10 phương pháp dạy học với lớp học mà các bạn kỹ năng chưa đồng đều

“Học sinh giỏi kỹ năng nghe bị mất tập trung trong giờ học viết.”

“Học sinh kém hơn không nắm được bài khi đã hết giờ học.”

Thông thường, mỗi lớp học đều có các bạn học sinh với nhiều trình độ khác nhau. Điều này vô hình chung khiến các thầy cô gặp khó khăn hơn trong quá trình giảng dạy, bởi thầy cô cần tìm ra những phương pháp phù hợp với mọi thành viên trong lớp học. Thấu hiểu được khó khăn này, FLYER xin gửi tới quý thầy cô 10 phương pháp dạy học với lớp học mà các bạn kỹ năng chưa đồng đều! Mời thầy cô cùng tham khảo.

1. Học tập cá nhân hoá

Phương pháp dạy học với lớp học mà các bạn kỹ năng chưa đồng đều
Phương pháp dạy học với lớp học mà các bạn kỹ năng chưa đồng đều

Tạo kế hoạch học tập cá nhân hóa cho học sinh là phương pháp dạy học hiệu quả với lớp học mà các bạn kỹ năng chưa đồng đều. Phương pháp này được thực hiện dựa trên việc xác định mục tiêu, khả năng học tập, điểm mạnh và điểm yếu của từng em, từ đó thiết kế một lộ trình học tập riêng biệt phù hợp cho mỗi cá nhân. 

Để thực hiện phương pháp này, thầy cô cần dành nhiều thời gian để tìm hiểu về “tiềm năng” của mỗi em học sinh. Dưới đây là những gợi ý để thầy cô thực hiện phương pháp này một cách chi tiết nhất.

BướcTriển khai
Đánh giáHọc sinh thực hiện các bài kiểm tra, phỏng vấn, quan sát hoặc các công cụ đánh giá khác.
Thầy cô đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, năng lực tiếp thu của học sinh,…
Phân nhómDựa trên các kết quả đánh giá, lớp học được chia thành các nhóm tương tự nhau dựa trên phong cách học, khả năng, mục tiêu và nhu cầu học tập. Mỗi nhóm sẽ có những đặc điểm riêng và yêu cầu học tập khác nhau.
Xây dựng kế hoạchSau khi phân nhóm, thầy cô sẽ thiết kế bản kế hoạch học tập cá nhân hóa cho từng nhóm. Kế hoạch này sẽ tập trung vào việc cung cấp các hoạt động, tài liệu và phương pháp học tập phù hợp với từng nhóm học sinh.
Cập nhật và theo dõiLiên tục theo dõi và cập nhật những thông tin về tiến trình học tập của học sinh để chỉnh sửa hoặc thay đổi nếu cần thiết.
Định hình mục tiêu cá nhân cho học sinh

2. Phương pháp học tập chia nhỏ (Microlearning)

Phương pháp dạy học với lớp học mà các bạn kỹ năng chưa đồng đều
Phương pháp dạy học cho lớp học chênh lệch kỹ năng – Học tập chia nhỏ

Phương pháp học tập chia nhỏ, hay còn gọi là microlearning, là một phương pháp giảng dạy và học tập, trong đó kiến thức và nội dung được chia thành các đơn vị nhỏ hơn, dễ tiếp cận và tiếp thu trong khoảng thời gian ngắn. Thay vì tập trung vào việc học một khối lượng lớn kiến thức trong một tiết học dài, microlearning chia nội dung thành các phần nhỏ hơn, thường chỉ kéo dài trong vài phút.

Các đơn vị học tập trong microlearning có thể là các video ngắn, bài giảng tóm tắt, bài học trực tuyến, bài tóm tắt, infographics, bài kiểm tra ngắn, hoặc bất kỳ hình thức nào khác mà có thể truyền đạt một khái niệm hoặc thông tin cụ thể. Phương pháp này có khả năng tiếp cận tới tất cả các học sinh trong lớp, vì vậy áp dụng vô cùng hiệu quả cho lớp học với các bạn kỹ năng không đồng đều. 

Xem thêm: Cooperative Learning là gì? 7 chiến lược ứng dụng Học tập hợp tác trong lớp học

3. Thiết kế nội dung bài học mở

Phương pháp dạy học với lớp học mà các bạn kỹ năng chưa đồng đều
Phương pháp dạy học với lớp học mà các bạn kỹ năng chưa đồng đều

Bài học mở (Open-ended lesson) là một phương pháp giảng dạy linh hoạt, trong đó thầy cô không đưa ra một kết quả hoặc giải pháp cụ thể cho học sinh. Thay vào đó, thầy cô tạo ra một không gian để học sinh tự tìm hiểu về nội dung sắp học, suy nghĩ và đặt câu hỏi ngược lại tới thầy cô.

Trong bài học mở, thầy cô cung cấp cho học sinh các tài liệu, nguồn thông tin và tài nguyên để khám phá một chủ đề hoặc vấn đề cụ thể. Học sinh được khuyến khích đặt câu hỏi, dẫn chứng và đưa ra ý kiến của mình. Phương pháp này khuyến khích học sinh trở thành người chủ động trong quá trình học tập nhằm phát triển khả năng tư duy.

Khi tiến hành giảng dạy với bài học mở, thầy cô có thể tham khảo các bước như sau:

BướcThời gianThực hiện
Cho học sinh đọc và tìm hiểu tài liệu20-25 phút– Cung cấp tài liệu liên quan đến chủ đề bài học, ví dụ như sách giáo khoa, bài viết, hoặc phiếu in.
– Học sinh có thời gian để đọc và nghiên cứu tài liệu một cách độc lập.
– Thầy cô có thể đưa ra câu hỏi khởi động hoặc gợi ý để học sinh tập trung vào các khía cạnh quan trọng của nội dung.
Yêu cầu học sinh đặt câu hỏi và thảo luận về nội dung bài học10-15 phút– Học sinh được yêu cầu đặt câu hỏi liên quan đến nội dung đã đọc và tìm hiểu.
– Học sinh thảo luận nhóm hoặc trong cả lớp về câu hỏi và ý kiến của mình.
– Thầy cô đóng vai trò hướng dẫn và khuyến khích sự tham gia tích cực của học sinh trong quá trình thảo luận.
Tổng hợp lại kiến thức để nhất quán cho cả lớp10-15 phút– Thầy cô tổng kết các câu hỏi và ý kiến quan trọng từ học sinh.
– Thầy cô cung cấp thông tin bổ sung, giải thích và trình bày các khái niệm quan trọng.
– Thầy cô đảm bảo sự nhất quán và mức độ nắm vững bài học cho toàn bộ lớp.
Các bước tiến hành bài học mở

Phương pháp này giúp thầy cô nhìn nhận được khả năng tự học của học sinh trong lớp, phân loại nhóm học sinh có kỹ năng tốt và chưa tốt. Tuy nhiên, giảng dạy với bài học mở cũng có những bất lợi như thời lượng tiết học không đủ hay mức độ tự giác của học sinh là khác nhau. 

Xem thêm: Top các website hỗ trợ giảng dạy tiếng Anh dành cho thầy cô

4. Triển khai các hoạt động sáng tạo

Phương pháp dạy học với lớp học mà các bạn kỹ năng chưa đồng đều
Phương pháp dạy học với lớp học mà các bạn kỹ năng chưa đồng đều – Triển khai các hoạt động sáng tạo

Thay vì giảng dạy theo phương pháp truyền thống, thầy cô có thể thay đổi cấu trúc bài giảng theo hướng sáng tạo hơn để khai thác khả năng của tất cả học sinh trong lớp. Đối với lớp học mà học sinh kỹ năng chưa đồng đều nhau, việc triển khai nhiều hoạt động học tập sáng tạo sẽ giúp học sinh có nhiều cơ hội thể hiện bản thân trong mọi bài học. 

Một số ý tưởng về các hoạt động sáng tạo mà thầy cô có thể tham khảo:

Ý tưởngCách thực hiện
Video học tậpYêu cầu học sinh tự tạo ra video ngắn với nội dung tiếng Anh như các vlog, quảng cáo hoặc phỏng vấn. 
Sơ đồ tư duyYêu cầu học sinh chắt lọc và hệ thống hóa kiến thức thành bản đồ tư duy, học sinh được thoải mái sáng tạo cho sơ đồ trở nên bắt mắt và thú vị hơn.
Đóng kịchThích hợp với những tiết học liên quan đến kỹ năng nói, thầy cô có thể yêu cầu học sinh phân vai và diễn lại đoạn hội thoại hoặc chủ đề tiếng Anh nào đó.
Thực hành ngoài trờiTạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với tiếng Anh thực tế, thầy cô lựa chọn những địa điểm hoặc chương trình có sự tham gia của người bản xứ.
Ý tưởng về các hoạt động sáng tạo cho lớp học tiếng Anh

5. Sử dụng đa dạng nguồn tài liệu

Phương pháp dạy học với lớp học mà các bạn kỹ năng chưa đồng đều
Phương pháp dạy học với lớp học mà các bạn kỹ năng chưa đồng đều – Sử dụng đa dạng nguồn tài liệu

Khi học sinh có kỹ năng chưa đồng đều, thầy cô cần sử dụng đa dạng nguồn tài liệu để phù hợp với từng nhóm học lực khác nhau. Các nguồn tài liệu tiếng Anh ngoài sách giáo khoa mà thầy cô có thể tham khảo để biên soạn bài giảng cho lớp học mà các bạn kỹ năng chưa đồng đều:

  • Báo và tạp chí nước ngoài.
  • Tài liệu từ internet: blog, lý thuyết, bài tập miễn phí, ebook, podcast,…
  • Tài liệu học thuật, chuyên ngành.
  • Tài liệu tự biên soạn. 

Tuy nguồn tài liệu đa dạng, nhưng thầy cô cần chắt lọc những thông tin cần thiết cho lớp học. Tùy thuộc vào loại tài liệu mà thầy cô có thể điều chỉnh để phù hợp cho những đối tượng học sinh và các lớp học khác nhau. Ví dụ cách ứng dụng tài liệu là báo và tạp chí nước ngoài trong lớp học với các học sinh có kỹ năng chưa đồng đều (phù hợp đối với các tiết học liên quan đến kỹ năng đọc hiểu):

  • Học sinh có khả năng đọc hiểu kém hơn: Lựa chọn chủ đề đơn giản gần gũi như gia đình, bạn bè, môi trường, thể thao,… Độ dài bài đọc dao động từ 200 – 500 từ.
  • Học sinh trình độ đọc hiểu cao hơn: Chủ đề phức tạp và chuyên sâu như khoa học, công nghệ, lịch sử,… Độ dài dao động từ 500 – 1000 từ.

6. Giao tiếp đồng đều với cả lớp

Phương pháp dạy học với lớp học mà các bạn kỹ năng chưa đồng đều
Phương pháp dạy học với lớp học mà các bạn kỹ năng chưa đồng đều

Vì thời lượng mỗi giờ học có hạn, việc tương tác với toàn bộ học sinh trong lớp học mà các bạn kỹ năng chưa đồng đều luôn là “bài toán khó” dành cho các thầy cô. Để giúp thầy cô giao tiếp với cả lớp, FLYER xin gợi ý một số  cách thức dưới đây.

Cách thứcThực hiện
Trả lời nối tiếpThay vì gọi ngẫu nhiên và dễ bị trùng lặp học sinh, thầy cô có thể gọi theo trình tự nhất định, từ trên xuống dưới hoặc từ trái sang phải. Phần này giúp học sinh đều có cơ hội trả lời câu hỏi.
Giao tiếp với nhóm lớnNếu thời lượng tiết học không đủ, thầy cô có thể chia thành các nhóm từ 2-5 học sinh, sau đó tương tác với cả nhóm thay vì từng cá nhân.
Tạo nhiều cơ hội giao tiếp hơn cho học sinh có lực học yếuĐối với những học sinh có lực học chưa tốt, thầy cô có thể ưu tiên thời gian tương tác nhiều hơn so với những học sinh khác. Điều này giúp cho tỷ lệ hiểu bài của cả lớp tăng cao và giúp học sinh cảm thấy không bị tụt lùi.
Cách thức giao tiếp đồng đều với cả lớp

7. Tạo nhóm học tập

Phương pháp dạy học với lớp học mà các bạn kỹ năng chưa đồng đều
Phương pháp dạy học với lớp học mà các bạn kỹ năng chưa đồng đều

Tạo nhóm học tập là phương pháp dạy học với lớp học mà các bạn kỹ năng chưa đồng đều được nhiều thầy cô áp dụng. “Học thầy không tày học bạn”, phương pháp này giúp học sinh nhận được sự hỗ trợ lẫn nhau từ các thành viên trong nhóm, cải thiện đáng kể các kỹ năng còn yếu. Ngoài ra, học tập nhóm còn giúp cả lớp cùng tham gia tích cực vào bài giảng, không có học sinh nào bị “bỏ lại” trong lớp học.

Mặc dù không có quy tắc cụ thể về số lượng thành viên trong một nhóm học tập nhưng thông thường, thầy cô có thể phân chia số lượng dựa trên một số gợi ý dưới đây:

  • Nhóm nhỏ: Nhóm từ 2 đến 5 thành viên có thể thích hợp cho các nhiệm vụ đòi hỏi sự phân tích chi tiết, thảo luận sâu và tương tác nhiều  giữa các thành viên.
  • Nhóm trung bình: Nhóm từ 6 đến 10 thành viên có thể phù hợp cho các nhiệm vụ yêu cầu sự sáng tạo, ý tưởng đa dạng và thành viên có khả năng làm việc nhóm.
  • Nhóm lớn: Nhóm từ 10 thành viên trở lên có thể thích hợp cho các nhiệm vụ có tính chất phức tạp, đa dạng và đòi hỏi sự chia sẻ trách nhiệm và quản lý hiệu quả.

Để phương pháp dạy học với lớp học mà các bạn kỹ năng chưa đồng đều được thực hiện hiệu quả, thầy cô cần đảm bảo mỗi thành viên đều có cơ hội tham gia và đóng góp vào hoạt động chung của cả nhóm.

Tìm hiểu thêm: ​Cooperative Learning là gì? 7 chiến lược ứng dụng Học tập hợp tác trong lớp học 

8. Áp dụng công nghệ

Phương pháp dạy học với lớp học mà các bạn kỹ năng chưa đồng đều
Áp dụng công nghệ với lớp học mà các bạn kỹ năng chưa đồng đều

Nhờ những lợi ích lớn lao đối với giáo dục, công nghệ đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong các lớp học hiện đại. Thầy cô có thể sử dụng các thiết bị công nghệ, ứng dụng điện tử trong lớp học hoặc ngoài giờ học để giúp quá trình học tập của học sinh đạt hiệu quả đồng đều hơn. 

Tại nhiều nơi trên khắp thế giới, học sinh được phép sử dụng điện thoại, máy tính hoặc máy tính bảng để đọc tài liệu, tìm hiểu thông tin, chơi các trò chơi giáo dục,… Từ nguồn thông tin vô tận trên các nền tảng, các em được quyền chủ động chọn tài liệu phù hợp với trình độ và nhu cầu của bản thân theo từng chủ đề bài học. 

Nhiều ứng dụng học tập cho phép đánh giá, thiết kế lộ trình học cá nhân hoá phù hợp với khả năng tiếp cận kiến thức của từng học sinh. Với FLYER School, thầy cô không cần tốn nhiều thời gian soạn đề, đánh giá hay thiết kế bài học sao cho phù hợp với năng lực của từng học sinh, bởi tất cả tính năng này đã được tích hợp trên ứng dụng. 

Một số tính năng nổi bật của FLYER School giúp thầy cô quản lý lớp học có trình độ khác nhau:

  • Giao bài tập, tạo bài thi và tạo nhóm lớp nhanh chóng.
  • Quản lý hàng trăm học sinh một cách dễ dàng trên duy nhất một nền tảng số, cập nhật tiến độ học sinh, di chuyển học sinh theo các lớp mà thầy cô mong muốn,…
  • Kho đề có sẵn đa dạng, số lượng lên đến 1700+ đề thi thử được biên soạn theo khung chuẩn quốc tế.
  • Tích hợp công nghệ AI để chấm, chữa bài tự động, đặc biệt với kỹ năng speaking.
  • Tích hợp phiên bản app sử dụng trên điện thoại, đồng bộ với phiên bản trên máy tính.

9. Phương pháp học tập thông qua dự án (Project-based learning)

Phương pháp dạy học với lớp học mà các bạn kỹ năng chưa đồng đều
Phương pháp dạy học với lớp học mà các bạn kỹ năng chưa đồng đều

Project-based learning (PBL) là một phương pháp giảng dạy tập trung vào việc học thông qua việc thực hiện các dự án. Thay vì chú trọng vào việc truyền đạt kiến thức một cách truyền thống, PBL nhấn mạnh vào việc học bằng cách áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế.

Trong PBL, học sinh được đặt vào vai trò của người thực hiện dự án và đối mặt với các vấn đề, nhiệm vụ hoặc câu hỏi thực tế mà các em cần giải quyết. Học sinh sẽ phải nghiên cứu, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và cuối cùng là thực hiện giải pháp.

Phương pháp Project-based learning (PBL) có những hiệu quả đáng kể đối với lớp học mà các bạn có kỹ năng chưa đồng đều:

  • Trong PBL, các nhóm học tập thường được phân chia dựa trên trình độ và kỹ năng của học sinh. Những học sinh có kỹ năng cao có thể được giao nhiệm vụ phức tạp hơn trong khi những học sinh có kỹ năng yếu có thể nhận nhiệm vụ đơn giản hơn. 
  • Mỗi nhóm bao gồm nhiều học sinh có kỹ năng khác nhau, và qua quá trình làm việc, các em có thể học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau. Điều này giúp hỗ trợ các học sinh kỹ năng yếu và tạo điều kiện cho các học sinh kỹ năng tốt hơn chia sẻ kiến thức và kỹ năng của mình.
  • Thông qua việc thực hiện dự án, học sinh sẽ phải tìm hiểu và giải quyết các vấn đề thực tế. Nhờ đó, các em được cải thiện kỹ năng và vốn hiểu biết của mình.

10. Lồng ghép trò chơi

Phương pháp dạy học với lớp học mà các bạn kỹ năng chưa đồng đều
Phương pháp dạy học với lớp học mà các bạn kỹ năng chưa đồng đều

Trò chơi tiếng Anh là một hoạt động không thể thiếu trong bất kỳ lớp học nào. Có rất nhiều trò chơi với độ khó khác nhau, do đó thầy cô cần lựa chọn trò chơi phù hợp với quy mô lớp học và khả năng của học sinh. Dưới đây là một số gợi ý trò chơi dạy tiếng Anh cho lớp học mà các bạn có kỹ năng không đồng đều:

Trò chơiCách chơi
Picture Flashcards (Thẻ hình ảnh)Chuẩn bị một bộ thẻ hình ảnh tương ứng với các từ vựng tiếng Anh. Trình chiếu từng thẻ và yêu cầu học sinh miêu tả hình ảnh bằng tiếng Anh. Các học sinh có kỹ năng chưa tốt có thể sử dụng từ ngữ đơn giản hơn, trong khi các học sinh có kỹ năng cao hơn có thể mô tả chi tiết hơn.
Vocabulary Games (Trò chơi từ vựng)Sử dụng các trò chơi từ vựng như Bingo, Flashcard Race, Matching Game, hoặc Hangman để ôn và mở rộng từ vựng tiếng Anh. Điều chỉnh mức độ khó dựa trên kỹ năng của từng học sinh. Phần này cho phép các học sinh có kỹ năng khác nhau đều có thể tham gia.
Story Chain (Nối câu chuyện)Bắt đầu bằng một câu tiếng Anh đơn giản. Học sinh tiếp theo phải thêm vào một câu tiếp theo để xây dựng câu chuyện. Trò chơi này khuyến khích sự sáng tạo và khả năng sắp xếp ý tưởng theo trình tự logic.
Trò chơi với lớp học mà các bạn kỹ năng chưa đồng đều

Mục tiêu của trò chơi là tạo ra một môi trường học tập vui vẻ và khuyến khích các học sinh cùng nhau học hỏi. Tuy nhiên, thầy cô cần đảm bảo rằng các hoạt động được thiết kế để phù hợp với khả năng của từng học sinh và tạo cơ hội cho học sinh tiếp xúc với tiếng Anh nhiều nhất có thể.

Tổng kết

Trên đây là gợi ý 10 phương pháp dạy học với lớp học mà các bạn kỹ năng chưa đồng đều. Đối với lớp học có sự chênh lệch về kỹ năng, thầy cô cần dành nhiều thời gian hơn và lựa chọn những phương pháp giảng dạy phù hợp. Thầy cô đừng quên áp dụng những ý tưởng mà FLYER đã gợi ý nhé!

Ba mẹ mong muốn con rinh chứng chỉ Cambridge, TOEFL Primary,…?

Tham khảo ngay gói luyện thi tiếng Anh trên Phòng thi ảo FLYER – Con giỏi tiếng Anh tự nhiên, không gượng ép!

✅ Truy cập 1700+ đề thi thử & bài luyện tập mọi cấp độ Cambridge, TOEFL, IOE, thi vào chuyênm,,,

Học hiệu quả mà vui với tính năng mô phỏng game độc đáo như thách đấu bạn bè, games từ vựng, quizzes,…

✅ Chấm, chữa bài luyện Nói chi tiết với AI Speaking

Theo sát tiến độ học của con với bài kiểm tra trình độ định kỳ, báo cáo học tập, app phụ huynh riêng

Tặng con môi trường luyện thi tiếng Anh ảo, chuẩn bản ngữ chỉ chưa đến 1,000VNĐ/ngày!

Xem thêm

Comments

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Phương Thảo
Phương Thảo
Your second life begins when you realize you only have one.

Related Posts