Động lực chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo học sinh duy trì sự hăng say và khát khao học hỏi mỗi ngày. Tuy nhiên, duy trì động lực học có thể trở nên khá thách thức đối với nhiều giáo viên. Trong bài viết này, mời thầy cô cùng FLYER tìm hiểu 3 phương pháp tăng động lực học cho học sinh, giúp các em học tập hiệu quả hơn.
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của học sinh
Trước khi tìm hiểu về 3 phương pháp tăng động lực học cho học sinh, mời thầy cô xem xét một số yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến nguồn động lực này. Nhận biết và hiểu rõ những nhân tố ảnh hưởng có thể giúp giáo viên áp dụng phương pháp phù hợp.
- Môi trường học tập: Môi trường học tập bao gồm trường học và không gian học tập tại nhà. Một môi trường thoải mái, sạch sẽ, có tài liệu học tập phong phú sẽ khuyến khích học sinh học tập hiệu quả hơn.
- Mục tiêu học tập: Học sinh cần có mục tiêu rõ ràng để biết bản thân đang học để đạt được điều gì. Mục tiêu này giúp các em thấy có ý nghĩa hơn trong quá trình học tập.
- Sự ủng hộ từ phụ huynh và giáo viên: Sự khích lệ, quan tâm từ phụ huynh sẽ thúc đẩy động lực học tập của học sinh từ bên trong. Giáo viên có trách nhiệm tạo ra môi trường học tập tích cực, khuyến khích và hỗ trợ học sinh để các em đạt được mục tiêu học tập của mình. Phụ huynh có trách nhiệm kết nối với nhà trường để theo dõi quá trình học tập của con em mình, kịp thời khích lệ, đôn đốc con khi ở nhà.
2. 3 Phương pháp tăng động lực học cho học sinh
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng học sinh sẽ ở trạng thái tốt nhất khi các em có động lực và hứng thú với việc học của mình. Vậy làm thế nào để các em luôn ở trạng thái này? Thầy Alejandro Diasgranados (giáo viên tiểu học ở Quận Columbia) và cô Ann Stiltner (giáo viên giáo dục đặc biệt ở trường trung học ở Hamden, Conn) đã chia sẻ một số phương pháp tăng động lực học cho học sinh trên diễn đàn trực tuyến EdWeek vào đầu tháng 9 năm 2023. Dưới đây là tóm tắt nội dung thảo luận và 3 phương pháp tăng động lực học cho học sinh được rút ra.
Thầy cô có thể tìm hiểu chi tiết buổi chia sẻ trong video:
2.1. Cho học sinh quyền tự chủ
Nội dung thảo luận
Đầu tiên, cô Stiltner cho biết học sinh tham gia tích cực hơn vào việc học khi các em cảm thấy có quyền tự chủ trong lớp. Đầu năm học, cô cho học sinh cùng soạn một bản nội quy. Cả lớp bắt đầu bằng cách thảo luận về lớp học tuyệt vời nhất mà các em từng học: Lớp học đó trông như thế nào? Cô giáo đã cư xử với học sinh ra sao? Sau đó, học sinh sử dụng những giá trị này để hình dung ra hình ảnh lớp học mà các em mong muốn.
Trong lớp học tiếng Anh, cô giáo Stiltner cho học sinh bình chọn về cuốn sách mà cả lớp sẽ cùng đọc. Ngoài ra cô cũng cho học sinh được tự chủ trong những việc nhỏ hơn như: Nếu học sinh cần bút để viết, cô sẽ cho các em lựa chọn bút mực hoặc bút chì. Cô nói: “Ở những tình huống có thể, tôi các em sự lựa chọn. Đối với tôi, điều duy nhất không phải là sự lựa chọn mà còn là sự an toàn, tôn trọng và học hỏi”, cô còn bổ sung thêm rằng cô vẫn sắp xếp các lựa sao cho hợp lý với tình hình lớp học.
Thầy Diasgranados cho biết việc để học sinh đưa ra quyết định bất cứ khi nào có thể (cho dù đó là việc riêng, sắp xếp chỗ ngồi hay nội dung các em sẽ viết) có thể là một “cách mạng” tư duy đối với giáo viên, nhưng điều đó rất đáng giá. Thầy nói: “Tôi phải suy nghĩ xem đâu là những điều tôi sẵn sàng cho phép các em lựa chọn, đâu là những phần trong bài học của tôi và đâu là những phần mà tôi có thể linh hoạt hơn. Tôi biết tôi cần phải làm vậy”. Thầy tổng kết lại rằng, việc cho học sinh có cơ hội nói ra những điều mình mong muốn khiến các em cảm thấy được tôn trọng.
Bài học rút ra
Cho học sinh quyền tự chủ trong học tập mang lại cho các em cảm giác được kiểm soát đối với môi trường học tập của mình. Trong lớp học, hành động của các em không chỉ đơn giản là kết quả của áp lực từ bên ngoài mà còn phải “xuất phát từ bản thân”.
Phương pháp tăng độc lực học cho học sinh kể trên được thực hiện khá đơn giản. Thầy cô hãy tạo cơ hội cho các em được lựa chọn tham gia vào lớp học theo sở thích riêng của mình. Ví dụ, hãy cho phép học sinh lựa chọn chủ đề thảo luận nhóm trong buổi học thay vì áp đặt một chủ đề ngẫu nhiên.
2.2. Kết hợp sở thích của học sinh vào nội dung học
Nội dung thảo luận
Thầy Diasgranados không đồng tình với quan điểm: “Học sinh không có động lực” mà thay vào đó, thầy cho rằng giáo viên cần phải tìm hiểu điều gì có khả năng kích thích động lực của học sinh và sau đó tích hợp điều đó vào chương trình giảng dạy. Thầy đã đưa ra ví dụ về một học sinh lớp 3 đam mê trò chơi điện tử “Sonic the Hedgehog” và các bộ phim liên quan đến trò chơi này.
Thầy đã thiết kế bài học dựa trên niềm đam mê của học sinh trên. Ví dụ, khi dạy về truyện ngụ ngôn và truyện dân gian, thầy đều liên kết đến Sonic (nhân vật trong trò chơi). Thậm chí, thầy còn đặt tên cho các nhân vật trong bài học là Sonic, Tails và Knuckles, khiến các bạn học sinh tham gia và tương tác tích cực hơn trong lớp học.
Thầy Diasgranados cho rằng giáo viên cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng và tìm cách kết nối những điều mà học sinh quan tâm với nội dung giảng dạy. Thầy nói rằng mối quan tâm của giáo viên đến sở thích của học sinh có thể thể hiện sự quan tâm thực sự đối với các em. Điều này có thể giúp học sinh cảm thấy được tôn trọng và có động lực hơn trong việc học.
Cô Stiltner đồng tình với ý kiến này, cô cho rằng trẻ em ở mọi lứa tuổi thường cảm thấy người lớn ít lắng nghe mình. Do đó, nếu giáo viên thể hiện sự quan tâm đến ý kiến của học sinh thì có thể thu hút sự chú ý của các em và tạo động lực học tập tích cực hơn.
Bài học rút ra
Từ nội dung thảo luận trên, có thể thấy rằng việc kết nối nội dung giảng dạy với những sở thích của từng cá nhân là phương pháp tăng động lực cho học sinh rất hiệu quả. Bên cạnh đó, sự lắng nghe của thầy cô cũng quan trọng. Khi thấy người lớn thực sự quan tâm đến sở thích mình, các em sẽ cảm thấy được tôn trọng và sẵn sàng tham gia vào lớp học.
Để thực hiện phương pháp tăng động lực học cho học sinh, thầy cô có thể tham khảo các bước sau:
Bước | Nội dung |
---|---|
Thay đổi tư duy | Thay vì chỉ cho rằng “học sinh không có động lực”, thầy cô cần thay đổi tư duy sang “học sinh chưa có động lực”. Sau đó tìm hiểu điều gì có thể tạo động lực cho từng học sinh. |
Tìm hiểu mối quan tâm của học sinh | Mỗi học sinh có sở thích và động lực học tập riêng, thầy cô có thể tìm hiểu thông qua các buổi trò chuyện thân mật hoặc hỏi trực tiếp cả lớp. |
Kết nối nội dung giảng dạy với sở thích của học sinh | Điều chỉnh bài giảng sao cho gần gũi với cuộc sống thực tế và sở thích của học sinh. Thầy cô có thể sử dụng ví dụ từ thế giới thực mà học sinh quan tâm hoặc đặt tên cho các yếu tố trong bài học theo các sở thích của học sinh. |
Ở lứa tuổi học sinh, các em thường thích các trò chơi vui nhộn hay được tham gia vào các bài thách đố, thi đua với bạn bè. Để kết hợp sở thích này vào chương trình học, thầy cô có thể tham khảo phòng thi ảo FLYER. Phòng thi tích hợp “Gamification” (trò chơi hóa, áp dụng các yếu tố thiết kế từ trò chơi vào học tập), với các ưu điểm:
- Phòng thi chứa 1700+ đề thi thử Cambridge, IOE, TOEFL,…
- Học sinh được luyện cả 4 kỹ năng trên 1 nền tảng.
- Tính năng thách đấu bạn bè, trò chơi luyện từ vựng, bảng xếp hạng, bài luyện tập ngắn,…
- Giao diện đẹp mắt, vui nhộn, phù hợp với sở thích của học sinh.
- Tích hợp ứng dụng chấm điểm phần Speaking bằng AI (trí tuệ nhân tạo).
- Phiên bản ứng dụng dành cho giáo viên giúp thầy cô quản lý, theo dõi học sinh và tình trạng lớp học ở mọi lúc, mọi nơi.
2.3. Kêu gọi sự tham gia từ phụ huynh
Nội dung thảo luận
Tiếp tục buổi thảo luận, cô Stiltner và thầy Diasgranados chia sẻ về mối liên quan giữa sự tham gia từ phụ huynh với phương pháp tăng động lực học cho học sinh. Thầy Diasgranados nói rằng thầy thường bắt đầu mỗi năm học bằng việc hỏi phụ huynh về những cách mà các giáo viên trước kia đã thử và hiệu quả trong việc tạo động lực cho học sinh. Nếu không có chiến lược nào hoặc phụ huynh thấy không hiệu quả, thầy xem đó là cơ hội để trao đổi với ba mẹ của trẻ nhằm tạo ra các chiến lược phù hợp hơn.
Thầy Diasgranados cho rằng khi phụ huynh và giáo viên có cùng quan điểm, họ có thể sử dụng cách diễn đạt giống nhau với trẻ. Phụ huynh có thể nhắc nhở con về những gì con học ở trường, và giáo viên có thể nhắc nhở học sinh về những gì các em học tại nhà.
Cô Stiltner tạo mối quan hệ tích cực với phụ huynh bằng cách thông báo những thành tích của con cái họ từ đầu năm học. Cô thúc đẩy sự tham gia của phụ huynh bằng cách tổ chức các sự kiện như “lễ kỷ niệm tác giả” và cho phụ huynh xem bài tập làm văn của học sinh. Điều này giúp phụ huynh có cái nhìn rõ ràng hơn về cuộc sống học tập của con cái mình và cảm thấy rằng giáo viên tôn trọng họ.
Cả hai giáo viên đều cho rằng việc xây dựng mối quan hệ với phụ huynh giúp học sinh cảm thấy thoải mái hơn. Mối liên kết này còn cho phụ huynh cảm thấy họ đang là một phần của một đội ngũ có chung mục tiêu làm cho học sinh học tập tốt hơn.
Bài học rút ra
Phương pháp tăng động lực học cho học sinh rút ra từ nội dung thảo luận trên đó là: Kêu gọi sự tham gia từ phụ huynh. Theo đó, thầy cô cần tạo mối quan hệ tốt đẹp với phụ huynh để tạo ra sự liên kết giữa trường học và gia đình. Giáo viên cần thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối với phụ huynh và con cái của họ.
Bên cạnh đó, thầy cô nên hỏi phụ huynh về những điều có thể tạo động lực học cho các em. Câu trả lời của ba mẹ học sinh có thể mang lại những ý tưởng mới cho giáo viên, giúp tùy chỉnh phương pháp giảng dạy để phù hợp hơn với nhu cầu của các em.
3. FAQs
Động lực đóng vai trò quyết định trong việc định hình tư duy và hành vi của học sinh. Các phương pháp gia tăng động lực học cho học sinh giúp các em tham gia tích cực hơn vào quá trình học tập, thúc đẩy sự sáng tạo và cải thiện kết quả học tập.
Cho học sinh quyền tự chủ và kiểm soát trong lớp học.
Kết hợp sở thích của học sinh vào nội dung bài giảng.
Kêu gọi sự tham gia từ phụ huynh, tạo ra sự liên kết giữa trường học và gia đình.
Thời đại công nghệ số tác động không nhỏ đến việc gia tăng động lực học ở học sinh. Kỷ nguyên số mang lại cơ hội tiếp cận thông tin nhanh chóng, học tập linh hoạt qua các phương tiện công nghệ, tạo ra môi trường học tập tương tác hơn. Điều này thúc đẩy sự hứng thú của học sinh và tạo động lực học cao hơn thông qua các phương tiện số, ứng dụng học tập và tài nguyên trực tuyến.
4. Tổng kết
Trên đây, FLYER đã phân tích buổi thảo luận của thầy Diasgranados và cô Stiltner về ba phương pháp tăng động lực học tập cho học sinh. Các phương pháp này không chỉ giúp quá trình học tập của các em trở nên thú vị hơn, mà còn giúp học sinh phát triển kỹ năng tự quản lý, sáng tạo và gia tăng sự tự tin. Mong rằng thông tin trong bài viết này hữu ích với quý thầy cô. Chúc thầy cô công tác tốt, ngày càng thành công trong sự nghiệp “trồng người”!
Thầy, cô quan tâm đến ứng dụng công nghệ vào giảng dạy tiếng Anh Cambridge, TOEFL, IOE,…?
FLYER SCHOOL đem đến trải nghiệm luyện thi tiếng Anh sinh động & đa tương tác với các tính năng học tập mô phỏng game!
✅ Tiết kiệm thời gian & chi phí soạn đề với 1700+ đề thi thử Cambridge, TOEFL, IOE, BGD,…
✅ Quản lý hàng ngàn học sinh hiệu quả, tối ưu & tự động với Trang Quản lý lớp
✅ Tính năng nổi bật: Theo dõi tiến độ học tập, giao bài tập online, tạo phòng thi ảo thi đua cho học sinh, tính năng Kiểm tra đầu vào, tạo bài luyện thi ngắn,…
✅ Chấm điểm Speaking với AI (tính năng mới!)
Giảng dạy tiếng Anh theo cách thú vị, hiệu quả hơn với Phòng thi ảo FLYER ngay hôm nay!
Để được tư vấn thêm, thầy/ cô vui lòng liên hệ với FLYER qua hotline 086.879.3188
Xem thêm: