chung; về nhiệm vụ, công việc…  

làm, tạo ra

Cách dùng

tập trung vào quá trình hành động/thực hiện điều gì đó

tập trung vào sản phẩm hoặc kết quả của một hành động.

Ví dụ

Jim did some work for me last summer; he made a pond in my garden.

Jim làm một số việc cho tôi mùa hè năm ngoái, anh ấy đã làm một cái ao trong vườn của tôi.

Phân biệt cách dùng “make” và “do”

5.3. Let

 

Let

Make

Ý nghĩa

để cho, cho phép điều gì đó xảy ra.

buộc hay yêu cầu ai đó thực hiện hành động.

Cách dùng

“Make” và “let” đều được theo sau bởi tân ngữ và động từ nguyên thể không “to”

Nhưng ở thể bị động, “make” được theo sau bởi động từ nguyên thể có “to”. “Let” không có hình thức bị động.

Ví dụ

The teacher lets the students sing in class.

Giáo viên cho học sinh hát trong lớp.

I made John do the exercise again.

Tôi buộc John làm lại bài tập.

John was made to do the exercise again. 

John được yêu cầu làm lại bài tập.

Phân biệt cách dùng “make” và “let”

5.4. Take

 

Take

Make

Ý nghĩa

lấy, cầm, chuyển… một cái gì đã có sẵn, thể hiện hành động chủ động.

tạo ra, làm ra một cái chưa có, do chủ ngữ tạo ra.

Cách dùng

Đều đi với danh từ.

Ví dụ

Anne takes a photo of the cat.

Anne chụp ảnh con mèo.

Do you know how to make strawberry jam?

Bạn có biết cách làm mứt dâu không?

Phân biệt cách dùng “make” và “take”

6. Những cụm từ và thành ngữ thông dụng với “make”

Thành ngữNghĩa tiếng ViệtVí dụ

Make a beeline for something
Di chuyển nhanh chóng và trực tiếp đến ai hay cái gìThe kids made a beeline for the hotdog cart on the corner. 
Những đứa trẻ đi thẳng đến xe bán hot dog ở góc đường
Make a dentĐạt được tiến bộ hoặc hoàn thành việc gì đó I’ll try to help Sandra make a dent in some of that work.
Tôi sẽ cố gắng giúp Sandra hoàn thành một số công việc đó.
Make a differenceTạo nên sự khác biệtThe time of year can make a difference in the price you will pay for movie tickets.
Thời điểm trong năm có thể tạo ra sự khác biệt về giá bạn sẽ trả cho vé xem phim.
Make a face (at someone/sth)Tạo vẻ mặt theo những cách kỳ lạ để thể hiện cảm xúc hay để khiến mọi người cười He made a face when he was told the plan wasn’t finished.
Ông ấy nhăn mặt khi được thông báo rằng bản kế hoạch vẫn chưa hoàn thành.  
Make a fool (out) of someoneCố tình làm điều gì để khiến người khác có vẻ ngu ngốc Why did he try to make a fool of me in public?
Tại sao anh ta cố làm cho tôi trông như kẻ ngốc ở nơi công cộng vậy?
Make a habit of somethingTạo thói quen, làm theo thói quenI make a habit of reading books in the evening after I finish my housework.
Tôi có thói quen đọc sách vào buổi tối sau khi đã làm xong việc nhà.
Make a livingKiếm sống, mưu sinhMy brother made a living by working as a cook.
Anh tôi kiếm sống bằng nghề đầu bếp. 
Make a point ofNêu rõ, nhấn mạnh, làm điều gì đó thận trọng, có chủ ýIt’s one of the few television programmes that we always make a point of watching.
Đó là một trong số ít chương trình truyền hình mà chúng tôi luôn chú ý xem.
Make do (with)Sử dụng những gì có sẵn (dù không đủ hoặc không như ta muốn)I’m sorry the pizza doesn’t have much cheese, I had to make do with what was left.
Tôi xin lỗi bánh pizza không có nhiều phô mai, tôi phải làm với những gì còn lại.
Make (sth) easy Làm cho dễ dàng hơn, đơn giản hơnGoogle makes it really easy to find information.
Google làm cho việc tìm kiếm thông tin trở nên thực sự dễ dàng.
Make goodĐể trở nên giàu có và thành côngAfter years of hard work, Henry finally made good.
Sau nhiều năm làm việc chăm chỉ, cuối cùng Henry đã thành công.
Make or breakLàm cho điều gì đó thành công hay thất bại; thời điểm, tình huống quyết địnhHe has the power to make or break your career.
Ông ta có quyền lực để làm cho sự nghiệp của bạn thành công hay thất bại.
Make senseLàm cho điều gì có ý nghĩa hơn, dễ hiểu, hợp lý hơnWhy did Nelson do a thing like that? It doesn’t seem to make sense
Tại sao Nelson lại làm như vậy? Nó dường như không có ý nghĩa.
Make someone’s acquaintanceGặp ai đó lần đầu, làm quenI’m very pleased to make your acquaintance.
Tôi rất vui được làm quen với bạn.
Make something of yourself Sử dụng các cơ hội để trở nên thành côngTina has the talent to make something of herself.
Tina có tài năng để làm nên điều gì đó cho riêng mình.
Make the most ofTận dụng tối đa, sử dụng cái gì đó càng nhiều càng tốtWe’re only in Rome for two day, so let’s make the most of our time.
Chúng ta chỉ ở Rome trong 2 ngày, vì vậy hãy tận dụng tối đa thời gian của chúng ta. 
Make the world go roundCực kỳ quan trọng, không thể thiếu (đôi khi được sử dụng theo cách cường điệu)It’s an unavoidable truth that money makes the world go round.
Một sự thật không thể tránh khỏi là tiền làm cho thế giới quay.
Make time Dành thời gian cho ai hoặc điều gì My brother and I try to make time to run three times a week.
Anh tôi và tôi cố gắng dành thời gian để chạy ba lần một tuần.
Những cụm từ và thành ngữ với “make”

7. Bài tập “make” đi với giới từ gì

8. Tổng kết

Thông qua bài viết trên, bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi “make” đi với giới từ gì rồi đúng không nào? Cụ thể, “make” có thể đi với các giới từ như:

  • By
  • In
  • From
  • Of
  • Out of
  • With

Khi kết hợp với mỗi giới từ, “make” sẽ có những cách dùng và ý nghĩa khác nhau. Do đó, bạn cần phải ôn tập thường xuyên các cấu trúc này để ghi nhớ tốt hơn và tránh nhầm lẫn khi sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên làm thật nhiều bài tập để nắm vững hơn về các kiến thức khác đã được chia sẻ trong bài nhé.

Ba mẹ mong muốn con rinh chứng chỉ Cambridge, TOEFL Primary,…?

Tham khảo ngay gói luyện thi tiếng Anh trên Phòng thi ảo FLYER – Con giỏi tiếng Anh tự nhiên, không gượng ép!

✅ Truy cập 1700+ đề thi thử & bài luyện tập mọi cấp độ Cambridge, TOEFL, IOE, thi vào chuyênm,,,

Học hiệu quả mà vui với tính năng mô phỏng game độc đáo như thách đấu bạn bè, games từ vựng, quizzes,…

✅ Chấm, chữa bài luyện Nói chi tiết với AI Speaking

Theo sát tiến độ học của con với bài kiểm tra trình độ định kỳ, báo cáo học tập, app phụ huynh riêng

Tặng con môi trường luyện thi tiếng Anh ảo, chuẩn bản ngữ chỉ chưa đến 1,000VNĐ/ngày!

>>>Xem thêm

    ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM FLYER

    ✅ Trải nghiệm miễn phí ôn luyện phòng thi ảo chuẩn quốc tế
    ✅ Truy cập 1700+ đề thi thử & bài luyện tập mọi cấp độ Cambridge, TOEFL, IOE, thi vào chuyên...
    ✅ Chấm, chữa bài luyện Nói chi tiết với AI Speaking

    Comments

    Subscribe
    Notify of
    guest

    0 Comments
    Oldest
    Newest Most Voted
    Inline Feedbacks
    View all comments
    Mai Duy Anh
    Mai Duy Anhhttps://flyer.vn/
    Tốt nghiệp đại học FPT với chứng chỉ TOEFL 100. Từng làm sáng tạo nội dung hoàn toàn bằng tiếng Anh cho thương hiệu thời trang đến từ Pháp: Yvette LIBBY N'guyen Paris và Công ty TNHH Âm Nhạc Yamaha Việt Nam. Mục tiêu của tôi là sáng tạo ra những nội dung mang kiến thức về tiếng Anh độc đáo, bổ ích nhưng cũng thật gần gũi và dễ hiểu cho nhiều đối tượng người đọc khác nhau.

    Related Posts