Phương pháp TPR – cách dạy từ vựng hiệu quả được phát triển bởi giáo sư James Asher vào những năm 1960. TPR đã được ứng dụng rộng rãi không chỉ trong giảng dạy từ vựng tiếng Anh mà còn trong một số bối cảnh học tập khác như dạy kỹ năng xã hội hoặc hoạt động thể chất. Vậy thì, thực chất TPR là gì? Vì sao TPR được nhiều giáo viên khuyến khích sử dụng để giảng dạy tiếng Anh? Bài viết này của FLYER sẽ giúp thầy cô giải đáp mọi băn khoăn về phương pháp giảng dạy hay ho này nhé.
1. Phương pháp TPR là gì?
Phương pháp TPR viết tắt của cụm từ Total Physical Response (Phản xạ cơ thể toàn phần), là một cách dạy từ vựng hiệu quả dựa trên sự phối hợp giữa lời nói và hành động. Ở đó, học sinh thực hiện những chuyển động, cử chỉ, âm thanh nhằm mô phỏng lại từ vựng trong khi lặp lại từ vựng đó bằng lời; hoặc nghe và phản ứng với các mệnh lệnh bằng hành động kèm lời nói.
Ví dụ:
- Khi dạy từ “hello” (xin chào), học sinh thực hiện hành động vẫy tay chào đồng thời lặp lại từ “hello” giống như giáo viên vừa thực hiện.
- Khi giáo viên hỏi: What animal swims? (Loài vật nào biết bơi?), học sinh trả lời “fish”, đồng thời thực hiện hành động bơi.
Minh họa phương pháp TPR trong dạy từ vựng tiếng Anh (Phút thứ 3:43 – Vui lòng bật tính năng dịch tự động nếu cần)
Ở Việt Nam, một số trung tâm ngôn ngữ như ILA, VUS, TESOL Simple Education đã và đang ứng dụng phương pháp TPR trong lớp học.
2. Tại sao phương pháp TPR có hiệu quả?
Trước tiên, phương pháp TPR hoạt động dựa trên 3 yếu tố:
- Quan sát
- Nghe
- Bắt chước
Đây cũng chính là cách trẻ em học ngôn ngữ mẹ đẻ của mình trước khi biết nói từ đầu tiên. Bằng cách biến hành động thành lời nói, học sinh sẽ dễ dàng hiểu được ý nghĩa của một từ vựng và rồi cất tiếng nói (dựa theo Thuyết Đầu Vào – Comprehensible input).
Thứ hai, TPR có sự tham gia của 3 phương pháp học tập khác, đó là:
- Visual (Thị giác)
- Auditory (Thính giác)
- Kinaesthetic (Động học)
Sự kết hợp của 3 phương pháp trên kích thích cả hai bán cầu não hoạt động. Trong quá trình thực hiện hành động (động học), bán cầu não trái sẽ quan sát, phân tích trong khi bán cầu não phải tiếp nhận thông tin và thực hành. Qua đó giúp học sinh ghi nhớ ngôn ngữ nhanh hơn so với việc chỉ ngồi một chỗ và nghe một cách thụ động.
Thứ ba, phương pháp TPR chịu ảnh hưởng của lý thuyết tâm lý học hành vi, trong đó học tập được coi là kết quả của việc thực hành và phản ứng đối với các kích thích. Trong trường hợp này, học sinh phản ứng với ngôn ngữ bằng sự kết hợp giữa lời nói và hành động minh họa.
3. Đối tượng phù hợp nhất để sử dụng phương pháp TPR
Dựa vào cơ sở lý luận bên trên, phương pháp TPR phù hợp nhất với đối tượng trẻ em. Tuy nhiên trên thực tế, kỹ thuật giảng dạy này được ứng dụng phổ biến trong các lớp học hướng đến những học viên nhỏ tuổi và cả lớp học dành cho người trưởng thành (thường ở trình độ mới bắt đầu). Trong những lớp học này, việc ứng dụng TPR có thể đơn giản như thể đang chơi trò chơi làm theo mệnh lệnh, chẳng hạn như “let’s wave” (hãy vẫy chào) hoặc “show me your hands” (cho tôi thấy đôi tay của bạn). Phương pháp này không chỉ đáp ứng được tâm lý lứa tuổi của trẻ em mà còn mang đầy tính sáng tạo và thú vị, giúp người học mới dễ dàng tiếp cận với tiếng Anh hơn.
Những nguồn thông tin uy tín cho hay, trẻ em từ 3 – 6 tuổi rất tò mò và tích cực khám phá thế giới xung quanh thông qua sự tiếp xúc cảm giác và vận động. Đây cũng là giai đoạn trẻ phát triển ngôn ngữ rất nhanh; ngoài ra các em cũng có thể dễ dàng hát theo giáo viên trong một bài hát có sự kết hợp giữa chuyển động và ngôn ngữ.
4. Ứng dụng phương pháp TPR – cách dạy từ vựng hiệu quả trong lớp học
Khi dạy từ tiếng Anh, giáo viên sẽ đóng vai trò là người thiết kế hành động/ âm thanh mô phỏng từ vựng.
4.1. Chuẩn bị trước khi lên lớp
Bước 1: Giáo viên chuẩn bị các slides hoặc flashcards từ vựng phù hợp với trình độ của học sinh và chủ đề bài học. |
Bước 2: Giáo viên tự kiểm tra và luyện phát âm thật chuẩn, tránh việc dạy phát âm sai sẽ cản trở quá trình học tiếng Anh của các em sau này. |
Bước 3: Giáo viên đứng trước gương và mô phỏng từ vựng bằng cử chỉ, hành động hoặc âm thanh. Hoặc, thầy cô tự tìm và chuẩn bị tư liệu hình ảnh, video, âm thanh. |
Bước 4: Chuẩn bị trước 1 – 2 hoạt động khác để ôn tập từ mới. |
Bước 5: Chuẩn bị một năng lượng tích cực, tinh thần vui vẻ và không ngại ngùng. |
4.2. Ứng dụng phương pháp TPR trên lớp
TPR không đơn thuần chỉ là việc học sinh lặp lại từ và bắt chước hành động của giáo viên. Thay vào đó, thầy cô cần khuyến khích các em liên tục tham gia vào quá trình học từ bằng cách đặt câu hỏi để khơi gợi sự liên tưởng và gia tăng phản xạ tiếng Anh cho học sinh.
5 bước ứng dụng phương pháp TPR trong lớp học:
Bước 1: Mở slides/ flashcards đã chuẩn bị, giới thiệu bài học hôm nay. |
Bước 2: Lần lượt chỉ vào từng hình ảnh, đọc từ và thực hiện động tác kèm theo nhằm giúp học sinh hiểu nghĩa của từ mới. |
Bước 3: Lần này, học sinh sẽ cùng giáo viên đọc từ và thực hiện động tác kèm theo. |
Bước 4: Giáo viên chỉ vào hình ảnh, học sinh tự đọc từ và thực hiện động tác. |
Bước 5: Giáo viên đặt những câu hỏi liên quan đến từ vựng, học sinh nghe và thực hiện động tác để trả lời câu hỏi. |
Ví dụ:
Dạy từ “cat” (con mèo):
- Bước 1: Thầy cô giới thiệu về chủ đề bài học và chiếu slide hình ảnh con mèo kèm từ “cat” nhằm giúp học sinh hiểu rằng “cat” có nghĩa là “con mèo”.
- Bước 2: Thầy cô phát âm từ “cat” chuẩn, to và rõ ràng, đồng thời đọc nghĩa tiếng Việt và yêu cầu học sinh đọc theo.
- Bước 3: Thầy cô phát âm từ “cat”, thực hiện động tác giống con mèo và yêu cầu học sinh quan sát, lắng nghe. Sau đó, học sinh bắt chước theo hành động của thầy cô trong khi đọc to từ vựng.
- Bước 4: Thầy cô đặt câu hỏi liên tưởng hoặc những mệnh lệnh đơn giản: “Now, the cat…” (Rồi, con mèo thì….), đồng thời đưa tay lên tai để mô phỏng động tác đang lắng nghe. Lúc này, học sinh sẽ hiểu rằng phải bắt chước tiếng mèo kêu. Nếu học sinh chưa hiểu rõ động tác của giáo viên thì cần hướng dẫn và cùng học sinh thực hành cho đến khi các em tự động thực hiện được động tác ngay khi nhắc đến từ mới. Đây chính là “phản xạ”.
Thầy cô có thể đặt bất kỳ câu hỏi nào gợi đến hình ảnh từ vựng cần giảng dạy. Điều quan trọng là phải có hành động minh họa đi kèm trong khi nói.
- Bước 5: Giáo viên lần lượt chỉ vào hình ảnh và yêu cầu học sinh lặp lại từ kèm hành động minh họa nhằm ôn tập toàn bộ từ vừa học.
- Bước 6: Ôn tập từ vựng một lần nữa thông qua các hoạt động, trò chơi như đoán từ qua hành động, nghe và thực hiện hành động mô phỏng,…
Các bước trên có thể được biến tấu hoặc đảo vị trí tùy vào cách giảng dạy của từng giáo viên sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, giáo viên nên kê bàn ghế thành một vòng tròn lớn để mở rộng phạm vi quan sát cho học sinh nếu có thể nhằm giúp các em nhìn rõ từng hành động của giáo viên.
Hướng dẫn chi tiết phương pháp TPR – cách dạy từ vựng hiệu quả trong lớp học:
Mô phỏng phương pháp TPR tại TESOL Simple Education:
*Mẹo: Trường hợp thầy cô cảm thấy lúng túng khi giải thích về cách vận hành của phương pháp này cho học sinh, hãy bắt đầu lớp học bằng một video bài hát TPR. Với âm nhạc và hình ảnh trước mắt, học sinh sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với phương pháp học tập mới.
Bài hát ứng dụng TPR cho học sinh:
Nghiên cứu về các bước ứng dụng TPR trong thực tế tại Indonesia:
4.3. Ứng dụng phương pháp TPR khi dạy học trực tuyến
Trên một không gian học tập ảo, phương pháp TPR vẫn có “đất” để phát huy công dụng của nó, với điều kiện rằng người tham gia phải bật camera.
Đối tượng dạy | Gợi ý phương pháp |
---|---|
Dạy 1:1 | Thầy cô có thể đảo vai trò trong lớp học ảo: Học sinh là người nói và thiết kế hành động – Giáo viên làm theo. => Giúp trẻ cảm thấy bản thân đang có vai trò to lớn và được tự ý đưa ra quyết định. |
Dạy nhóm | Thầy cô bật một bài hát đếm số, học sinh sử dụng ngón tay để chỉ ra con số thích hợp dựa theo lời bài hát. Trong khi đó, giáo viên cùng các em hát theo thật vui vẻ. |
Kỹ thuật ứng dụng TPR cho lớp học trực tuyến (Phút thứ 6:27 – Vui lòng bật tính năng dịch tự động nếu cần):
4.4. Lưu ý khi ứng dụng phương pháp TPR
Phương pháp TPR – cách dạy từ vựng hiệu quả sẽ đạt kết quả cao nhất nếu đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Không dài quá 20 phút.
- Mỗi từ được lặp lại ít nhất 3 – 5 lần.
- Các hành động mô phỏng diễn ra nhanh, mạnh, dứt khoát, tích cực.
- Từ vựng và khẩu lệnh đơn giản, ngắn gọn.
- Phù hợp nhất với trẻ em và người mới bắt đầu học tiếng Anh.
- Kết hợp với phương pháp học tập khác để tối ưu hiệu quả của TPR, ví dụ như: Communicative Language Teaching (CLT – Giảng dạy Giao tiếp), Storytelling (Kể chuyện), Gamification (Game hóa),…
5. Kết hợp phương pháp TPR với phương pháp học tập khác để dạy từ vựng hiệu quả
Phương pháp TPR có hiệu quả đáng kể trong việc giúp học sinh hiểu và ghi nhớ từ vựng. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của việc học từ tiếng Anh đó là ứng dụng vào đời sống, và TPR chưa thể thực hiện được điều này một mình. Do vậy, giáo viên cần kết hợp TPR với các phương pháp học tập khác nhằm đưa từ vựng vào bối cảnh nhất định.
5.1. Phương pháp CLT + TPR
CLT (Communicative Language Teaching – Giảng dạy Giao Tiếp) khuyến khích học sinh sử dụng từ mới để giao tiếp và trao đổi thông tin. Sau khi học sinh đã nắm vững từ vựng thông qua TPR, CLT có thể được sử dụng để học sinh thực hành giao tiếp trong các tình huống thực tế.
Ví dụ:
Tình huống giả định: Mua sắm.
Ứng dụng TPR: thực hiện các hành động, câu hỏi, âm thanh để dạy các từ/ cụm từ liên quan đến mua sắm.
- “How much is this?” (Món đồ này bao nhiêu tiền?): Giáo viên nói và chỉ vào một vật bất kỳ trong lớp.
- “I’d like to buy this.” (Tôi muốn mua món đồ này.): Giáo viên nói và cầm đồ vật, ra hiệu bằng tay ngỏ ý muốn thanh toán.
- “Can I get a discount?” (Tôi có được giảm giá không?): Giáo viên nói và làm động tác mặc cả.
Ứng dụng CLT: Giáo viên yêu cầu học sinh tạo dựng tình huống mô phỏng gồm các nhân vật: Người bán và người mua. Nhiệm vụ của người mua là chọn một món đồ, hỏi giá, mặc cả và thanh toán.
Giáo viên phản hồi và sửa lỗi.
5.2. Phương pháp TBLT + TPR
TBLT (Task-based Language Teaching – Dạy theo nhiệm vụ) tập trung vận dụng tiếng Anh thông qua một nhiệm vụ cụ thể gắn liền với thực tế.
Ví dụ:
Nhiệm vụ: Gọi món tại nhà hàng.
Ứng dụng TPR: Thầy cô giới thiệu từ vựng/ cụm từ liên quan. Học sinh quan sát, nghe và lặp lại hành động tương ứng.
- “Order food” (Gọi món): Giáo viên nói và thực hiện động tác cầm thực đơn.
- “Choose a dish” (Chọn món): Giáo viên nói và chỉ vào hình ảnh món ăn trên bảng hoặc trong thực đơn.
- “Ask for the bill” (Gọi thanh toán): Giáo viên giả vờ gọi nhân viên phục vụ và nói: “May I have the bill please?”
Ứng dụng TBLT: Học viên đóng vai làm khách hàng và nhân viên phục vụ. Nhiệm vụ của khách hàng là chọn món, gọi món và gọi thanh toán.
5.3. Phương pháp TPR + “Game hóa”
Để giúp lớp học tiếng Anh càng trở nên sôi động và thu hút học sinh tham gia, thầy cô hãy thử kết hợp TPR với phương pháp “game hóa”. Tức là bổ sung thêm các yếu tố như phần thưởng, thử thách, tính điểm,… nhằm tăng mức độ hấp dẫn cho các hoạt động TPR.
Ví dụ:
Chuẩn bị:
- Tạo một bảng xếp hạng trên bảng lớp hoặc trong một ứng dụng.
- Học sinh nhận được điểm hoặc huy hiệu cho mỗi hành động thực hiện đúng theo yêu cầu của giáo viên.
Tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện các hành động TPR như “Jump up” (Nhảy lên), “Clap twice,” (Vỗ tay 2 cái) hoặc “Spin around to the right” (Xoay vòng sang bên phải)
- Học sinh nào thực hiện đúng sẽ được cộng điểm và bảng xếp hạng sẽ cập nhật theo thời gian thực.
- Tạo ra các mức phần thưởng như: sau khi đạt được 50 điểm, học sinh có thể nhận được một huy hiệu hoặc quyền ưu tiên nào đó trong lớp.
Các yếu tố game hóa cũng có thể ứng dụng trong lớp học ảo cùng với TPR. Bên cạnh nền tảng học online như Zoom hay Google Meet, thầy cô cần những nền tảng học tập – giảng dạy linh hoạt và sáng tạo nhằm hỗ trợ tạo ra các hoạt động game hóa. FLYER School là một trong những nền tảng có thể đáp ứng những yêu cầu này với những tính năng nổi bật như Tạo quiz, Chấm điểm bài Nói/ Viết, Xếp hạng,…
Hướng dẫn tính năng Tạo quiz trên FLYER:
6. Vì sao nên ứng dụng phương pháp TPR để dạy từ vựng?
TPR hiệu quả với cả lớp học online và offline. Có nhiều lý do để thầy cô quyết định sử dụng cách dạy từ vựng hiệu quả này.
- TPR giống như một hoạt động tương tác giúp khuấy động không khí lớp học và thu hút học sinh tham gia.
- TPR giúp hầu hết các đối tượng học sinh, đặc biệt là trẻ em và người mới bắt đầu ghi nhớ từ mới dễ dàng hơn bằng việc đưa ngôn ngữ và người học vào một bối cảnh nhất định.
- TPR giúp học sinh tự tin và phản xạ nhanh hơn bằng việc vận động toàn bộ cơ thể.
- Ứng dụng TPR rất đơn giản và không đòi hỏi cầu kỳ.
- TPR thúc đẩy khả năng sáng tạo cho cả thầy cô và học sinh.
- TPR phù hợp với nhiều mô hình lớp học từ nhỏ đến lớn.
7. Điểm hạn chế của phương pháp TPR?
Mặc dù phương pháp TPR có nhiều ưu điểm nổi trội, đặc biệt là với người học trẻ em và mới bắt đầu. Tuy nhiên cũng có một số điểm hạn chế sau:
- Giới hạn về mặt nội dung: TPR chỉ phù hợp với những từ vựng/ cụm từ đơn giản, khó áp dụng với những khái niệm trừu tượng.
- Phụ thuộc vào giáo viên: TPR đòi hỏi giáo viên phải là người có năng lượng tích cực và kỹ năng quản lý lớp học tốt để đảm bảo học sinh tham gia liên tục.
- Không phát triển mọi khía cạnh của tiếng Anh: TPR tập trung vào việc tiếp thu ngôn ngữ bằng lời nói, và ít chú trọng vào phát triển kỹ năng nói và viết.
- Không phù hợp với mọi đối tượng học: Các hoạt động TPR có xu hướng đơn giản, chỉ phù hợp với trẻ em và người mới bắt đầu.
- Gây ra sự tham gia miễn cưỡng: Một vài học sinh có thể không cảm thấy thoải mái trong việc hiểu ngôn ngữ bằng hành động, hoặc các em đã quen với việc “ngồi” học thay vì “đứng” học.
Nói cách khác, TPR chỉ là một “mảnh ghép” trong một chương trình học tiếng Anh toàn diện với những hoạt động tương tác đơn giản bằng lời nói và ngôn ngữ cơ thể.
8. Khi nào nên sử dụng phương pháp TPR?
Bởi những điểm hạn chế FLYER đã điểm bên trên, thầy cô cần chọn thời điểm và lọc nội dung để phương pháp TPR phát huy công dụng. TPR hoạt động tốt nhất khi:
- Dạy về danh từ chỉ vật: Những danh từ như “house” (ngôi nhà), “flower” (bông hoa), “smile” (nụ cười), “snake” (con rắn)… có thể được diễn giải bằng những chuyển động linh hoạt của cơ thể.
- Dạy về động từ: Sử dụng chính những hành động để dạy về động từ là cách dạy rất thực tế và có hiệu quả cao. Chẳng hạn như “write” (viết), “read” (đọc), “drink” (uống),…
- Tạo không khí học tập năng động: Với những mệnh lệnh đơn giản và sự kết hợp giữa lời nói và hành động, TPR hỗ trợ thầy cô tạo ra một môi trường học tập tích cực và thú vị hơn.
- Kể chuyện: Thay vì chỉ dạy những từ đơn lẻ, thầy cô có thể lồng ghép các từ mới vào một câu chuyện có cốt truyện và nhân vật. Chẳng hạn như: One morning, the cat chased a mouse across the yard. (Một buổi sáng nọ, chú mèo rượt đuổi theo một con chuột băng qua sân nhà.)
- Hỗ trợ phát triển kỹ năng nghe hiểu và phản xạ nhanh: TPR hoạt động dựa trên sự quan sát, lắng nghe và phản ứng lại ngôn ngữ, giúp học sinh phát triển kỹ năng nghe hiểu một cách tự nhiên.
Vậy, khi nào không nên sử dụng phương pháp TPR?
Phương pháp TPR không phải là một lựa chọn tốt trong những tình huống:
- Dạy ngữ pháp hoặc các khái niệm trừu tượng.
- Phát triển kỹ năng viết hoặc đọc cho học sinh.
- Dạy tiếng Anh cho học sinh lớn hoặc người trưởng thành.
- Dạy lớp học quá đông hoặc thiếu không gian.
- Cần dạy học trong môi trường tập trung, yên tĩnh.
- Dạy học sinh đã quá quen với phương pháp học tập truyền thống và không có sự chuẩn bị trước cho một cách thức học tập mới.
9. Câu hỏi thường gặp về phương pháp TPR
Câu trả lời là Có. Mặc dù một số người trưởng thành cảm thấy ngại ngùng với những hoạt động của TPR, phương pháp này vẫn phát huy tác dụng trong một vài tình huống cụ thể, chẳng hạn như trong một buổi workshop tiếng Anh, họp mặt công ty hoặc ngoại khóa.
Phương pháp TPR hoạt động dựa trên 3 bước cốt lõi sau:
Giáo viên đưa ra chỉ dẫn bằng lời kết hợp với hành động: Giáo viên sử dụng các mệnh lệnh hoặc hướng dẫn ngắn gọn kết hợp với hành động minh họa. Ví dụ: Giáo viên nói: “Stand up, please” và đồng thời đứng lên để minh họa.
Học sinh phản hồi bằng cách làm theo hành động của giáo viên: Ở bước này, học sinh chủ yếu tập trung nghe và quan sát thay vì áp lực phải nói được từ mới ngay lập tức.
Học sinh lặp lại hành động và cất tiếng nói: Học sinh lặp lại các hành động nhiều lần, đồng thời phát âm từ để ghi nhớ từ vựng đó.
Câu trả lời là Có. TPR vẫn có tiềm năng lớn trong tương lai, đặc biệt khi nó được áp dụng đúng cách trong bối cảnh hiện tại. Sau đây là một số lý do tại sao TPR có thể tiếp tục có chỗ đứng trong nhiều năm tới:
– Khả năng tương tác cao: TPR tận dụng sự tương tác giữa lời nói và hành động, giữa giáo viên và học sinh để hiểu và nhớ từ. Nói cách khác, TPR là một phương pháp học tập thực hành, chủ động.
– Phát triển sự tự tin: Không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi chuyển động cơ thể. Người làm được điều này khi học theo TPR sẽ vượt qua rào cản của bản thân và cảm thấy tự tin hơn.
– Sử dụng công nghệ: TPR dễ dàng kết hợp với video giáo dục, ứng dụng di động, thực thế ảo (VR) hoặc những trò chơi trực tuyến.
– Phù hợp với người đặc biệt: TPR có thể được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thể chất của người học.
10. Tham gia khóa học TESOL 100 giờ/ 120 giờ nâng cao kỹ năng dạy tiếng Anh cho giáo viên
Khóa học TESOL 100 giờ và 120 giờ tại TESOL Simple Education mang đến cho giáo viên cơ hội trải nghiệm nhiều phương pháp giảng dạy tiếng Anh hiệu quả, giúp bạn nâng cao kỹ năng, chất lượng giảng dạy và đáp ứng nhu cầu tuyển dụng giáo viên ngày càng cao. Với nội dung đào tạo được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi trainer là thạc sĩ, đặc biệt là phần thực hành chiếm 70% tổng thời lượng khóa học để học viên có thể ứng dụng các kiến thức được học vào trường hợp thực tế một cách linh động và thuần thục.
Bên cạnh đó, khóa học không chỉ giới thiệu những phương pháp khoa học trong việc dạy kỹ năng nghe, nói, đọc, viết mà còn giúp giáo viên nắm vững cách áp dụng các phương pháp dạy từ vựng như TPR (Total Physical Response), Phonics, Dictation, Repeat & Shadow, Reading Comprehension, Inductive, Deductive, Communicative, Scaffolding,…
Không dừng lại ở đó, các thầy cô sẽ được trải nghiệm hơn 20 hoạt động giảng dạy sáng tạo, giúp tăng sự tương tác và ghi nhớ cho học sinh. Đội ngũ giảng viên là các Thạc sĩ giáo dục giàu kinh nghiệm, luôn tận tâm hỗ trợ và chia sẻ những bài học thực tiễn. Đặc biệt, giáo viên sẽ nhận được chứng chỉ TESOL quốc tế từ Madison School of Professional Development (Hoa Kỳ) và ALAP (Anh Quốc), mở ra nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp trong ngành giảng dạy.
Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một khóa học cấp chứng chỉ TESOL quốc tế, bạn có thể cân nhắc TESOL Simple Education – Trung tâm giảng dạy chứng chỉ TESOL uy tín, đã đào tạo và đồng hành hơn 4500 giáo viên tiếng Anh nhé!
11. Tổng kết
Phương pháp TPR là một cách dạy từ vựng hiệu quả đã được ứng dụng ở quá khứ, hiện tại và cả tương lai. TPR chú trọng kết hợp lời nói với hành động nhằm giải thích một khái niệm đơn giản. Việc học tiếng Anh thông qua đó trở nên thú vị và hấp dẫn hơn, đồng thời giúp học sinh hiểu và nhớ từ nhanh hơn. Tuy nhiên, phương pháp này cần chọn lọc đối tượng giảng dạy (trẻ em và người mới bắt đầu) cũng như lọc nội dung giảng dạy (từ vựng/ câu đơn giản thay vì các khái niệm trừu tượng và cấu trúc ngữ pháp phức tạp). Thầy cô cần chuẩn bị một tinh thần thoải mái, vui vẻ, tích cực để giúp lớp học trở thành một “sân chơi” thú vị nhất. FLYER chúc thầy cô thành công.
Thầy, cô quan tâm đến ứng dụng công nghệ vào giảng dạy tiếng Anh Cambridge, TOEFL, IOE,…?
FLYER SCHOOL đem đến trải nghiệm luyện thi tiếng Anh sinh động & đa tương tác với các tính năng học tập mô phỏng game!
✅ Tiết kiệm thời gian & chi phí soạn đề với 1700+ đề thi thử Cambridge, TOEFL, IOE, BGD,…
✅ Quản lý hàng ngàn học sinh hiệu quả, tối ưu & tự động với Trang Quản lý lớp
✅ Tính năng nổi bật: Theo dõi tiến độ học tập, giao bài tập online, tạo phòng thi ảo thi đua cho học sinh, tính năng Kiểm tra đầu vào, tạo bài luyện thi ngắn,…
✅ Chấm điểm Speaking với AI (tính năng mới!)
Giảng dạy tiếng Anh theo cách thú vị, hiệu quả hơn với Phòng thi ảo FLYER ngay hôm nay!
Để được tư vấn thêm, thầy/ cô vui lòng liên hệ với FLYER qua hotline 086.879.3188
>>> Xem thêm: