Cần làm gì nếu trẻ không muốn học tiếng Anh?

Trẻ không muốn học tiếng Anh thể hiện ở việc các em né tránh, sợ hãi, chán nản khi học hay làm bài tập. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ không thích học tiếng Anh và nên làm thế nào để tăng hứng thú cho trẻ? Ngay bây giờ, FLYER sẽ đưa ra câu trả lời!

1. Nguyên nhân có thể khiến trẻ không muốn học tiếng Anh

Đầu tiên, để giúp trẻ yêu thích việc học tiếng Anh hơn, cha mẹ nên tìm hiểu đâu thực sự là nguyên nhân khiến các em không muốn học. Việc trẻ không thích học tiếng Anh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: Không tìm được sự thích thú khi học tiếng Anh, phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp hoặc có thể do trẻ chưa rõ mục đích học tiếng Anh.

1.1. Không tìm được sự thích thú khi học

Môi trường học tập ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Theo đó, trẻ có thể không muốn học tiếng Anh do căng thẳng, sợ bị cô giáo phạt, áp lực từ cha mẹ hoặc trẻ chưa thể theo được các nội quy trên lớp học. Do đó, hãy tạo cho trẻ một môi trường học tiếng Anh thật sự thoải mái, vui vẻ, “học mà chơi” để trẻ có thể thấy hứng thú. Trong các buổi học có thể lồng ghép các trò chơi, câu đố, các video để tránh gây áp lực cho trẻ.

Trẻ có thể không muốn học tiếng Anh do căng thẳng, sợ bị cô giáo phạt hoặc trẻ chưa thể theo được các nội quy trên lớp học. 
Trẻ có thể không muốn học tiếng Anh do căng thẳng, sợ bị cô giáo phạt hoặc trẻ chưa thể theo được các nội quy trên lớp học. 

1.2. Phương pháp giảng dạy chưa phù hợp

Tiếng Anh là môn học đặc biệt mà thầy cô và cha mẹ cần chú ý đến phương pháp giảng dạy cho con. Đừng bắt trẻ đọc những cuốn sách thật dày hay học một loạt những ngữ pháp khô khan. Hãy linh động trong phương pháp giảng dạy, kết hợp nhiều công cụ hỗ trợ như cho trẻ xem các phim hoạt hình tiếng Anh, cho trẻ học qua tranh, học qua những cuốn truyện tranh ngắn hay cho trẻ học qua các app phù hợp.

Cần lựa chọn phương pháp giảng dạy tiếng Anh phù hợp với trẻ.
Cần lựa chọn phương pháp giảng dạy tiếng Anh phù hợp với trẻ.

1.3. Trẻ không có động lực để học tiếng Anh

Một nguyên nhân có thể khiến trẻ không thích học tiếng Anh là do trẻ chưa thực sự hiểu mình học để làm gì? Có lẽ thầy cô và cha mẹ chưa thực sự giải thích kỹ lưỡng về mục đích, lợi ích của việc học tiếng Anh cho trẻ. Cần chia sẻ và tạo động lực cho trẻ mới giúp các em muốn học tiếng Anh hơn. 

Sau khi tìm ra nguyên nhân khiến trẻ không muốn học tiếng Anh, cha mẹ nên áp dụng một số phương pháp để tăng hứng thú học cho trẻ.

2. Cần làm gì để giúp trẻ thích học tiếng Anh hơn?

2.1. Nêu rõ mục đích học tiếng Anh cho trẻ

Thầy cô và cha mẹ hãy giải thích, nêu rõ những mục đích và lợi ích của việc học tiếng Anh cho trẻ. Thực tế, có thể mục đích mà cha mẹ mong muốn đối với mỗi trẻ là không giống nhau. Tuy nhiên, nhìn chung việc học tiếng Anh trong xã hội hiện đại là điều cần thiết để hội nhập, khám phá những kiến thức và điều mới, để có nhiều cơ hội hơn và tương lai rộng mở hơn. Bằng cách chia sẻ những điều này với trẻ, cha mẹ và thầy cô sẽ tạo được động lực, sự thích thú để trẻ muốn học tiếng Anh hơn.

Cha mẹ hãy giải thích, nêu rõ những mục đích và lợi ích của việc học tiếng Anh cho trẻ.
Cha mẹ hãy giải thích, nêu rõ những mục đích và lợi ích của việc học tiếng Anh cho trẻ.

2.2. Lên mục tiêu và kế hoạch rõ ràng

Để giúp trẻ thích học tiếng Anh hơn, cha mẹ cũng nên đặt mục tiêu và lên kế hoạch học tập rõ ràng. Phụ huynh hãy lên kế hoạch một cách chi tiết dựa trên sở thích, thời gian học tập trên lớp của trẻ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Ví dụ: Mục tiêu của mỗi tuần là trẻ cần học được 35 từ vựng chủ đề con vật. Mỗi ngày trẻ cần học được 5 từ vựng từ việc xem phim hoạt hình tiếng Anh hoặc đọc truyện tranh.

Xây dựng kế hoạch học tập
Xây dựng kế hoạch và đặt những mục tiêu nhỏ

Sau khi đặt mục tiêu lớn, phụ huynh nên chia nhỏ các mục tiêu để trẻ dễ thực hiện hơn.

Ví dụ: Thay vì bắt con làm cả một bài tập dài mỗi ngày. Hãy để con tự điều chỉnh độ dài cũng như số lượng bài tập phù hợp với lịch học từng buổi.

Hãy cho trẻ chia nhỏ bài để làm dần ở mức độ hợp lý. Phụ huynh không nên ép trẻ học quá nhiều để nhanh chóng đạt mục tiêu. Như vậy có thể khiến trẻ bị áp lực, sợ hãi khi học tiếng Anh. Thực tế, học tiếng Anh là một hành trình dài, cha mẹ không nên “đốt cháy giai đoạn”.

Bên cạnh đó, khi xây dựng kế hoạch học tập, cha mẹ cũng nên có những buổi kiểm tra lại từ vựng cũ mà trẻ đã học để trẻ ghi nhớ các từ lâu hơn.

Xem thêm: Cambridge gợi ý cách lập kế hoạch học tiếng Anh tại nhà

2.3. Xây dựng thói quen cho trẻ

Việc xây dựng và tạo được thói quen học tập sẽ đem lại hiệu quả rất tốt. Hãy giúp trẻ tạo thói quen học tiếng Anh mỗi ngày. Mỗi ngày không nên ép trẻ học quá nhiều.

Ví dụ: Mỗi ngày học 5 từ vựng, mỗi ngày xem một video 3 phút, mỗi ngày làm 3 bài tập,…Chỉ cần giúp trẻ hình thành thói quen học mỗi ngày một chút và duy trì đều đặn để đạt hiệu quả.

Xây dựng thói quen cho trẻ từ những hoạt động hàng ngày

2.4. Tìm và sử dụng phương pháp dạy phù hợp

Như đã nói ở trên, không nên dạy trẻ theo phương pháp truyền thống với những quyển sách dày và những trang bài tập dài đằng đẵng. Hãy tìm hiểu xem trẻ thích học theo phương pháp nào. Mỗi trẻ có thể có sở thích khác nhau. Có trẻ sẽ thích xem video hơn, có trẻ lại thích đọc truyện tranh hơn, có trẻ lại thích học qua app,…

Cha mẹ hãy lắng nghe con, lựa chọn phương pháp dạy & học phù hợp nhất.
Cha mẹ hãy lắng nghe con, lựa chọn phương pháp dạy & học phù hợp nhất.

Hiện nay, có rất nhiều trang web và app học tiếng Anh cho trẻ như: LearningEnglish Kid, Playtime, FLYER, Gus on the Go,…Trong đó, FLYER là một nền tảng giúp nâng cao các kỹ năng tiếng Anh cho trẻ từ 6-15 tuổi thông qua hàng trăm đề thi trực tuyến. Không giống với đa số công cụ khác, FLYER giúp trẻ “học mà chơi” với những tương tác với bài thi được game hóa. Không chỉ vậy, FLYER còn có những tính năng giúp đánh giá sự tiến bộ của trẻ trên khung chuẩn ngôn ngữ châu Âu.

2.5. Lắng nghe, trở thành bạn đồng hành cùng con

Có nhiều trường hợp cha mẹ nghĩ rằng những điều mình nghĩ thực sự tốt cho con nhưng lại không thực sự hiểu trẻ thích gì và cần gì ở lứa tuổi đó. Cha mẹ hãy lắng nghe con và lựa chọn phương pháp dạy phù hợp nhất để tạo hứng thú cho con học tiếng Anh. 

Bên cạnh đó, cha mẹ hãy trở thành người bạn đồng hành của con. Hãy là người cùng con khám phá môn ngoại ngữ này bằng cách cùng con tham gia các trò chơi tương tác, cùng con giải câu đố tiếng Anh, cùng con vẽ tranh, cùng con xem phim hoạt hình tiếng Anh, cùng con học từ mới và giúp con giải đáp những thắc mắc. Khi đồng hành cùng con, cha mẹ nên nhẹ nhàng, chia sẻ để không tạo áp lực cho con. 

Hãy lắng nghe & trở thành những người bạn của con

Ngoài ra, cha mẹ hãy cùng con sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống hằng ngày để trẻ có cơ hội được thực hành. Hãy cùng con nói tiếng Anh với những từ ngữ đơn giản, những chủ đề vui nhộn mà trẻ thích. Phụ huynh đừng quên động viên, khích lệ con để tạo hứng thú cho trẻ khi học tiếng Anh.

3. Kết luận

Nhìn chung, có khá nhiều nguyên nhân khiến trẻ không muốn học tiếng Anh. Cha mẹ hãy trò chuyện cùng con để hiểu con hơn và có những phương pháp giúp trẻ yêu thích việc học tiếng Anh. Đừng bắt trẻ làm điều mà cha mẹ muốn, hãy đưa ra nhiều phương án để trẻ lựa chọn và lên kế hoạch cụ thể cho phương án đó. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp phụ huynh và thầy cô có những cách hiệu quả để giúp trẻ thích học tiếng Anh hơn.

Ba mẹ mong muốn con rinh chứng chỉ Cambridge, TOEFL Primary,…?

Tham khảo ngay gói luyện thi tiếng Anh trên Phòng thi ảo FLYER – Con giỏi tiếng Anh tự nhiên, không gượng ép!

✅ Truy cập 1700+ đề thi thử & bài luyện tập mọi cấp độ Cambridge, TOEFL, IOE, thi vào chuyênm,,,

Học hiệu quả mà vui với tính năng mô phỏng game độc đáo như thách đấu bạn bè, games từ vựng, quizzes,…

✅ Chấm, chữa bài luyện Nói chi tiết với AI Speaking

Theo sát tiến độ học của con với bài kiểm tra trình độ định kỳ, báo cáo học tập, app phụ huynh riêng

Tặng con môi trường luyện thi tiếng Anh ảo, chuẩn bản ngữ chỉ chưa đến 1,000VNĐ/ngày!

>>>Xem thêm:

Comments

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Kim Xuyến
Kim Xuyến
"The future depends on what we do in the present." (Mahatma Gandhi)

Related Posts