Cách sắp xếp câu trong tiếng Anh – Bật mí bộ quy tắc trật tự từ trong câu

“This year, I’m 23 old years” – Bạn có cảm thấy câu giới thiệu tuổi tác này hơi kỳ lạ không? Bạn đoán đúng rồi đấy, câu chính xác phải là “This year, I’m 23 years old”. Qua ví dụ trên bạn cũng đã thấy được tầm quan trọng của trật tự sắp xếp các từ trong câu. Chỉ cần bạn đặt sai vị trí các từ với nhau thì sẽ truyền đạt sai ý bản thân muốn diễn đạt, hoặc đôi khi là tạo thành các câu vô nghĩa. Do đó, đây là một kiến thức tiếng Anh nền tảng vô cùng quan trọng mà bạn không nên bỏ qua. Hãy theo dõi hết bài viết này để cùng FLYER tìm hiểu cách sắp xếp câu trong tiếng Anh nhé!

1. Các loại từ trong tiếng Anh

1.1. Các loại từ

1.1.1. Danh từ

Danh từ (noun) là những từ chỉ người, con vật, vật thể, sự việc, địa danh, khái niệm, hoạt động…

Ví dụ:

  • Family (gia đình)
  • Cat (con mèo)
  • Peace (hòa bình)
  • England (nước Anh) 

Cụm danh từ (noun phrase) là một nhóm từ được hình thành từ một danh từ chính và các thành phần bổ nghĩa (modifiers) cho nó. Các thành phần bổ nghĩa có thể đứng trước hoặc sau danh từ chính.

Ví dụ:

  • new table (cái bàn mới)
  • the little boy (cậu bé)
  • the house on the corner (ngôi nhà ở góc đường)

1.1.2. Đại từ

Đại từ (pronoun) là từ dùng thay thế cho danh từ hoặc cụm danh từ. 

Ví dụ:

  • We looked for Helen at her house, but she wasn’t there.

Chúng tôi đến nhà Helen tìm cô ấy, nhưng cô ấy không có ở đó.

  • Tell Lucy I miss her.

Nói với Lucy là tôi nhớ cô ấy.

1.1.3. Động từ

Động từ (verb) là những từ hay cụm từ dùng để chỉ hành động hoặc trạng thái của người, vật, sự việc…

Ví dụ:

  • run (chạy)
  • study (học)
  • surprise (ngạc nhiên)
  • look after (chăm sóc)
  • break up (kết thúc)

1.1.4. Tính từ

cách sắp xếp câu trong tiếng Anh
Vị trí của tính từ

Tính từ (adjectives) là những từ chỉ tính chất, trạng thái, đặc điểm của người, vật, sự việc…

Ví dụ:

  • old, new (cũ, mới)
  • intelligent (thông minh)
  • heavy (nặng)
  • black, white (đen,trắng)…

1.1.5. Trạng từ

Trạng từ (adverb) là những từ dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ, một cụm từ hay cho một trạng từ khác. Trạng từ có chức năng bổ sung nghĩa cho câu. Trạng từ thành một cụm trong câu gọi là trạng ngữ. Có các loại trạng từ như:

  • Trạng từ chỉ thời gian: immediately, now, recently, then, today, soon, two days ago,  yesterday … 
  • Trạng từ chỉ nơi chốn: around, at the airport, here, go home, upstairs…
  • Trạng từ chỉ cách thức: angrily, badly, carefully, fast, slowly, well…
  • Trạng từ chỉ tần suất: always, hardly, never, occasionally, often, sometimes…
  • Trạng từ chỉ mức độ: absolutely, almost, enough, nearly, quite, too, very …
  • Trạng từ nghi vấn (interrogative adverbs) dùng để đặt câu hỏi, luôn đứng đầu câu: how, what, where, why…
  • Trạng từ quan hệ (relative adverbs) dùng để nối danh từ hay đại từ với mệnh đề quan hệ: where, when, why.

1.1.6. Giới từ

Giới từ (preposition) là những từ hay cụm từ thường đứng trước danh từ, cụm danh từ hay đại từ để chỉ sự liên hệ giữa danh từ/ cụm danh từ/ đại từ này với các thành phần khác trong câu.

Ví dụ:

  • at (ở tại, vào lúc)
  • by (bên cạnh, gần)
  • for (cho, bởi vì, để)
  • in front of (trước, phí trước)
  • look for (tìm kiếm)

1.1.7. Liên từ

Liên từ (conjunction) là những từ hay cụm từ dùng để liên kết các từ, cụm từ, mệnh đề hoặc câu.

Ví dụ:

  • and (và)
  • but (nhưng)
  • when (khi)
  • as well as (cũng như)
  • even though (mặc dù)

1.1.8. Từ hạn định

Từ hạn định (determiner) đứng trước danh từ hoặc cụm danh từ trong một câu dùng để xác định người/vật/sự việc đang được đề cập. Một số loại từ hạn định:

  • Mạo từ: a/an, the
  • Từ hạn định chỉ định: this, that, these, those
  • Từ hạn định sở hữu: my, our, their, his, her…
  • Từ chỉ số lượng: few, little, many, much…
  • Số từ: one, two, three, first, second, third…
  • Từ hạn định nghi vấn: what, which, whose…
  • Từ hạn định chỉ sự khác biệt: other, another, the other…

1.2. Chức năng của các loại từ trong câu

Năm thành phần chính của cấu trúc câu:

1.2.1. Chủ ngữ (subject)

cách sắp xếp câu trong tiếng Anh
Cấu trúc câu cơ bản

Chủ ngữ là đơn vị thông tin đầu tiên của một câu, gồm từ hoặc cụm từ chỉ chủ thể chịu trách nhiệm cho hành động của động từ trong câu. Chủ ngữ thường đứng trước động từ.

  • Chủ ngữ có thể là danh từ hoặc cụm danh từ:

Ví dụ:

Mary eats apples every day.

Mary ăn táo mỗi ngày.

Music is a wonderful thing.

Âm nhạc là điều tuyệt vời.

Canada is a very big country.

Canada là đất nước rất lớn.

Spotted dogs are my favorite.

Tôi yêu thích những con chó đốm.

The person jumping up and down is my cousin. 

Người đang nhảy lên nhảy xuống là anh họ của tôi.

  • Chủ ngữ có thể là đại từ (pronoun)

Ví dụ:

Someone donated $500 to our charity.

Có người nào đó đã quyên góp $500 cho tổ chức từ thiện của chúng tôi.

I am afraid of mice.

Tôi sợ chuột.

Who wrote this letter? 

Ai đã viết lá thư này?

Ví dụ:

Reading is relaxing.

Đọc là thư giãn.

Smoking is not permitted in the restaurant.

Không được phép hút thuốc trong nhà hàng.

Ví dụ:

To wait seemed foolish when decisive action was required.

Chờ đợi có vẻ là khờ khi cần đến hành động kiên quyết.

To tell the truth is important.

Nói sự thật là quan trọng.

1.2.2. Động từ

Trong câu khẳng định, động từ là từ/cụm từ theo sau chủ ngữ diễn đạt hành động hoặc trạng thái của chủ ngữ trong câu.

Ví dụ :

  • Linda speaks three languages.

Linda nói được ba ngôn ngữ.

  • I feel scared.

Tôi cảm thấy sợ.

  • When the bus stops, passengers get out on the sidewalk.

Khi xe buýt dừng, hành khách bước xuống vỉa hè.

1.2.3. Bổ ngữ (complements)

Bổ ngữ có thể là từ hoặc cụm từ (danh từ, cụm danh từ, tính từ…) dùng để mô tả chủ ngữ hoặc tân ngữ. Trái với từ/cụm từ bổ nghĩa (modifiers) là thành phần không bắt buộc phải có trong câu, bổ ngữ (complements) rất quan trọng trong việc hoàn thành ý nghĩa của câu.

Ví dụ :

  • She is a nurse.

Cô ấy là một y tá. 

  • Nancy is a nice person

Nancy là một người tốt.

  • These cakes are delicious.

Những chiếc bánh này rất ngon.

  • My uniform is torn and dirty.

Đồng phục của tôi rách và bẩn.

1.2.4. Tân ngữ (objects)

Tân ngữ đứng sau động từ và hoàn chỉnh nghĩa cho động từ. Tân ngữ có thể là danh từ, cụm danh từ, đại từ, có thể động từ nguyên thể hoặc một danh động từ.

  • Tân ngữ trực tiếp (direct object): tân ngữ trực tiếp là con người, vật hoặc sự việc được tác động lên.  . 

Ví dụ:

Bill loves Clara

Bill yêu Clara.

Alice bought a new trench coat

Alice đã mua một chiếc áo khoác mới.

  • Tân ngữ gián tiếp (indirect object) là đối tượng nhận của tân ngữ trực tiếp, ở vị trí trước tân ngữ trực tiếp trong câu.

Ví dụ:

He gave her a sidelong glance. 

Anh ta liếc nhìn cô ấy.

The sun gave the garden a pocketful of sunshine.

Mặt trời mang đến cho khu vườn đầy ánh nắng.

1.2.5. Định ngữ (adjuncts)

Định ngữ là một trong những thành phần phụ của câu. Bạn cần phân biệt giữa bổ ngữ và định ngữ. Trong câu cần có bổ ngữ để hoàn tất ý nghĩa. Định ngữ thì không cần thiết, nó chỉ cung cấp thêm thông tin.

Định ngữ thường là trạng từ hoặc trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi với “how”, “when” “where”.

Ví dụ:

  • He wrote a book in his spare time. (When did he write a book?) 

Anh ấy đã viết một cuốn sách trong thời gian rảnh rỗi.

  • She told me the story quickly. (How did she tell the story?)

Cô ấy kể cho tôi nghe câu chuyện một cách nhanh chóng.

Đọc thêm về cấu trúc câu trong tiếng Anhcác loại câu trong tiếng Anh.

2. Cách sắp xếp câu trong tiếng Anh

2.1. Mẫu câu cơ bản (S+V, S+V+O)

Công thức:

Subject + Verb      

 (S + V) hay (Chủ ngữ + động từ)

Subject + Verb + Object   

  (S + V + O) hay (Chủ ngữ + động từ + tân ngữ)

Ví dụ:

  • Fishes / swim. 

  S       V

Cá bơi lội.

  • I / like / my job.

S  V       O

Tôi thích công việc của mình.

cách sắp xếp câu trong tiếng Anh
Cách sắp xếp câu trong tiếng Anh

Lưu ý: Động từ và tân ngữ luôn đi với nhau, thường bạn không đặt những từ khác vào giữa động từ và tân ngữ.

Ví dụ:

  • I like my job very much.
  • NOT: I like very much my job.

→ Hầu hết các câu đều tuân theo trật tự “S + V + O” cơ bản, tuy nhiên bạn có thể thêm các từ khác như tân ngữ gián tiếp, bổ ngữ, giới từ và trạng từ để thêm thông tin chi tiết cho câu.

2.2. Cách sắp xếp câu có định ngữ

Công thức 1:

Subject + Verb + Adjunct  

(S + V + A) 

Trong đó: “Adjunct” là định ngữ

Ví dụ:          

  • They / waited / outside for ages.

   S V A

Họ đã đợi bên ngoài lâu lắm rồi.

Công thức 2:

Subject + Verb + Object + Adjunct

    (S + V + O + A) 

Ví dụ:

  • We / took / a taxi / to the restaurant. 

 S     V      O     A  

Chúng tôi đón taxi đến nhà hàng.

  • I  / kept / a copy of the letter / on my desk.

S    V   O A

Tôi giữ một bản sao của bức thư trong bàn của tôi.

Công thức 3:

Subject + Linking verb + Adjunct    

Ví dụ:                        

The flowers / are / colorful.

S       LV   A

Những bông hoa đầy màu sắc.

Định ngữ cũng có thể đứng ở những vị trí khác trong câu: sau tân ngữ, ở đầu câu hoặc trước động từ. 

Ví dụ: 

  • Suddenly, it started to rain.

Thình lình trời bắt đầu mưa.

  • He quickly realised his mistake.

Anh ấy nhanh chóng nhận ra sai lầm của mình.

2.3. Cách sắp xếp câu có bổ ngữ

Công thức 1:

 Subject + Verb + Subject Complement 

(S + V + SC)

Trong đó: “Subject complement” là bổ ngữ.

Ví dụ: 

  • Sandy / is / my best friend.

   S    V        SC

Sandy là bạn thân nhất của tôi.

  • Your sister / looks / beautiful.

       S V   SC

Chị của bạn trông thật xinh đẹp.

Công thức 2:

Subject + Verb + Object + Object Complement

(S + V + O + OC)

Ví dụ:

  • I / find / him / intelligent.

S   V     O        OC

Tôi thấy anh ấy thông minh.

  • We / painted / the ceiling / blue.

  S       V             O         OC

Chúng tôi sơn trần nhà màu xanh lam.

Công thức 3:

Subject + Verb + Verb Complement

(S + V + VC)

Ví dụ:

  • I / need / a glass of water.

S   V VC

Tôi cần một ly nước.

  • I / hope / that you win this competition.

S   V         VC

Tôi hy vọng là bạn dành chiến thắng trong cuộc thi này.

2.4. Cách sắp xếp câu có tân ngữ

Công thức 1:

Subject + Verb + Direct object  

   (S + V + DO)

(IO: Tân ngữ gián tiếp;  DO: Tân ngữ trực tiếp)

Ví dụ:      

The teacher / questioned / his students.

S     V   DO

Thầy hỏi học sinh của mình.

Công thức 2:

Subject + Verb + Indirect object + Direct object  

(S + V + IO + DO)

Ví dụ:

  • The teacher / gave / the class / some homework.

    S V    IO    DO

Giáo viên cho cả lớp bài tập về nhà.

  • They / bought / their eldest daughter / a house.

  S V    IO          DO

Họ đã mua cho con gái lớn của họ một cái nhà.

Công thức 3:

Subject + Verb + Direct object + Preposition + Indirect object 

  (S + V + DO + Pre + IO)

Ví dụ:

  • He / gave / flowers / to / his mother.

 S     V       DO     P       IO

Anh ấy tặng hoa cho mẹ của mình.

  • Nick / bought / a new car / for / his wife.

  S        V     DO         P       IO

Nick đã mua một chiếc xe hơi mới cho vợ anh ấy.

2.5. Cách sắp xếp câu có trạng từ

Trạng từ thường đứng gần từ mà nó bổ ngữ như động từ, tính từ.

Ví dụ:

  • He never tells a lie.

Anh ấy không bao giờ nói dối.

  • He is a lazy boy.

Nó là một cậu bé lười biếng.

Khi có nhiều trạng từ trong câu, thường trật tự trạng từ sẽ như sau: 

TT chỉ cách thức → TT chỉ nơi chốn → TT chỉ tần suất → TT chỉ thời gian

Công thức 1:

Subject + Verb + Object + Adverb of place + Adverb of time

(Adv of place: trạng từ chỉ nơi chốn; Adv of time: trạng từ chỉ thời gian)

Ví dụ:

  • He  /meets / John / at the company / every day.

 S      V        O      Adv of place   Adv of time

Anh ấy gặp John ở công ty hàng ngày.

Bạn có thể dùng trạng từ chỉ thời gian ở đầu câu (ngoại trừ “earlyvà “late). 

Ví dụ:

  • Every Sunday he goes to the orphanage.

Mỗi chủ nhật anh ấy đến trại trẻ mồ côi.

Công thức 2:

Subject + Adverb of frequency + Verb 

(Adv of frequency: trạng từ chỉ tần suất)

Ví dụ:

  • I / never / smoke.

S  Adv     V

Tôi không bao giờ hút thuốc.

Công thức 3:

Subject + Verb + (Object) + Adverb of frequency 

Ví dụ:

  • The buses / go / every 10 minutes.

        S       V Adv

Xe buýt cứ 10 phút có một chuyến.

  • I / go / to school / every day.

S V O       Adv

Tôi đến trường mỗi ngày.

2.6. Cách sắp xếp câu có tính từ

Công thức 1:

Subject + Verb + Adjective   

             (S + V + Adj)

Ví dụ: 

  • They / seem / happy.

   S       V      Adj

Họ có vẻ hạnh phúc.

  • The teacher / is  / smart.

       S          V    Adj

Người thầy thông minh.

Công thức 2:

Tính từ thường đứng trước danh từ mà nó bổ nghĩa:

Subject + Verb + Adjective + Noun

Ví dụ:

  • King Francis / was / a hearty / king.

  S V       Adj      N

Vua Francis là một vị vua nồng hậu.

Khi có nhiều tính từ trong một câu, ta theo trật tự tính từ sau:

Opinion → Size → Age → Shape → Color → Origin → Material → Purpose or function  

Quan điểm Kích cỡ Tuổi Hình dáng Màu sắc Nguồn gốc Chất liệu Mục đích hoặc chức năng

Ví dụ:

  • The room is dark and cold.

Căn phòng tối và lạnh.

  • It’s a long, narrow, plastic brush.

Đó là một cái bàn chải dài, hẹp, bằng nhựa.

cách sắp xếp câu trong tiếng Anh
cách sắp xếp câu có tính từ trong tiếng Anh

2.7. Cách sắp xếp câu có giới từ

Công thức 1:

Subject + Verb + Object + Prepositional phrase 

Trong đó: “prepositional phrase” là cụm giới từ.

Ví dụ:

  • He / bought / a new Ipad / for his son.

 S       V          O                 P

Anh ấy mua cho con trai một cái Ipad mới.

  • I / fed / some popcorn / to the dog.

S  V          O                     P

Tôi cho con chó ăn bỏng ngô.

Những cụm giới từ chỉ thời gian và vị trí có thể ở đầu câu hoặc cuối câu.

Ví dụ:

  • He ate popcorn at the fair.
  • At the fair he ate popcorn.

Anh ấy đã ăn bỏng ngô ở hội chợ.

Công thức 2:

Subject + Verb + Preposition + Prepositional Object 

(S + V + P + PO)

Trong đó: “prepositional object” là tân ngữ của giới từ.

Ví dụ:

  •   She / was longing / for / Brian to invite her to the party.

   S           V       Pre           PO

Cô ấy mong được Brian mời cô ấy đi dự tiệc.

  • My dog / ran / into / the park.

   S      V   Pre   PO

Con chó của tôi chạy vào công viên.

2.8. Trật từ trong câu nghi vấn

Công thức 1:

Auxiliary verb/modal auxiliary + Subject + Verb ?

(A + S + V)

Auxiliary verb/modal auxiliary + Subject + Verb + Object ?

(A + S + V + O)

Trong đó: “auxiliary verb” là trợ động từ.

“Auxiliary verb” có thể thay đổi hình thức, nhưng “modal auxiliary” thì không :

Auxiliary verbs

Be

Do

Have

am

is

are 

was

were

being

been

does

do

did

has

have

had 

having

Modal auxiliaries

can

might

ought to

will

could

may

must

should 

shall

would

Ví dụ:

  • Can  / he / cook?

auxiliary  S    V

Anh ấy có thể nấu ăn không?

  • Does   / your dog / like / popcorn?

auxiliary      S         V         O

Con chó của bạn có thích bỏng ngô không?

Công thức 2:

Auxiliary + Subject + Auxiliary + Verb ?

Ví dụ: 

Has / the garden / been    / looked after while you were away?

auxiliary    S        auxiliary         V  

Khu vườn có được chăm sóc trong khi bạn đi vắng không?

Công thức 3:

Modal + Subject + auxiliary + auxiliary + verb ?

Ví dụ:

Should / we / have been / writing this down?

modal     S  auxiliary    V

Chúng ta có nên viết ra điều này không?

3. Bài tập về cách sắp xếp câu trong tiếng Anh

Bài tập 1: Trật tự từ trong những câu sau là đúng hay sai? Viết lại những câu sai.

1. Everybody enjoyed the party very much.

2. Sam walks every morning to work.

3. Diane doesn’t like very much football.

4. I drink three or four cups of coffee every morning.

5. Extremely, the dog was hungry.

6. She cooks always pizza.

7. I ate quickly my breakfast and went out.

8. I phoned Ben immediately after hearing the news.

9. Did you go late to bed last night?

10. Did you learn a lot of things at school today?

Bài tập 2: Viết thành câu từ những chữ đã cho:

1. always / early / Ben / arrive

2. basketball / I / play / often

3. her / very / likes / Dan / much

4. still / her / love / you / do / ?

5. They __ (for a long time / have lived / in the same house)

6. I __ (to the supermarket / every Friday / go)

7. Why __ ? (home / did you come / so late)

8. Susan __ (her children / takes / every day / to school)

9. I haven’t ___ (been / recently / to the cinema)

10. Please ___ (at the top of the page / your name / write)

Bài tập 3: Chọn câu đúng với trật từ từ:

1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

4. Tổng kết

Thông qua bài viết FLYER vừa chia sẻ, bạn đã trang bị được cho mình những kiến thức nền tảng về chức năng của một số từ loại trong câu và hiểu được lý do tại sao bạn phải đặt từng từ loại ở đúng vị trí của chúng, cũng như cách sắp xếp câu trong tiếng Anh thật chính xác. Bạn cũng đừng quên luyện tập thường xuyên để không bị nhầm lẫn cách sắp xếp các trật tự từ trong câu nhé.

Để việc học tập và ôn luyện tiếng Anh trở nên thú vị hơn, mời bạn ghé thăm Phòng luyện thi ảo FLYER để được trải nghiệm ngay hình thức học tiếng Anh với các tính năng mô phỏng game hấp dẫn và đồ họa sinh động hoàn toàn mới lạ. Bên cạnh đó, vô số bộ đề thi đa dạng chủ đề được cập nhật liên tục từ FLYER sẽ giúp bạn ôn lại những kiến thức quan trọng tốt hơn đó! 

Bạn cũng có thể tham gia ngay nhóm Luyện Thi Cambridge & TOEFL cùng FLYER để cập nhật những kiến thức và tài liệu tiếng Anh mới nhất đấy! 

>>>Xem thêm

Comments

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
app phụ huynh
Mai Duy Anh
Mai Duy Anhhttps://flyer.vn/
Tốt nghiệp đại học FPT với chứng chỉ TOEFL 100. Từng làm sáng tạo nội dung hoàn toàn bằng tiếng Anh cho thương hiệu thời trang đến từ Pháp: Yvette LIBBY N'guyen Paris và Công ty TNHH Âm Nhạc Yamaha Việt Nam. Mục tiêu của tôi là sáng tạo ra những nội dung mang kiến thức về tiếng Anh độc đáo, bổ ích nhưng cũng thật gần gũi và dễ hiểu cho nhiều đối tượng người đọc khác nhau.

Related Posts